Phó chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho rằng những công ty biến mất khỏi thị trường trong "Mùa đông tiền số" sẽ là bài học để các nhà quản lý đánh giá cho các chính sách luật tương lai.
Ông Phan Đức Trung - Phó chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) chia sẻ với Thanh Niên về hiện trạng "Mùa đông tiền số" đang kéo bức tranh ảm đạm lên toàn thị trường tiền điện tử hiện nay.
* Xin ông chia sẻ thêm về thực trạng "Mùa đông tiền số" hiện nay?
- Đối với những người đã tham gia thị trường tiền mã hóa trước 2018, "Mùa đông tiền số" là một chu kỳ không mấy xa lạ. Hay còn có tên gọi khác là "Mùa Bear". Nó giống như cách gọi của những người đầu tư chứng khoán nói về chiều đồ thị giá đi xuống như một cú đánh của con gấu.
Chu kỳ này đã dự báo từ quý 4/2021 cho các nhà đầu tư tiền mã hóa. Tuy nhiên, tới quý 2/2022 thì có 2 yếu tố khác điều chỉnh mạnh hơn trên kinh tế vĩ mô toàn cầu. Đầu tiên là chiến tranh Nga - Ukraine gây đứt đoạn chuỗi cung ứng. Thứ hai là hoạt động siết chặt tiền tệ toàn cầu, bắt đầu từ điều chỉnh tại Mỹ đã ảnh hưởng tới toàn bộ chính sách tiền tệ các quốc gia khác. Hai yếu tố vĩ mô này làm cho tiền mã hóa bị điều chỉnh chung trong biến động tài sản tài chính toàn cầu.
Lấy ví dụ bitcoin - đồng tiền mã hoá đầu tiên bắt đầu từ một giá trị giao dịch mua pizza 0,00076 USD/BTC vào ngày 12.1.2009, tới nay giao dịch giao ngay trên thị trường hàng hóa tương lai ở mức hơn 21.000 USD/BTC và đạt giá trị đỉnh trên 69.000USD/BTC vào ngày 10.11.2021. Cứ 4 năm một lần kể từ khi ra đời 2008 sẽ xuất hiện sự kiện giảm ½ phần thưởng cho thợ đào bitcoin làm động lực để đẩy thị trường đi lên. Những chu kỳ trước, sau sự kiện 2012, 2016, 2020 rõ ràng giá Bitcoin đều bật rất mạnh sau đó và luôn đạt ngưỡng cao nhất lịch sử trước khi đi vào mùa đông.
* Theo ông, "Mùa đông tiền số" mang đến những điểm tiêu cực và tích cực gì cho thị trường nói chung và các doanh nghiệp nói riêng?
- Mùa đông nào cũng là thời điểm thanh lọc sản phẩm và kiểm chứng những lời hứa hẹn của các nhóm làm công nghệ. CZ - nhà sáng lập Binance cho rằng không nên cứu những công ty mà họ đã làm xấu thị trường. Đó chính là những đơn vị có những lời hứa thái quá hoặc sản phẩm chưa có thời gian kiểm chứng về mặt ứng dụng.
Thậm chí có doanh nghiệp lớn và họ đã tạo ra bong bóng FOMO (sợ bị đứng ngoài trào lưu) quá mạnh cho sự phát triển của thị trường crypto toàn cầu. Đầu năm 2022 tôi cũng đã nói rằng chính các định chế tài chính truyền thống là người gây nên FOMO 2021, đẩy giá trị của cơn sốt đầu tư vào những xu hướng mới như Metaverse, GameFi hay DeFi. Họ đi vào thị trường với một ít kinh nghiệm quản trị rủi ro ngành nhưng với một vali tiền và điều đó dẫn tới sụp đổ mọi tài sản họ đã đầu tư.
* Thực tế có không ít doanh nghiệp đã phải rời cuộc chơi vì thị trường tiền số lao dốc chỉ trong thời gian ngắn. Ông nhìn nhận sao về vấn đề trên?
- Cầu giảm dẫn tới cung bắt buộc giảm như mọi lý thuyết "Bàn tay vô hình" của Adam Smith. Với tiền mã hóa, nó thể hiện bằng việc giá trị sụt giảm như cổ phiếu công nghệ lao dốc tới 50 - 70% ở những công ty vốn hoạt động rất tốt trên toàn cầu. Do vậy các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thuần blockchain sụt giảm 70% thì cũng là bình thường. Nhưng sự sụt giảm ấy không làm công ty mất đi công nghệ đã có, chỉ là điều chỉnh những kỳ vọng mà nhà đầu tư ngắn và dài hạn cùng nhau mà thôi.
Ông Phan Đức Trung - Phó chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) chia sẻ với Thanh Niên về hiện trạng "Mùa đông tiền số" đang kéo bức tranh ảm đạm lên toàn thị trường tiền điện tử hiện nay.
- Đối với những người đã tham gia thị trường tiền mã hóa trước 2018, "Mùa đông tiền số" là một chu kỳ không mấy xa lạ. Hay còn có tên gọi khác là "Mùa Bear". Nó giống như cách gọi của những người đầu tư chứng khoán nói về chiều đồ thị giá đi xuống như một cú đánh của con gấu.
Chu kỳ này đã dự báo từ quý 4/2021 cho các nhà đầu tư tiền mã hóa. Tuy nhiên, tới quý 2/2022 thì có 2 yếu tố khác điều chỉnh mạnh hơn trên kinh tế vĩ mô toàn cầu. Đầu tiên là chiến tranh Nga - Ukraine gây đứt đoạn chuỗi cung ứng. Thứ hai là hoạt động siết chặt tiền tệ toàn cầu, bắt đầu từ điều chỉnh tại Mỹ đã ảnh hưởng tới toàn bộ chính sách tiền tệ các quốc gia khác. Hai yếu tố vĩ mô này làm cho tiền mã hóa bị điều chỉnh chung trong biến động tài sản tài chính toàn cầu.
Lấy ví dụ bitcoin - đồng tiền mã hoá đầu tiên bắt đầu từ một giá trị giao dịch mua pizza 0,00076 USD/BTC vào ngày 12.1.2009, tới nay giao dịch giao ngay trên thị trường hàng hóa tương lai ở mức hơn 21.000 USD/BTC và đạt giá trị đỉnh trên 69.000USD/BTC vào ngày 10.11.2021. Cứ 4 năm một lần kể từ khi ra đời 2008 sẽ xuất hiện sự kiện giảm ½ phần thưởng cho thợ đào bitcoin làm động lực để đẩy thị trường đi lên. Những chu kỳ trước, sau sự kiện 2012, 2016, 2020 rõ ràng giá Bitcoin đều bật rất mạnh sau đó và luôn đạt ngưỡng cao nhất lịch sử trước khi đi vào mùa đông.
* Theo ông, "Mùa đông tiền số" mang đến những điểm tiêu cực và tích cực gì cho thị trường nói chung và các doanh nghiệp nói riêng?
- Mùa đông nào cũng là thời điểm thanh lọc sản phẩm và kiểm chứng những lời hứa hẹn của các nhóm làm công nghệ. CZ - nhà sáng lập Binance cho rằng không nên cứu những công ty mà họ đã làm xấu thị trường. Đó chính là những đơn vị có những lời hứa thái quá hoặc sản phẩm chưa có thời gian kiểm chứng về mặt ứng dụng.
Thậm chí có doanh nghiệp lớn và họ đã tạo ra bong bóng FOMO (sợ bị đứng ngoài trào lưu) quá mạnh cho sự phát triển của thị trường crypto toàn cầu. Đầu năm 2022 tôi cũng đã nói rằng chính các định chế tài chính truyền thống là người gây nên FOMO 2021, đẩy giá trị của cơn sốt đầu tư vào những xu hướng mới như Metaverse, GameFi hay DeFi. Họ đi vào thị trường với một ít kinh nghiệm quản trị rủi ro ngành nhưng với một vali tiền và điều đó dẫn tới sụp đổ mọi tài sản họ đã đầu tư.
* Thực tế có không ít doanh nghiệp đã phải rời cuộc chơi vì thị trường tiền số lao dốc chỉ trong thời gian ngắn. Ông nhìn nhận sao về vấn đề trên?
- Cầu giảm dẫn tới cung bắt buộc giảm như mọi lý thuyết "Bàn tay vô hình" của Adam Smith. Với tiền mã hóa, nó thể hiện bằng việc giá trị sụt giảm như cổ phiếu công nghệ lao dốc tới 50 - 70% ở những công ty vốn hoạt động rất tốt trên toàn cầu. Do vậy các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thuần blockchain sụt giảm 70% thì cũng là bình thường. Nhưng sự sụt giảm ấy không làm công ty mất đi công nghệ đã có, chỉ là điều chỉnh những kỳ vọng mà nhà đầu tư ngắn và dài hạn cùng nhau mà thôi.