Các chuyên gia tin rằng đây là cơ hội để tiền mã hóa được ứng dụng rộng rãi trong tương lai gần.
Bitcoin (BTC) đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ sau khi Tổng thống Biden công bố văn bản pháp lý liên quan đến tiền điện tử vào tối 9/3 theo giờ Việt Nam. Nhờ đó, lĩnh vực tiền số đã được công nhận và có khung pháp lý rõ ràng sau nhiều năm phát triển.
Mệnh lệnh yêu cầu các cơ quan liên bang và trực thuộc chính phủ tập trung nghiên cứu và sớm đề xuất các bộ luật cụ thể về tiền số. Ngoài ra, Tổng thống Biden cũng nhấn mạnh đến những rủi ro mà tiền mã hoá có thể gây ra cho kinh tế vĩ mô, an ninh quốc gia và khí hậu. Tuy nhiên, theo hồ sơ được công bố, lợi ích mà tiền số đem lại cũng không ít.
Bên cạnh đó, mệnh lệnh yêu cầu các cơ quan trực thuộc chính phủ sớm đưa ra đánh giá về tiềm năng của đồng USD kỹ thuật số. Bộ Tư pháp sẽ chịu trách nhiệm ban hành các quy định có liên quan đến đồng tiền mới này.
CBDC là công cụ giúp chính phủ bắt kịp với những thay đổi của giới tài chính. Ảnh: Bank of England.
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương hay CBDC đã được nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu và thử nghiệm như Trung Quốc, Thụy Điển. CBDC là công cụ được chính phủ dùng để bắt kịp với những thay đổi đến từ thị trường tiền mã hóa.
Cơ hội được ứng dụng rộng rãi
Bitcoin đã tăng mạnh 10%, có lúc chạm mốc 42.500 USD sau khi quyết định của chính phủ Mỹ được công bố, theo TradingView. Tính đến trưa ngày 10/3, giá BTC đã sụt về vùng giá 40.800 USD.
Lần đầu tiên sau nhiều năm cảnh báo, chính phủ Mỹ đã có những động thái trung lập hơn đối với tiền mã hóa. Cộng đồng tiền số tin rằng đây là cơ hội để Bitcoin và các đồng nền tảng khác có thể được ứng dụng rộng rãi hơn.
“Chúng tôi cảm thấy vui vì cuối cùng chính phủ đã nhận ra đây là cơ hội để nước Mỹ một lần nữa dẫn đầu trong đổi mới và sáng tạo. Tôi hy vọng Coinbase có cơ hội được làm việc với các nhà lập pháp”, Faryar Shirzad, Giám đốc chính sách công tại sàn giao dịch Coinbase chia sẻ trên Twitter.
Giá BTC tăng mạnh trong chiều hôm 9/3.
Leah Wald, CEO của quỹ Valkyrie cũng chia sẻ sự tích cực với quyết sách mới. “Quy định giúp cộng đồng tự tin tiếp cận tiền mã hóa, từ đó mở ra nhiều cơ hội cho lĩnh vực còn non trẻ”, Leah Wald nhận định.
Lĩnh vực tiền số đã tham gia vận động hành lang mạnh mẽ trong một năm qua nhằm thuyết phục chính phủ sớm ban hành bộ khung pháp lý liên quan đến tài sản số. Theo báo cáo từ Public Citizen, trong năm 2021 các công ty tiền mã hóa đã chi 9 triệu USD cho hoạt động trên.
Chưa có hành động cụ thể
Tuy vậy, các cá nhân và tổ chức hoài nghi về tiềm năng của tiền số xem mệnh lệnh là một bước lùi. Lee Reiners, Giám đốc trung tâm tài chính quốc tế tại Đại học Duke cho rằng chính phủ sẽ không đi xa hơn trước khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 có kết quả.
Theo luật, các cơ quan trực thuộc chính phủ có 180 ngày để thực hiện yêu cầu. “Mệnh lệnh này hoàn toàn trái ngược với những gì được đồn đoán rằng họ sẽ từ chối toàn bộ yêu cầu liên quan đến tiền số. Chính phủ rõ ràng đang thể hiện sự ủng hộ đối với tiền mã hóa”, ông Reiners chia sẻ.
Cơ quan chính phủ đã bắt đầu nghiên cứu về tiền mã hóa ngay từ khi chúng ra đời. Cơ quan quản lý tội phạm của Bộ Tài chính Mỹ từng công bố bản hướng dẫn về hệ thống thanh toán bằng tiền mã hóa vào năm 2014. Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) từng phát triển chương trình nghiên cứu về tiền số từ năm 2017.
Mệnh lệnh của Tổng thống Biden được đánh giá chưa rõ ràng. Ảnh: New York Times.
Một quan chức cấp cao cho biết chính phủ thường tổ chức sự kiện “Tiền số vào Chủ nhật” để công bố và thảo luận các đề án liên quan đến tiền mã hóa. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC), ông Gary Gensler là người có động thái cứng rắn với tiền số. Ông Gensler cho rằng tiền số cần được đặt ngang hàng với cổ phiếu và trái phiếu về mặt pháp lý.
Matt Kluchenek, chuyên viên tại hãng luật Mayer Brown nhận định quyết sách của Tổng thống Biden vẫn chưa giải quyết dứt điểm vấn đề. “Mệnh lệnh chỉ yêu cầu các bên tiếp tục nghiên cứu. Chưa có định hướng cụ thể cho từng cơ quan, bộ phận. Nhiều nhà đầu tư mong chờ một hành động rõ ràng hơn”, ông Kluchenek chia sẻ.
Các tổ chức vận động hành lang cho biết quy định chặt chẽ sẽ tạo thêm rủi ro pháp lý, từ đó khiến nhiều công ty không dám mạnh tay đầu tư vào Mỹ. Các quy tắc hiện hành có phần ngần ngại trong việc khuyến khích nhà đầu tư sử dụng tiền mã hóa trong giao dịch thường ngày.
Một số nhà đầu tư hoài nghi rằng trong tương lai, các quy định sẽ trở nên phức tạp và khó lường. “Các quan chức và cá nhân vận động hành lang muốn thay đổi bộ luật hiện hành dành cho chứng khoán, ngân hàng sao cho phù hợp với tiền mã hóa. Đây là điều nhiều công ty tại thung lũng Silicon lo lắng”, Tyler Gellasch, Giám đốc điều hành tại tổ chức đầu tư Healthy Market bình luận.
Bitcoin (BTC) đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ sau khi Tổng thống Biden công bố văn bản pháp lý liên quan đến tiền điện tử vào tối 9/3 theo giờ Việt Nam. Nhờ đó, lĩnh vực tiền số đã được công nhận và có khung pháp lý rõ ràng sau nhiều năm phát triển.
Mệnh lệnh yêu cầu các cơ quan liên bang và trực thuộc chính phủ tập trung nghiên cứu và sớm đề xuất các bộ luật cụ thể về tiền số. Ngoài ra, Tổng thống Biden cũng nhấn mạnh đến những rủi ro mà tiền mã hoá có thể gây ra cho kinh tế vĩ mô, an ninh quốc gia và khí hậu. Tuy nhiên, theo hồ sơ được công bố, lợi ích mà tiền số đem lại cũng không ít.
Bên cạnh đó, mệnh lệnh yêu cầu các cơ quan trực thuộc chính phủ sớm đưa ra đánh giá về tiềm năng của đồng USD kỹ thuật số. Bộ Tư pháp sẽ chịu trách nhiệm ban hành các quy định có liên quan đến đồng tiền mới này.
CBDC là công cụ giúp chính phủ bắt kịp với những thay đổi của giới tài chính. Ảnh: Bank of England.
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương hay CBDC đã được nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu và thử nghiệm như Trung Quốc, Thụy Điển. CBDC là công cụ được chính phủ dùng để bắt kịp với những thay đổi đến từ thị trường tiền mã hóa.
Cơ hội được ứng dụng rộng rãi
Bitcoin đã tăng mạnh 10%, có lúc chạm mốc 42.500 USD sau khi quyết định của chính phủ Mỹ được công bố, theo TradingView. Tính đến trưa ngày 10/3, giá BTC đã sụt về vùng giá 40.800 USD.
Lần đầu tiên sau nhiều năm cảnh báo, chính phủ Mỹ đã có những động thái trung lập hơn đối với tiền mã hóa. Cộng đồng tiền số tin rằng đây là cơ hội để Bitcoin và các đồng nền tảng khác có thể được ứng dụng rộng rãi hơn.
“Chúng tôi cảm thấy vui vì cuối cùng chính phủ đã nhận ra đây là cơ hội để nước Mỹ một lần nữa dẫn đầu trong đổi mới và sáng tạo. Tôi hy vọng Coinbase có cơ hội được làm việc với các nhà lập pháp”, Faryar Shirzad, Giám đốc chính sách công tại sàn giao dịch Coinbase chia sẻ trên Twitter.
Giá BTC tăng mạnh trong chiều hôm 9/3.
Leah Wald, CEO của quỹ Valkyrie cũng chia sẻ sự tích cực với quyết sách mới. “Quy định giúp cộng đồng tự tin tiếp cận tiền mã hóa, từ đó mở ra nhiều cơ hội cho lĩnh vực còn non trẻ”, Leah Wald nhận định.
Lĩnh vực tiền số đã tham gia vận động hành lang mạnh mẽ trong một năm qua nhằm thuyết phục chính phủ sớm ban hành bộ khung pháp lý liên quan đến tài sản số. Theo báo cáo từ Public Citizen, trong năm 2021 các công ty tiền mã hóa đã chi 9 triệu USD cho hoạt động trên.
Chưa có hành động cụ thể
Tuy vậy, các cá nhân và tổ chức hoài nghi về tiềm năng của tiền số xem mệnh lệnh là một bước lùi. Lee Reiners, Giám đốc trung tâm tài chính quốc tế tại Đại học Duke cho rằng chính phủ sẽ không đi xa hơn trước khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 có kết quả.
Theo luật, các cơ quan trực thuộc chính phủ có 180 ngày để thực hiện yêu cầu. “Mệnh lệnh này hoàn toàn trái ngược với những gì được đồn đoán rằng họ sẽ từ chối toàn bộ yêu cầu liên quan đến tiền số. Chính phủ rõ ràng đang thể hiện sự ủng hộ đối với tiền mã hóa”, ông Reiners chia sẻ.
Cơ quan chính phủ đã bắt đầu nghiên cứu về tiền mã hóa ngay từ khi chúng ra đời. Cơ quan quản lý tội phạm của Bộ Tài chính Mỹ từng công bố bản hướng dẫn về hệ thống thanh toán bằng tiền mã hóa vào năm 2014. Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) từng phát triển chương trình nghiên cứu về tiền số từ năm 2017.
Mệnh lệnh của Tổng thống Biden được đánh giá chưa rõ ràng. Ảnh: New York Times.
Một quan chức cấp cao cho biết chính phủ thường tổ chức sự kiện “Tiền số vào Chủ nhật” để công bố và thảo luận các đề án liên quan đến tiền mã hóa. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC), ông Gary Gensler là người có động thái cứng rắn với tiền số. Ông Gensler cho rằng tiền số cần được đặt ngang hàng với cổ phiếu và trái phiếu về mặt pháp lý.
Matt Kluchenek, chuyên viên tại hãng luật Mayer Brown nhận định quyết sách của Tổng thống Biden vẫn chưa giải quyết dứt điểm vấn đề. “Mệnh lệnh chỉ yêu cầu các bên tiếp tục nghiên cứu. Chưa có định hướng cụ thể cho từng cơ quan, bộ phận. Nhiều nhà đầu tư mong chờ một hành động rõ ràng hơn”, ông Kluchenek chia sẻ.
Các tổ chức vận động hành lang cho biết quy định chặt chẽ sẽ tạo thêm rủi ro pháp lý, từ đó khiến nhiều công ty không dám mạnh tay đầu tư vào Mỹ. Các quy tắc hiện hành có phần ngần ngại trong việc khuyến khích nhà đầu tư sử dụng tiền mã hóa trong giao dịch thường ngày.
Một số nhà đầu tư hoài nghi rằng trong tương lai, các quy định sẽ trở nên phức tạp và khó lường. “Các quan chức và cá nhân vận động hành lang muốn thay đổi bộ luật hiện hành dành cho chứng khoán, ngân hàng sao cho phù hợp với tiền mã hóa. Đây là điều nhiều công ty tại thung lũng Silicon lo lắng”, Tyler Gellasch, Giám đốc điều hành tại tổ chức đầu tư Healthy Market bình luận.
Theo zingnews