Một thẩm phán khác cho rằng vụ kiện của SEC nhắm đến Ripple sẽ làm vô hiệu hóa nỗ lực mà ủy ban này đang chống lại Terraform Labs.
Trước khi đi vào nội dung chính của bài viết, độc giả cần phân biệt hai vị thẩm phán:
Terraform đã vịn vào lập luận của thẩm phán Analisa Torres để yêu cầu tòa án hủy vụ kiện với SEC, song thẩm phán Jed Rakoff cho rằng vụ kiện dân sự vẫn có thể tiếp tục.
Cụ thể, thẩm phán Rakoff đã không chọn phân biệt crypto dựa trên cách chúng được bán. Với ông, bán trực tiếp cho các nhà đầu tư lớn, tổ chức hay thông qua bên thứ 3 cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ – không chứng minh được những token này có được coi là chứng khoán hay không. Quan điểm này hoàn toàn trái ngược với phán quyết của bà Torres với Ripple.
Tối ngày 13/07, tòa án tuyên bố thỏa thuận bán XRP của Ripple không thể được xem là hợp đồng đầu tư. Thẩm phán Analisa cho rằng hoạt động bán XRP cho các tổ chức bên thứ ba thông qua thỏa thuận trực tiếp hay OTC vẫn bị xem là chứng khoán, nhưng hoạt động bán qua sổ lệnh các sàn giao dịch trung gian thì không.
Nhìn chung, đây là hai vụ kiện độc lập, và phán quyết của Jed Rakoff không thể lật ngược tình thế đã có từ vụ kiện Ripple, song đây rất có thể là cơ sở để SEC kháng cáo cũng như gây ra tiền đề xấu cho Ripple sau này.
Bên cạnh lập luận trên, ông Rakoff cũng từ chối những nỗ lực khác của Terraform và Kwon để bác bỏ vụ kiện.
Nhóm luật sư của Terrform viện dẫn một lập luận pháp lý khác đang dần trở nên phổ biến và thường được sử dụng để “đánh úp” SEC. Về cơ bản, họ nói các cơ quan quản lý không thể hành động trong các lĩnh vực có ý nghĩa kinh tế hoặc chính trị lớn trừ khi được Quốc hội cho phép.
Rakoff sau đó đã phản hồi: "Với tiêu chuẩn này, ngành tiền mã hóa – mặc dù quan trọng nhưng không phải là một phần của nền kinh tế Mỹ và mang ý nghĩa kinh tế và chính trị to lớn."
Tuy nhiên, Terraform đã giành được chiến thắng nhỏ trong một phiên tòa riêng biệt vào hôm qua. Một thẩm phán phá sản liên bang đã cho phép Terraform Labs đưa ra trát hầu tòa đối với gã khổng lồ FTX đã phá sản.
Theo lời Terraform, FTX đang nắm giữ thông tin và tài liệu liên quan đến việc “bán khống phối hợp” các token của họ - gốc rễ đã gây ra sự sụp đổ toàn đế chế vào tháng 11/2022. Terraform Labs muốn FTX giao nộp thông tin ví, tài khoản và tài sản được sử dụng để giao dịch trên các nền tảng của họ. Trong đó, yêu cầu đính kèm thêm thông tin ví và tài khoản giao dịch UST/LUNA của Jump Trading trên FTX từ ngày 01/05/2021 đến 31/05/2022, cùng bất kỳ thông tin tài khoản và ví nào khác của những người bán khống Terra/Luna trong khoảng thời gian đó.
Trong đơn kiện, SEC chắc chắn Terraform đã bắt tay với Jump Trading để bơm tiền cứu giá UST vào một năm trước khi hệ sinh thái này sụp đổ, điều mà nhà phát hành stablecoin đã phủ nhận.
Trước khi đi vào nội dung chính của bài viết, độc giả cần phân biệt hai vị thẩm phán:
- Jed Rakoff - người đang giám sát vụ kiện của SEC chống lại Terraform Labs và CEO Do Kwon, về việc dàn dựng âm mưu gian lận tỷ đô sử dụng các tài sản tiền mã hóa và chứng khoán, dẫn đến sự kiện sụp đổ gây thiệt hại 40 tỷ USD.
- Analisa Torres - thẩm phán thụ lý vụ kiện giữa SEC và công ty Ripple, với cáo buộc huy động trái phép 1,3 tỷ USD từ việc chào bán XRP là chứng khoán.
Terraform đã vịn vào lập luận của thẩm phán Analisa Torres để yêu cầu tòa án hủy vụ kiện với SEC, song thẩm phán Jed Rakoff cho rằng vụ kiện dân sự vẫn có thể tiếp tục.
Cụ thể, thẩm phán Rakoff đã không chọn phân biệt crypto dựa trên cách chúng được bán. Với ông, bán trực tiếp cho các nhà đầu tư lớn, tổ chức hay thông qua bên thứ 3 cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ – không chứng minh được những token này có được coi là chứng khoán hay không. Quan điểm này hoàn toàn trái ngược với phán quyết của bà Torres với Ripple.
Tối ngày 13/07, tòa án tuyên bố thỏa thuận bán XRP của Ripple không thể được xem là hợp đồng đầu tư. Thẩm phán Analisa cho rằng hoạt động bán XRP cho các tổ chức bên thứ ba thông qua thỏa thuận trực tiếp hay OTC vẫn bị xem là chứng khoán, nhưng hoạt động bán qua sổ lệnh các sàn giao dịch trung gian thì không.
Nhìn chung, đây là hai vụ kiện độc lập, và phán quyết của Jed Rakoff không thể lật ngược tình thế đã có từ vụ kiện Ripple, song đây rất có thể là cơ sở để SEC kháng cáo cũng như gây ra tiền đề xấu cho Ripple sau này.
Bên cạnh lập luận trên, ông Rakoff cũng từ chối những nỗ lực khác của Terraform và Kwon để bác bỏ vụ kiện.
Nhóm luật sư của Terrform viện dẫn một lập luận pháp lý khác đang dần trở nên phổ biến và thường được sử dụng để “đánh úp” SEC. Về cơ bản, họ nói các cơ quan quản lý không thể hành động trong các lĩnh vực có ý nghĩa kinh tế hoặc chính trị lớn trừ khi được Quốc hội cho phép.
Rakoff sau đó đã phản hồi: "Với tiêu chuẩn này, ngành tiền mã hóa – mặc dù quan trọng nhưng không phải là một phần của nền kinh tế Mỹ và mang ý nghĩa kinh tế và chính trị to lớn."
Rakoff nói thêm SEC đã đưa ra lập luận hợp lý rằng tài sản số của Terraform và việc bán chúng là các dịch vụ chứng khoán và đồng ý rằng SEC có thẩm quyền đệ đơn kiện.“Tóm lại, không có dấu hiệu nào cho thấy Quốc hội sẽ cản trở thẩm quyền của SEC trong những thách thức và khó khăn mới được đặt ra bởi công nghệ mới nổi.”, Rakoff kết luận và ám chỉ các công nghệ này đang tác động đến thị trường có vẻ giống với chứng khoán.
Tuy nhiên, Terraform đã giành được chiến thắng nhỏ trong một phiên tòa riêng biệt vào hôm qua. Một thẩm phán phá sản liên bang đã cho phép Terraform Labs đưa ra trát hầu tòa đối với gã khổng lồ FTX đã phá sản.
Theo lời Terraform, FTX đang nắm giữ thông tin và tài liệu liên quan đến việc “bán khống phối hợp” các token của họ - gốc rễ đã gây ra sự sụp đổ toàn đế chế vào tháng 11/2022. Terraform Labs muốn FTX giao nộp thông tin ví, tài khoản và tài sản được sử dụng để giao dịch trên các nền tảng của họ. Trong đó, yêu cầu đính kèm thêm thông tin ví và tài khoản giao dịch UST/LUNA của Jump Trading trên FTX từ ngày 01/05/2021 đến 31/05/2022, cùng bất kỳ thông tin tài khoản và ví nào khác của những người bán khống Terra/Luna trong khoảng thời gian đó.
Trong đơn kiện, SEC chắc chắn Terraform đã bắt tay với Jump Trading để bơm tiền cứu giá UST vào một năm trước khi hệ sinh thái này sụp đổ, điều mà nhà phát hành stablecoin đã phủ nhận.