Một khách hàng từng hỏi tôi trước khi mở tài khoản giao dịch ngoại hối rằng: “Theo anh thì tôi cần có bao nhiêu tiền trong tài khoản để có thể kiếm 100 đô-la mỗi ngày?” và trước khi tôi trả lời anh ta còn thêm: “Liệu 10,000 đô-la có đủ không?” Mong muốn xác định một con số lợi nhuận cụ thể cho kế hoạch kinh doanh của một người là có thể hiểu được. Nhưng bạn không nhất thiết phải đạt được nó ngay từ khi mới bắt đầu.
Khi giao dịch các đồng tiền, chúng ta không thực sự mua và bán chúng (việc giao nhận tiền mặt không bao giờ diễn ra) mà chúng ta mua và bán rủi ro hối đoái và thu được lợi nhuận từ việc đó. Bởi vậy bạn luôn phải bắt đầu với câu hỏi: “Tôi cần bao nhiêu tiền để có thể thực hiện được chiến lược kinh doanh của mình đồng thời quản lý được rủi ro?”
Phần lớn những nhà kinh doanh mới bắt đầu đã thất bại bởi vì họ đã bỏ ra số tiền quá nhỏ để có thể cảm thấy hối tiếc nếu mất chúng và vì thế họ không quan tâm đúng mức tới việc quản lý rủi ro. Mặt khác, các số liệu thống kê cũng cho thấy trong số những người kinh doanh có lãi thì những người bỏ ra nhiều tiền hơn lại thường kiếm được ít lợi nhuận hơn. Và lợi nhuận tuy thấp hơn nhưng lại được duy trì đều đặn hơn. Tôi xem đây là cơ sở cho thấy mức độ phù hợp của lượng tiền nên bỏ ra: những khách hàng có được kết quả kinh doanh ổn định rất quan tâm tới quản lý rủi ro, nhưng lại không theo đuổi lợi nhuận trong chốc lát và cũng không hy vọng sẽ trở nên giàu có trong một sớm một chiều (như một quy luật, họ là những người đã tích lũy được chút vốn ban đầu và mong muốn có một nguồn lợi nhuận ổn định).
Các quỹ đầu tư lớn thường dành 10-15% vốn của mình vào các tài sản tài chính phát sinh, đặc biệt là thị trường Ngoại hối. Cơ cấu của chúng thường bao gồm một bộ phận phân tích có trách nhiệm phân tích thị trường và đưa ra các báo cáo đánh giá để sử dụng nội bộ cũng như phát hành ra bên ngoài, cùng với đó là bộ phận kinh doanh, chịu trách nhiện thực hiện các giao dịch theo tư vấn của các chuyên gia thuộc bộ phận phân tích. Thực ra một nhà kinh doanh cá nhân cũng là một ‘quỹ đầu tư’ nhỏ, anh ta vừa là chuyên gia phân tích vừa là người thực hiện giao dịch. Nhưng đây thực sự là một nhiệm vụ khó khăn. Khi một người phải làm tất cả mọi việc, anh ta cần phải có tính kỷ luật rất cao mới có thể xác định được đâu là điểm kết thúc của công việc phân tích và đâu là điểm bắt đầu của việc thực hiện chiến lược giao dịch.
Với nguyên tắc đó trong đầu, trước hết chúng ta hãy thử đóng vai trò một nhà phân tích. Nếu chúng ta giao dịch một cách ngẫu nhiên thì khả năng có lợi nhuận của chúng ta sẽ là gần 50/50. Khi có chiến lược kinh doanh, chúng ta nâng khả năng thành công lên, ví dụ khoảng 10% và tỷ lệ này bây giờ là 60% so với 40% khả năng thất bại, có nghĩa là trong dài hạn ta cứ thực hiện 10 giao dịch thì 6 trong số đó mang lại lợi nhuận còn 4 thì gây thua lỗ. Chúng ta cũng có thể giả định rằng lợi nhuận hay thua lỗ dự kiến trong mỗi giao dịch là 20 điểm phần trăm (mặc dù lợi nhuận dự kiến nên được đặt ở mức cao hơn so với thua lỗ dự kiến). Với số dư ban đầu là 10,000 đô-la, chúng ta sẽ thực hiện giao dịch với khối lượng 1 lô chẵn.
Sẽ không khó để làm một vài phép tính để thấy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thực hiện một giao dịch mỗi ngày trong vòng một tháng (25 ngày giao dịch):
0.6 × 25 × 200 – 0.4 × 25 × 200 = 3,000 – 2,000 = $1,000
Liệu chúng ta có thể kiếm được 10% lợi nhuận một tháng? Có, điều đó rất có thể xảy ra dù chúng ta chỉ giao dịch với tần suất thấp và khả năng lợi nhuận thu được không cao, như là giả thuyết trên. Chắc hẳn rất nhiều người sẽ không thích khoản thua lỗ 2,000 đô-la bởi nếu không có nó lợi nhuận thu được đã là 3,000 đô-la! Không may thay, đó là cái giá phải trả cho thành công trên thị trường, và lợi nhuận hay thua lỗ đều gắn chặt với rủi ro.
10-15% lợi nhuận mỗi tháng là mục tiêu đầu tư khá thực tế trên thị trường Ngoại hối và hiếm có người có thể làm tốt hơn thế. Tuy nhiên, bạn cũng cần đặt ra mục tiêu trong dài hạn, ví dụ như là một năm vì không phải tháng nào cũng cho ra lợi nhuận như nhau. Thực tế cho thấy, với một chiến lược quản lý rủi ro hợp lý, nhà kinh doanh không nên kỳ vọng quá 80-120% lợi nhuận trên số tiền bỏ ra mỗi năm.
Khi giao dịch các đồng tiền, chúng ta không thực sự mua và bán chúng (việc giao nhận tiền mặt không bao giờ diễn ra) mà chúng ta mua và bán rủi ro hối đoái và thu được lợi nhuận từ việc đó. Bởi vậy bạn luôn phải bắt đầu với câu hỏi: “Tôi cần bao nhiêu tiền để có thể thực hiện được chiến lược kinh doanh của mình đồng thời quản lý được rủi ro?”
Phần lớn những nhà kinh doanh mới bắt đầu đã thất bại bởi vì họ đã bỏ ra số tiền quá nhỏ để có thể cảm thấy hối tiếc nếu mất chúng và vì thế họ không quan tâm đúng mức tới việc quản lý rủi ro. Mặt khác, các số liệu thống kê cũng cho thấy trong số những người kinh doanh có lãi thì những người bỏ ra nhiều tiền hơn lại thường kiếm được ít lợi nhuận hơn. Và lợi nhuận tuy thấp hơn nhưng lại được duy trì đều đặn hơn. Tôi xem đây là cơ sở cho thấy mức độ phù hợp của lượng tiền nên bỏ ra: những khách hàng có được kết quả kinh doanh ổn định rất quan tâm tới quản lý rủi ro, nhưng lại không theo đuổi lợi nhuận trong chốc lát và cũng không hy vọng sẽ trở nên giàu có trong một sớm một chiều (như một quy luật, họ là những người đã tích lũy được chút vốn ban đầu và mong muốn có một nguồn lợi nhuận ổn định).
Các quỹ đầu tư lớn thường dành 10-15% vốn của mình vào các tài sản tài chính phát sinh, đặc biệt là thị trường Ngoại hối. Cơ cấu của chúng thường bao gồm một bộ phận phân tích có trách nhiệm phân tích thị trường và đưa ra các báo cáo đánh giá để sử dụng nội bộ cũng như phát hành ra bên ngoài, cùng với đó là bộ phận kinh doanh, chịu trách nhiện thực hiện các giao dịch theo tư vấn của các chuyên gia thuộc bộ phận phân tích. Thực ra một nhà kinh doanh cá nhân cũng là một ‘quỹ đầu tư’ nhỏ, anh ta vừa là chuyên gia phân tích vừa là người thực hiện giao dịch. Nhưng đây thực sự là một nhiệm vụ khó khăn. Khi một người phải làm tất cả mọi việc, anh ta cần phải có tính kỷ luật rất cao mới có thể xác định được đâu là điểm kết thúc của công việc phân tích và đâu là điểm bắt đầu của việc thực hiện chiến lược giao dịch.
Với nguyên tắc đó trong đầu, trước hết chúng ta hãy thử đóng vai trò một nhà phân tích. Nếu chúng ta giao dịch một cách ngẫu nhiên thì khả năng có lợi nhuận của chúng ta sẽ là gần 50/50. Khi có chiến lược kinh doanh, chúng ta nâng khả năng thành công lên, ví dụ khoảng 10% và tỷ lệ này bây giờ là 60% so với 40% khả năng thất bại, có nghĩa là trong dài hạn ta cứ thực hiện 10 giao dịch thì 6 trong số đó mang lại lợi nhuận còn 4 thì gây thua lỗ. Chúng ta cũng có thể giả định rằng lợi nhuận hay thua lỗ dự kiến trong mỗi giao dịch là 20 điểm phần trăm (mặc dù lợi nhuận dự kiến nên được đặt ở mức cao hơn so với thua lỗ dự kiến). Với số dư ban đầu là 10,000 đô-la, chúng ta sẽ thực hiện giao dịch với khối lượng 1 lô chẵn.
Sẽ không khó để làm một vài phép tính để thấy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thực hiện một giao dịch mỗi ngày trong vòng một tháng (25 ngày giao dịch):
0.6 × 25 × 200 – 0.4 × 25 × 200 = 3,000 – 2,000 = $1,000
Liệu chúng ta có thể kiếm được 10% lợi nhuận một tháng? Có, điều đó rất có thể xảy ra dù chúng ta chỉ giao dịch với tần suất thấp và khả năng lợi nhuận thu được không cao, như là giả thuyết trên. Chắc hẳn rất nhiều người sẽ không thích khoản thua lỗ 2,000 đô-la bởi nếu không có nó lợi nhuận thu được đã là 3,000 đô-la! Không may thay, đó là cái giá phải trả cho thành công trên thị trường, và lợi nhuận hay thua lỗ đều gắn chặt với rủi ro.
10-15% lợi nhuận mỗi tháng là mục tiêu đầu tư khá thực tế trên thị trường Ngoại hối và hiếm có người có thể làm tốt hơn thế. Tuy nhiên, bạn cũng cần đặt ra mục tiêu trong dài hạn, ví dụ như là một năm vì không phải tháng nào cũng cho ra lợi nhuận như nhau. Thực tế cho thấy, với một chiến lược quản lý rủi ro hợp lý, nhà kinh doanh không nên kỳ vọng quá 80-120% lợi nhuận trên số tiền bỏ ra mỗi năm.