Ngân hàng Trung ương Singapore đề xuất hạn chế đối với các nhà cung cấp dịch vụ crypto cho phép khách hàng cá nhân tham gia vào các dịch vụ lending và staking.
Các nhà cung cấp dịch vụ crypto tại Singapore sẽ cần gửi tài sản kỹ thuật số của khách hàng vào một quỹ tín thác do pháp luật quy định trước cuối năm, nhằm bảo vệ tài sản sau sự sụp đổ của FTX vào tháng 11/2022.
Quốc gia này cũng sẽ đề xuất cấm nhà đầu tư cá nhân sử dụng dịch vụ lending và staking crypto, nhưng nhà đầu tư tổ chức và có giấy chứng nhận vẫn có thể tiếp tục sử dụng những dịch vụ nêu trên.
Cơ quan quản lý cho biết:
Thông tin trên được Ngân hàng Trung ương Singapore (MAS) tuyên bố trên trang chủ vào chiều ngày 03/07/2023, theo giờ Việt Nam.
MAS đã tiến hành cuộc tham vấn cộng đồng về các biện pháp nâng cao để bảo vệ khách hàng, được khởi xướng vào tháng 10/2022 ngay trước khi FTX sụp đổ sau đó 1 tháng.
Phát biểu nguyên nhân dẫn đến đề xuất của mình, MAS cho biết:
Angela Ang, Cố vấn Chính sách Cao cấp của công ty bảo mật blockchain TRM Labs và cựu quản lý MAS, nhận xét:
Tuy nhiên, MAS còn cho biết đề xuất về việc cấm các công ty crypto cung cấp dịch vụ lending và staking cho khách hàng cá nhân có thể thay đổi trong tương lai.
Cam kết của Singapore đối với việc hỗ trợ các công nghệ trong lĩnh vực nhằm cải thiện hệ thống tài chính truyền thống hiện tại sẽ đi đôi với mục tiêu "cứng rắn không ngừng nghỉ" đối với các hành vi gian lận, lừa đảo.
Đây là động thái “cứng rắn” mới nhất diễn ra chưa đầy 2 tuần sau khi MAS đề xuất khuôn khổ pháp lý mới cho các loại tiền kỹ thuật số.
Trước đó vào ngày 21/06, cơ quan này cũng đề xuất thử nghiệm một đồng tiền số có tên Purpose Bound Money (PBM) cùng nhiều Ngân hàng Trung ương khác và các tập đoàn thương mại điện tử như Amazon, Grab.
Việc Singapore đưa ra các biện pháp này sau cuộc tham vấn nhằm thắt chặt pháp lý đối với tài sản kỹ thuật số. Trong khi đó, những địa phương khác như Hong Kong đang cố gắng thu hút sự tham gia của cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực này từ ngày 01/06/2023, với mục tiêu trở thành trung tâm blockchain của thế giới.
Quan chức Hong Kong thậm chí còn chủ động mời gọi Coinbase khi sàn này đang phải đối mặt với vụ kiện với SEC.
Các nhà cung cấp dịch vụ crypto tại Singapore sẽ cần gửi tài sản kỹ thuật số của khách hàng vào một quỹ tín thác do pháp luật quy định trước cuối năm, nhằm bảo vệ tài sản sau sự sụp đổ của FTX vào tháng 11/2022.
Quốc gia này cũng sẽ đề xuất cấm nhà đầu tư cá nhân sử dụng dịch vụ lending và staking crypto, nhưng nhà đầu tư tổ chức và có giấy chứng nhận vẫn có thể tiếp tục sử dụng những dịch vụ nêu trên.
Cơ quan quản lý cho biết:
"Điều này nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro mất mát hoặc lạm dụng tài sản của khách hàng và tạo điều kiện phục hồi tài sản của khách hàng trong trường hợp một nhà cung cấp dịch vụ DPT (token thanh toán số hoặc tiền điện tử) phá sản."
Thông tin trên được Ngân hàng Trung ương Singapore (MAS) tuyên bố trên trang chủ vào chiều ngày 03/07/2023, theo giờ Việt Nam.
MAS đã tiến hành cuộc tham vấn cộng đồng về các biện pháp nâng cao để bảo vệ khách hàng, được khởi xướng vào tháng 10/2022 ngay trước khi FTX sụp đổ sau đó 1 tháng.
Phát biểu nguyên nhân dẫn đến đề xuất của mình, MAS cho biết:
"Các chính sách quy định riêng lẻ không thể bảo vệ người tiêu dùng tránh khỏi thiệt hại vì tính rủi ro cực kỳ cao và tính chất đầu cơ của giao dịch token thanh toán kỹ thuật số...
Không chỉ vậy, người dùng còn phải liên tục cảnh giác tuyệt đối khi giao dịch."
Angela Ang, Cố vấn Chính sách Cao cấp của công ty bảo mật blockchain TRM Labs và cựu quản lý MAS, nhận xét:
"Đề xuất hạn chế truy cập crypto của người dùng không phải là điều bất ngờ đối với bất kỳ ai theo dõi thị trường Singapore...
Quyết định của MAS để từ chối một số đề xuất, chẳng hạn như yêu cầu một người giám hộ độc lập cho tài sản của khách hàng, cho thấy họ lắng nghe lĩnh vực và nhạy cảm với các yếu tố thực tế như thiếu người giám hộ bên thứ ba."
Tuy nhiên, MAS còn cho biết đề xuất về việc cấm các công ty crypto cung cấp dịch vụ lending và staking cho khách hàng cá nhân có thể thay đổi trong tương lai.
"MAS sẽ theo dõi sự phát triển của thị trường và nhận thức về rủi ro của người dùng khi thị trường tiến triển, và sẽ tiến hành các biện pháp để đảm bảo những giải pháp của chúng tôi vẫn cân bằng và thích hợp."
Cam kết của Singapore đối với việc hỗ trợ các công nghệ trong lĩnh vực nhằm cải thiện hệ thống tài chính truyền thống hiện tại sẽ đi đôi với mục tiêu "cứng rắn không ngừng nghỉ" đối với các hành vi gian lận, lừa đảo.
Đây là động thái “cứng rắn” mới nhất diễn ra chưa đầy 2 tuần sau khi MAS đề xuất khuôn khổ pháp lý mới cho các loại tiền kỹ thuật số.
Trước đó vào ngày 21/06, cơ quan này cũng đề xuất thử nghiệm một đồng tiền số có tên Purpose Bound Money (PBM) cùng nhiều Ngân hàng Trung ương khác và các tập đoàn thương mại điện tử như Amazon, Grab.
Việc Singapore đưa ra các biện pháp này sau cuộc tham vấn nhằm thắt chặt pháp lý đối với tài sản kỹ thuật số. Trong khi đó, những địa phương khác như Hong Kong đang cố gắng thu hút sự tham gia của cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực này từ ngày 01/06/2023, với mục tiêu trở thành trung tâm blockchain của thế giới.
Quan chức Hong Kong thậm chí còn chủ động mời gọi Coinbase khi sàn này đang phải đối mặt với vụ kiện với SEC.