News Năm lập trình viên bí ẩn phía sau Bitcoin

Bitcoin Core, phần mềm kiểm soát sổ cái và xác thực khối hợp lệ của Bitcoin, được duy trì hoạt động bởi năm lập trình viên sống bằng tài trợ.

Andrew Chow bắt đầu tiếp xúc Bitcoin từ khi còn là học sinh trung học. Anh xây dựng website với dòng chữ "sẵn sàng làm việc để nhận Bitcoin" kèm theo địa chỉ ví điện tử trước cả khi sở hữu tài khoản ngân hàng.

Bảy năm sau, Chow là một trong số ít lập trình viên được quyền chỉnh sửa phần mềm đứng sau loại tiền số có tổng giá trị 500 tỷ USD. Nhóm này đóng vai trò thiết yếu với sự sống còn của Bitcoin, nhưng gần như vô danh với hàng triệu người sở hữu loại tiền này.

Chow và bốn lập trình viên khác được gọi là "người bảo dưỡng", có trách nhiệm bảo đảm hoạt động của Bitcoin Core, phần mềm nguồn mở được thiết kế riêng nhằm xác định những khối hợp lệ chứa giao dịch Bitcoin được chấp thuận trên blockchain.

Dù mất hơn 2.000 tỷ USD giá trị so với giai đoạn cao điểm, Bitcoin vẫn là tiêu chuẩn vàng của giới tiền số. Đây là đồng tiền lâu đời và được nhiều người nắm giữ nhất, chiếm 40% tổng giá trị thị trường tiền điện tử trong nhiều năm.

bitcoin-1-JPG-9771-1629107508-2527-1676701945.jpg

Nhóm bảo dưỡng được coi là những người kế nhiệm Satoshi Nakamoto, người sáng lập Bitcoin. Họ phải bảo đảm Bitcoin Core, ban đầu mang tên Bitcoin Qt, tương thích với những hệ điều hành mới nhất và ghi nhận đầy đủ mọi giao dịch trên hệ thống.

"Phần mềm cần chăm sóc cẩn trọng hơn nhiều người nghĩ. Chúng ngày càng kém hiệu quả và dễ bị tấn công. Mọi công nghệ phải có người bảo dưỡng và giám sát. Bitcoin Core không phải ngoại lệ", Jameson Lopp, chuyên gia từng viết mã lập trình cho dự án này, cho hay.

Với doanh nghiệp công nghệ bình thường, lập trình viên được tổ chức theo cấu trúc có sẵn, kèm theo người quản lý, mô tả công việc, đánh giá hiệu quả thường kỳ. Các công ty đại chúng sẽ cung cấp báo cáo tài chính, hoạt động và quản lý cho nhà đầu tư.

Trong khi đó, báo cáo của mạng lưới tiền số không được công bố theo cách thông thường, mà thông qua sách trắng, diễn đàn Internet cùng nền tảng quản lý dự án và phiên bản code Github. Nhóm bảo dưỡng Bitcoin Core và các lập trình viên thảo luận về những thay đổi ưu tiên, cũng như vấn đề nhân sự trong phòng chat công khai hàng tuần.

Bitcoin Core là phần mềm nguồn mở, cho phép mọi thành viên trên Github đề xuất thay đổi với mã lập trình. Tuy nhiên, chỉ người bảo dưỡng như Chow mới có quyền phê duyệt và đưa chúng vào kho chứa mã lập trình trên Github. Những điều chỉnh này sẽ có hiệu lực khi người dùng tải bản cập nhật Bitcoin Core được tung ra trung bình 6 tháng một lần.

"Công việc đó có thể đáng sợ, nhưng dần trở nên dễ dàng, nhất là khi bạn biết cái gì không nên đụng vào", Chow nói khi đề cập đến việc thay đổi mã nguồn Bitcoin Core.

Trong 18 tháng qua, đã có bốn người bảo dưỡng nghỉ việc với lý do kiệt sức hoặc lo ngại nguy cơ pháp lý. Các nhân sự mới được chọn qua những cuộc bỏ phiếu bất thường sau vòng thảo luận trong phòng chat. Các lập trình viên sẽ gõ "ACK" để đồng ý hoặc "NACK" để phản đối.

Cơ sở dữ liệu 450 GB của blockchain Bitcoin được lưu trữ trên mạng lưới gồm hàng chục nghìn máy tính, 99% trong số này sử dụng Bitcoin Core để ghi nhận giao dịch mới.

Một số lập trình viên cho rằng sự phổ biến của Bitcoin Core không phù hợp với mục tiêu của tiền điện tử, trong đó yêu cầu duy trì tính phi tập trung và không bị kiểm soát bởi chính phủ, tổ chức nào. Có nhiều phần mềm vận hành nút mạng Bitcoin, nhưng thiếu tính bảo mật và hàng loạt chức năng của Bitcoin Core.

Mạng lưới Bitcoin trả công cho thợ đào đóng góp năng lực xử lý để xác thực giao dịch, nhưng không có cơ chế nào nhằm hỗ trợ tài chính cho những lập trình viên duy trì hoạt động của phần mềm. Thay vào đó, nhà đầu tư và công ty tiền số hỗ trợ nhóm bảo dưỡng cùng những lập trình viên then chốt thông qua cơ chế trợ cấp.
Mô hình này đặt ra nghi vấn về khả năng xung đột lợi ích. "Vấn đề được nhắc đến nhiều, bao gồm nguồn vốn trợ cấp và liệu có nguy cơ mạng lưới bị kiểm soát một cách bí mật hay không", Samuel Dobson, từng làm việc bảo dưỡng cho Bitcoin Core, cho hay.

Một số nhà tài trợ cho biết khoản trợ cấp cho mỗi người bảo dưỡng nằm trong khoảng 100.000-150.000 USD mỗi năm. Trong khi đó, kỹ sư bậc trung ở Google có thể nhận lương 225.000 USD/năm, chưa kể trợ cấp, thưởng và chia cổ phiếu.

Trong tài liệu nộp lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC), sàn giao dịch Coinbase nói mô hình tổ chức Bitcoin Core hiện có thể hạn chế năng lực tăng trưởng của mạng lưới, trong đó các thay đổi với mã nguồn sẽ tác động đến tốc độ, an ninh, khả năng sử dụng và giá trị của hệ thống.

Dobson cho biết các nhà phát triển Bitcoin Core được kiểm soát bởi chính uy tín của họ. Người đưa ra những thay đổi nguy hiểm hoặc thiếu đạo đức sẽ bị các lập trình viên khác tước quyền truy cập mã nguồn.

bitcoin-9542-1628407826-7618-1676701945.jpg

Nhóm bảo dưỡng phân tán khắp thế giới, chỉ gặp nhau khoảng 1-2 lần mỗi năm tại các hội thảo về Bitcoin. Phần lớn sống ẩn dật, tránh để lộ thân phận.

Chow là cử nhân Đại học Maryland, giám sát các đoạn mã liên quan đến ví điện tử. Anh trở thành nhân viên của công ty hạ tầng tài chính Blockstream kể từ khi tốt nghiệp.

Một người khác là Marco Falke tập trung vào thử nghiệm, được tài trợ bởi sàn giao dịch Okcoin USA và công ty đầu tư Paradigm Operations LP. Falke cho biết anh lớn lên ở Đức và đã đi khắp châu Âu từ khi bỏ việc ở Mỹ năm 2020. Địa chỉ trong tài khoản Twitter của Falke nằm ở thành phố Malmo, miền nam Thụy Điển.

Wladimir van der Laan, thành viên lâu năm nhất trong nhóm, trở thành trưởng nhóm bảo dưỡng từ 2014, nhưng đã tìm cách rời bỏ vị trí này suốt hai năm qua. Hồ sơ của van der Laan cho thấy anh có vẻ đang làm việc tại Amsterdam.

Quá trình sửa lỗi trong Bitcoin Core tương đối tinh vi. Để loại bỏ lỗ hổng, phần lớn nút mạng Bitcoin phải chủ động cập nhật phần mềm. Nếu có nhiều thông tin lọt ra ngoài trước khi điều này diễn ra, những kẻ tấn công có khả năng lợi dụng.

"Từng có nhiều đợt sửa chữa bí mật. Chúng tôi liên tục phát hiện lỗi trong các lần đánh giá mã nguồn. Chúng có thể hủy hoại toàn bộ mạng lưới nếu bị bỏ sót", Chow cho hay.

Sự việc nghiêm trọng nhất từng được công bố diễn ra ngày 17/9/2018. Lập trình viên kỳ cựu Matt Corallo phát hiện lỗi trong Bitcoin Core giúp kẻ xấu tiêu một đồng Bitcoin nhiều lần. Nếu lỗ hổng bị lợi dụng, Bitcoin sẽ đánh mất yếu tố đột phá then chốt là sự khan hiếm và không thể bị sao chép - thứ khiến nó có giá trị cao trong mắt nhà đầu tư.

Corallo gửi tin nhắn mã hóa qua nền tảng Signal cho lãnh đạo một liên minh thợ đào Bitcoin, nhưng mô tả là "sự cố từ chối dịch vụ" nhằm giảm mức độ nghiêm trọng. Nhóm bảo đưỡng sau đó điều chỉnh Bitcoin Core và hối thúc người dùng cập nhật phần mềm. Chỉ khi đủ số lượng nút mạng cập nhật, nhóm mới công bố thông tin về sự việc.

Chow cho biết chỉ có 17 người có quyền thay đổi mã nguồn Bitcoin Core kể từ khi Satoshi Nakamoto phát hành hồi năm 2009. Dù được vận hành loại tiền số lớn nhất thế giới, những người bảo dưỡng thường nói với nhau rằng không ai thực sự muốn làm việc này. Như khi lập trình viên Samuel Dobson nghỉ việc hồi tháng 12/2021 để tập trung lấy bằng tiến sĩ, Falke tuyên bố người tiếp theo lên tiếng trong phòng chat sẽ thay thế vị trí của Dobson.

"Tôi sẽ tìm ai để xử lý chuyện ghép ví đây?", Chow hỏi, và Falke chúc mừng anh đã nhận công việc mới.

"Thật à", Chow đáp.
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
426,417
Messages
7,176,818
Members
178,859
Latest member
shinneo

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom