Nam sinh hùng biện về việc học hết lớp 9 là đủ

[video=youtube;XjUSOYcIQjM]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=XjUSOYcIQjM#![/video]

Sự trăn trở của kẻ lười biếng- clip luận bàn về những bất cập của nền giáo dục Việt Nam đang gây “bùng nổ” tranh luận cho cư dân mạng. Xuất hiện từ ngày 13/4, video của bạn trai tự nhận mình là học sinh lớp 12 này đã thu hút được hơn 150.000 lượt xem với hơn 5000 like (chỉ tính trên Youtube). Rất đông các website khác đã đồng loạt share lại clip khiến số lượng kết quả tìm kiếm cho cụm từ “Sự trăn trở của kẻ lười biếng” lên tới gần 80 nghìn.
[FONT=Arial !important]
su-tran-tro-cua-mot-ke-luoi-bieng-1.jpg
[/FONT]​
"Kẻ lười biếng" hùng hồn hùng biện cho quan điểm về sự bất cấp trong giáo dục của mình. Ảnh chụp màn hình.
Vì sao video của một “kẻ lười biếng” lại có sức mạnh gây chấn động cộng đồng đến thế? Câu trả lời là, nó đã thể hiện rất thẳng thắn quan điểm trái chiều của một nam sinh lớp 12 về nền giáo dục nước nhà. Trong đó, học sinh này cho rằng, giáo dục Việt Nam hiện nay đang mắc nhiều bệnh nhức nhối như: thừa kiến thức, bệnh thành tích, cách dạy lạc hậu… gây tâm lí đối phó, thụ động cho học sinh. Tất cả những quan điểm đó được chàng điển phân tích, lập luận rất sắc sảo, logic, với giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể đầy hùng hồn, mạnh mẽ.Thừa nhận rằng tất cả những kiến thức chúng ta phải học đều là kiến thức ta nên biết và nếu chối bỏ có nghĩa là ta đã tự tay bóp chết tương lai nhân loại. Tuy nhiên, nam sinh này cho rằng, với mỗi con người khác nhau, mức đồ cần thiết của các kiến thức đó cũng khác. “Con người ta sinh ra là khác nhau, tại sao tất cả lại phải phát triển theo cùng một hướng giống nhau?”, cậu học trò hùng hồn đặt câu hỏi.Nam sinh này mạnh bạo khẳng định rằng, có quá nhiều kiến thức không cơ bản đang được giảng dạy trong nhà trường. Táo bạo hơn, cậu bạn còn lớn giọng phát biểu quan điểm cá nhân: Học đến lớp 9 là đủ.“Vì sao lại là lớp 9? Vì tôi tin rằng tuổi 14, 15 đã xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình… Một kỹ sư vật lý liệu có cần phân tích hình tượng nghệ thuật trong một bài văn hay không? Một nhà văn có cần biết phương trình của một loạt các phản ứng hóa học?... Tôi không tin có một nghề nào cần đến toàn bộ kiến thức THPT…”, nam sinh phân tích.Để tiếp tục lí giải cho sự không cần thiết của hệ thống kiến thức ở rất nhiều lĩnh vực: Toán, lý, hóa, văn, sử, địa… mà học sinh phải học trong suốt 3 năm cấp 3, nam sinh này chỉ ra rằng, rất nhiều kiến thức này sau khi ra trường sẽ trở nên vô nghĩ, bị lãng quên.Lấy luận cứ: “Giáo viên hay giáo sư cũng đi theo một vài kiến thức chuyên môn của mình”, cậu bạn thẳng thắn đặt câu hỏi: “Vậy tại sao học sinh lại phải đáp ứng bài tập, bài học của hơn một chục môn?”.
[FONT=Arial !important]
su-tran-tro-cua-mot-ke-luoi-bieng-3.jpg
[/FONT]​
Luận điệu sắc bén, ngôn ngữ cơ thể được sử dụng triệt để, mạnh mẽ khiến bài "thuyết trình" của "Kẻ lười biếng" càng thuyết phục được số đông người. Ảnh chụp màn hình.
Không phủ nhận rằng, biết nhiều thì tốt nhưng nam sinh này cho rằng, cái quan trọng là “anh làm được bao nhiêu với những gì anh biết chứ không phải là anh biết được bao nhiêu”. Đồng nghĩa với nó là kiến thức chỉ có ích khi áp dụng và học phải đi đôi với hành, có hành mới có hứng. Trong khi đó, kiến thức sách giáo khoa hiện tại lại “toàn lý thuyết, thiếu thực tiễn, nhiều chỗ mang tính chất hàn lâm”.Tiếp đó, nam sinh này chỉ ra bệnh thành tích và hình thức của giáo dục hiện nay và nguyên do là từ điểm số, bằng cấp. Bạn trai ấy cho rằng, việc lấy điểm để đánh giá học sinh đã gây ra tình trạng trò học để đối phó với sức ép của gia đình, nhà trường chứ không phải xuất phát từ mong muốn học để lấy kiến thức. Cũng vì điểm số mà học sinh “sung sướng mỗi khi được nghỉ học” và “phát ớn” với các kì thi. Theo “diễn giả” này, lấy điểm số làm thước đo giá trị bản thân là không đáng có. Bởi lẽ, giá trị đó là hão huyền vì bị ảnh hưởng bởi cảm tính, hoặc sự gian lận. Hơn nữa, điểm số chỉ đánh giá được khả năng ghi nhớ của học sinh với hệ thống kiến thức đã có sẵn trong sách chứ không thể hiện được những khả năng khác.Nam sinh này kêu gọi mọi người hãy gạt bỏ sự sĩ diện với các điểm số và “đừng trả tiền 10 năm để lấy được một tấm vé thông hành mà chính chúng ta phải được đào tạo để lái con tàu cuộc đời mình”. Những người đang nắm trong tay quyền hành cũng được “kẻ lười biếng” khẩn thiết mong mỏi thay đổi quan điểm và hành động ngay vì những chủ nhân tương lai đất nước.Khép lại bài hùng biện hào sảng của mình, nam sinh lớp 12 chỉ ra một hành động thiết thực nhất mà “những người nắm trong tay quyền hành” có thể làm ngay để thay đổi thực trạng bất cập là bỏ kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông. “Chương trình học vô bổ như thế nào giờ thì ai cũng rõ và không ai muốn một kì thi khiên cưỡng lại quyết định số phận của mình. Một kì thi đại học là quá đủ rồi… Bỏ thi tốt nghiệp càng sớm bao nhiêu thì càng có lợi cho sức khỏe của mọi người, lợi ích về kinh... bấy nhiêu”, nam sinh hùng hồn tuyên bố.Tất cả những luận điểm về sự thừa kiến thức, bệnh hình thức, thành tích của nền giáo dục mà “kẻ lười biếng” chỉ ra đã nhận được vô vàn sự đồng tình của cư dân mạng.
[FONT=Arial !important]
su-tran-tro-cua-mot-ke-luoi-bieng-2.jpg
[/FONT]​
Cư dân mạng rầm rầm bàn tán về luận điểm của "kẻ lười biếng" được nêu trong clip này. Ảnh chụp màn hình.
Nhiều học sinh khi xem xong clip “Sự trăn trở của kẻ lười biếng” cũng thấy hình ảnh của mình trong đó. Họ nhận ra những quan điểm được chia sẻ trong video này cũng là điều mình băn khoăn bấy lâu.“Bạn nói rất đúng. Mình đã trải nghiệm được tất cả những gì bạn ấy nói nhưng việc thực hiện nó thì luôn bi hạn chế bởi những kì kiểm tra. Mình muốn hiểu mọi thứ một cách từ từ, hứng thú và đầy đủ… nhưng thầy cô dạy quá nhanh dạy cho đủ tiết, kịp chương trình… Tất cả đều dẫn đến một mục đính là để thi. Bản thân mình cũng đang chạy theo thành tích, học đối phó. Nhưng để không đối phó thì đó là một vấn đề lớn. Đến bây giờ mình vẫn chưa tìm ra lối thoát cho bản thân…”, Như Quỳnh tâm huyết chia sẻ.Sơn Nguyễn, một du học sinh cũng đồng tình rằng việc học 16 năm với nền giáo dục Việt Nam chưa kiến bạn nhận nhận ra được cái cốt lõi của việc học. Nguyễn Minh thì cho rằng, clip chỉ ra đúng thực trạng đang diễn ra ở trường của bạn ấy và nhiều trường khác là “bệnh thành tích”. Theo Minh, căn bệnh này đã gây áp lực rất lớn cho bản thân bạn ấy, khiến Minh phải lao vào học để đối phó với các kì thi.Sơn và Minh cùng rất nhiều cư dân khác đã tán dương clip của “kẻ lười biếng” và cho rằng nó đáng được chia sẻ rộng rãi để các thế hệ cùng suy ngẫm.Tuy nhiện được sự ủng hộ khá hùng hậu từ cộng động mạng như “Sự băn khoăn của kẻ lười biếng” cũng vấp phải những ý kiến trái chiều.Để “đả phá” lại luận điểm thừa kiến thức trong chương trình học cấp 3, Kim Anh Nguyễn cho rằng: “Không cần thiết, không có nghĩa là không phải học. Học để làm người hoàn thiện. Nếu ai cũng chỉ học vì đam mê của mình thì xã hội sẽ bị thiếu nhân lực trong một ngành nào đó…”.Đồng tình với quan điểm của trên, Lê Hiệp cho rằng, vấn đề bất cập của giáo dục Việt Nam không phải là do hệ thống kiến thức quá dàn trải trong cấp 3 mà cốt lõi ở ý thức của học sinh. Nếu học sinh có đam mê và nhận thức được nó thì sẽ theo đuổi. Người không có đam mê sẽ học theo những gì giáo dục dạy. Nền giáo dục hiện nay đã giúp định hướng cho các bạn trẻ để tránh tình trạng ai thích gì thì làm nấy, không có kỉ cương, quy củ.Dù những luồng ý kiến có đối lập nhau thế nào thì ai khi xem xong clip này cũng phải gật gù thán phục: “Bạn trai này thuyết trình thuyết phục quá”.
 
Last edited by a moderator:
đấy là tớ nói phần mấy phút đầu clip mà, xem mà tưởng nó đnag diễn kịch :m122:
Khúc sau thì kiểm soát chân tay có vẻ đỡ hơn :m122:


- - - Updated - - -



Chỗ nào bảo nó bỏ học đâu chài :m122:

nó không đồng tình với quan điểm học 12 năm để làm gì ... ns chung là xung quanh vấn đề đấy..nó thấy giáo dục việt nam không ổn -> nó phát hiện ra lỗ hổng lớn thế sao nó vẫn đi theo -.-
 
- - - Updated - - -



nó nói ra được những câu đây sao bây giờ nó còn học mà không bỏ giữa chừng mà theo cái đam mê của nó ... lời nói của nó đi ngược với hành động

Mục đích của nó là muốn nền giáo dục thay đổi thì phải, chứ đâu có kêu bỏ học -.-
 
mấy bác nghĩ đi VN mình mới giải phóng nhà nước đang đi lên từ từ chỉ mấy chục năm thôi mà Việt Nam phát triển thế này rồi nó còn đòi hỏi gì ở đây.. nó bảo nên giáo dục k tốt sao vẫn sản sinh ra những người tài ... những người giúp đất nước ... còn nó bảo những kiến thức đấy là vô bổ thì nghĩ mẹ đi học làm cái đếch gì -.- bảo 10 năm học chỉ để lấy cái giấy thông hành ... thế nó cần gì học sao không nghĩ sớm mà đi làm kinh tế cho nhanh giàu ....
 
nó không đồng tình với quan điểm học 12 năm để làm gì ... ns chung là xung quanh vấn đề đấy..nó thấy giáo dục việt nam không ổn -> nó phát hiện ra lỗ hổng lớn thế sao nó vẫn đi theo -.-

không đi theo bỏ học thì lấy đâu ra bằng xin việc =))
Chính kiến quan trọng nhưng cũng cần có cơm ăn bạn à .
 
Xem cái này ai nghĩ sao thì nghĩ, riêng tớ thì tư duy đúng mới hành động đúng đc, ít nhất thì sau này đởi con mình cũng bớt khổ :binhsua146:
 
Mục đích của nó là muốn nền giáo dục thay đổi thì phải, chứ đâu có kêu bỏ học -.-

riêng về suy nghĩ của 1 thằng 18 19 tuổi không bao giờ bằng những Tiến Sĩ ..... ng tar cũng suy nghĩ nhiều nhưng họ nhìn ra cái cần và không cần nên chỉ thay đổi từ từ ... nó chỉ là 1 thằng nhìn đời bằng con mắt hạn hẹp của nó thôi ...
 
nó không đồng tình với quan điểm học 12 năm để làm gì ... ns chung là xung quanh vấn đề đấy..nó thấy giáo dục việt nam không ổn -> nó phát hiện ra lỗ hổng lớn thế sao nó vẫn đi theo -.-
Mình thấy nó nói đúng rồi
Thứ nhất, kiến thức 12 năm học áp dụng ko đc 1% vào thực tế cuộc sống, bằng chứng là học nhiều từ lớp 1 đến lớp 12 thi rớt
nếu ko biết cái j` kiếm tiền thì cũng đi làm cu li, đi làm thuê ăn lương của ng ta rất thảm, sử địa c nghệ hóa sinh lý học xong để làm j` ?_?
Trong những bài đó được bao nhiêu % là có trong đời sống, VD như học về tính khử của CO ở mỏ Fe, nhưng cả đời có bao h tới mỏ sắt ko
Hoặc là học phân tích đoạn văn, nhưng cô đọc trò chép rồi về photo tài liệu đi chép phao, cái gì gọi là thực tế nào
Nhân viên ngân hàng toàn học giỏi toán mà còn phải xài máy tính ?_?
Nếu tất cả đều có lợi hết, thì sao ko giáo viên, giáo sư nào giỏi toàn diện mà chỉ theo chuyên môn của mình ?_?
Ngô Bảo Châu theo toán, ...
Anh em mmo4me.com này thiếu quái gì những người học giỏi, nhưng tại sao cuối cùng lại thất nghiệp, từ đó vào con đường MMO ?_?
 
Mình thấy nó nói đúng rồi
Thứ nhất, kiến thức 12 năm học áp dụng ko đc 1% vào thực tế cuộc sống, bằng chứng là học nhiều từ lớp 1 đến lớp 12 thi rớt
nếu ko biết cái j` kiếm tiền thì cũng đi làm cu li, đi làm thuê ăn lương của ng ta rất thảm, sử địa c nghệ hóa sinh lý học xong để làm j` ?_?
Trong những bài đó được bao nhiêu % là có trong đời sống, VD như học về tính khử của CO ở mỏ Fe, nhưng cả đời có bao h tới mỏ sắt ko
Hoặc là học phân tích đoạn văn, nhưng cô đọc trò chép rồi về photo tài liệu đi chép phao, cái gì gọi là thực tế nào
Nhân viên ngân hàng toàn học giỏi toán mà còn phải xài máy tính ?_?
Nếu tất cả đều có lợi hết, thì sao ko giáo viên, giáo sư nào giỏi toàn diện mà chỉ theo chuyên môn của mình ?_?
Ngô Bảo Châu theo toán, ...
Anh em mmo4me.com này thiếu quái gì những người học giỏi, nhưng tại sao cuối cùng lại thất nghiệp, từ đó vào con đường MMO ?_?

thế cậu nghĩ nhà nước mình bây giờ thay đổi theo nó thì tất cả những người học ra k có culi không có làm thuê ăn lương à :O ....xã hỗi luôn luôn cần Thầy ~ Thợ ... nếu cậu nói riêng về kiến thức thì sai hoàn toàn rồi ... cậu có thấy đi song song với kiến thức cũng có hạnh kiểm không ... càng học lên mới nhận ra nhiều điều cái gì là đúng cái gì là sai ... cái gì cũng có cái tốt và cái xấu cậu à...những í kiến của cậu thuyết trình ấy mình vẫn đồng í mình đâu phủ nhận hết ... còn nền giáo dục hiện tại mình cũng không nói là hoàn hảo ...... mình thấy 12 năm học của mình không vô nghĩa nó giúp mình nhận thức ra nhiều điều .... phát triển tư duy và bit nhường nhịn lễ phép với ngừoi lớn hơn cậu ạ .... riêng năm lớp 8 thôi mình bị thi lại bởi vì khi đấy nhận thức của mình chưa đủ để đúc thúc mình học tập ... may mà nền giáo dục cải cách 12 năm học nên mình mới có cơ hội sữa sai và trưởng thành hơn cậu ạ ^^
 
Đồng ý với bạn này rằng nền giác dục VN quá lạc hậu. Có rất rất nhiều kiến thức k cần thiết vẫn bê vào chương trình. Ai đã từng đi qua lớp 12 cũng thấy rằng có quá nhiều kiến thức mà bạn chắc rằng mình k cần, k vận dụng cho vào con đường tương lai nhưng vẫn phải học ==> rốt cuộc ra khỏi trường đến kiến thức cơ bản còn k nắm vững đc vì bị nhồi nhét quá nhiều.

Tuy nhiên k đồng ý với quan điểm chỉ cần học đến lớp 9 vì mới lớp 9 thì đã hỉu rõ đc bao nhiêu? Tại sao đến giờ người ta vẫn bắt đi học cho hết lớp 12. Bởi lẽ 18t ta mới hòan thiện về nhận thức.

==> Vẫn vote cho bạn ấy 1 phiếu vì lòng dũng cảm dám làm clip nói ra những điều mà nhiều người đã, đang, sẽ nghĩ nhưng mãi k dám nói :binhsua15:
 
Còn nửa nhửng Thằng tiến sĩ bạn nói nó nhìn đời = con mắt khác thế nó có áp dụng địa lý , sinh học , hay lịch sử vào trong con mắt của nó ko
 
Kết nhất câu :

VN có hàng ngàn thạc sĩ , tiến sĩ, nhưng chả thằng nào làm được cái sáng chế nào. Cuối cùng thì thằng nông dân lại là người phát minh ra những thứ hữu ích :))
 
Kết nhất câu :

VN có hàng ngàn thạc sĩ , tiến sĩ, nhưng chả thằng nào làm được cái sáng chế nào. Cuối cùng thì thằng nông dân lại là người phát minh ra những thứ hữu ích :))

Này thì nông dân này :))[video=youtube;q6_iPS8bBoo]http://www.youtube.com/watch?v=q6_iPS8bBoo[/video]
 
Bộ trưởng giáo dục mà xem đỏ mặt phải biết ấy nhỉ ! Ngô Bảo Châu , Hiểu nên giáo dục nước nhà như thế nào mà cũng chẳng làm được j cho nền giáo dục,vì giáo dục ở việt ông ko có cơ hội phát triển con người ổng .hehehe
 
Chế độ GD VN quá tàn tạ..cứ đi theo 1 khuôn mẫu nhất định..1 số môn học thì vô bổ...giáo viên thì dạy dập khuôn cứ thế mà làm...
 
Nếu 1 người không đi học có thể kiếm đc 10triệu/tháng thì nếu người đó đc đi học thì có thể kiếm đc 100 triệu/tháng. người đi học chưa chắc chắn đã kiếm nhiều tiền hơn người không đi học. Đi học cũng không chắc chắn đem những cái đã học đó để kiếm tiền mà đi học là để phát triển tư duy. người giàu ko phải là người người biết làm giỏi. người giàu là người có ý tưởng kiếm tiền hơn người khác.

Đó là ý kiến cá nhân. các bác đừng chém :)
 
Này thì nông dân này :))[video=youtube;q6_iPS8bBoo]http://www.youtube.com/watch?v=q6_iPS8bBoo[/video]

Bạn lòi cái dốt của bạn ra rồi
Họ ở vị trí nông dân nhưng họ HAM HỌC HỎI
Họ vẫn học hỏi, học hỏi ở mọi nơi mọi lúc mọi điều... Thế thôi...
Đơn giản là họ ham học hỏi, còn thằng phát biểu cái clip này k biết nó đam mê gì, ham học hỏi gì??? mà chỉ thấy nó chỉ trích, chỉ muốn bỏ bớt đi...
K biết nó có cơ hội đi nhiều nước trên thế giới chưa mà nó múa như đúng rồi.!
 
Đồng ý với bạn này rằng nền giác dục VN quá lạc hậu. Có rất rất nhiều kiến thức k cần thiết vẫn bê vào chương trình. Ai đã từng đi qua lớp 12 cũng thấy rằng có quá nhiều kiến thức mà bạn chắc rằng mình k cần, k vận dụng cho vào con đường tương lai nhưng vẫn phải học ==> rốt cuộc ra khỏi trường đến kiến thức cơ bản còn k nắm vững đc vì bị nhồi nhét quá nhiều.

Tuy nhiên k đồng ý với quan điểm chỉ cần học đến lớp 9 vì mới lớp 9 thì đã hỉu rõ đc bao nhiêu? Tại sao đến giờ người ta vẫn bắt đi học cho hết lớp 12. Bởi lẽ 18t ta mới hòan thiện về nhận thức.

==> Vẫn vote cho bạn ấy 1 phiếu vì lòng dũng cảm dám làm clip nói ra những điều mà nhiều người đã, đang, sẽ nghĩ nhưng mãi k dám nói :binhsua15:
Mình ko hiểu rõ cái ý nghĩ học lớp 9 của bạn ấy là như thế nào :-?
Có 2 ý:
1 là lớp 9 là tốt nghiệp full, có bằng cấp, tự quyết định cho cuộc đời học của mình
2 là lớp 9 là học xong hết chương trình 12 13 môn, còn lớp 10 trở lên là đi theo chuyên ngành của mình :-?
 

Announcements

Forum statistics

Threads
421,005
Messages
7,104,203
Members
173,072
Latest member
kryptostars

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom