Cơ quan vũ trụ của Trung Quốc đã thực hiện một vụ phóng thành công tên lửa Long March 5B (Trường Chinh 5B) vào Chủ nhật 24/7, lúc 2:22 chiều theo giờ Bắc Kinh.
Mang theo phòng thí nghiệm mang tên Wentian nặng 22 tấn, nó đã đến trạm vũ trụ Tiangong (Thiên Cung) của Trung Quốc 13 giờ sau đó, theo tờ China Daily. Mô-đun phòng thí nghiệm Wentian (Vấn Thiên) nặng 20 tấn, dài 17,9 mét, sẽ cập cảng ở vị trí phía trước của mô-đun lõi Tianhe (Thiên Hòa), tạo ra một trạm vũ trụ hình chữ T. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử phát triển lĩnh vực không gian của Trung Quốc, một cuộc cập bến sẽ diễn ra với các phi hành gia có mặt trên trạm vũ trụ Tiangong.
Hình ảnh từ vụ phóng mô-đun phòng thí nghiệm Wentian bằng tên lửa hạng nặng Long March 5B
Và tương tự như các lần phóng trước, giai đoạn cốt lõi của tên lửa vẫn ở trong quỹ đạo và hiện được thiết lập để thực hiện một chuyến bay trở lại Trái đất không kiểm soát. Và các nhà khoa học trên toàn cầu đang tự hỏi khi nào thì giai đoạn lõi nặng 21 tấn này sẽ quay trở lại bầu khí quyển và nó sẽ rơi ở đâu.
Về cơ bản, hai nhiệm vụ phóng trước đó của tên lửa Long March 5B đã gây ra đôi chút hỗn loạn cho mọi người sống trên Trái đất. Thay vì quay trở lại một cách có kiểm soát để hạ cánh xuống các khu vực ít dân cư hoặc biển, chúng thường được "thả tự do". Vào tháng 5/2020, các mảnh vỡ từ phần lõi đã rơi xuống một khu vực có người sinh sống dọc theo bờ biển phía tây của châu Phi, trong khi một tên lửa được phóng vào tháng 4/2021 đã rơi xuống khu vực biển Ấn Độ Dương gần Maldives.
Tỷ lệ các mảnh vỡ tên lửa đáp xuống nhà của ai đó là đặc biệt thấp, nhưng rủi ro đối với tính mạng và tài sản của con người vẫn tồn tại. Theo nghiên cứu được công bố hồi đầu tháng này, khả năng một người nào đó thiệt mạng hoặc bị thương do các bộ phận tên lửa rơi sẽ tăng lên khoảng 10% trong thập kỷ tới. Trung Quốc cũng đã bị các tổ chức quốc tế nhắc nhở vì không "chăm sóc tốt" cho các tên lửa của mình, nhưng rõ ràng những lời khuyên này một lần nữa đã bị bỏ qua.
Mang theo phòng thí nghiệm mang tên Wentian nặng 22 tấn, nó đã đến trạm vũ trụ Tiangong (Thiên Cung) của Trung Quốc 13 giờ sau đó, theo tờ China Daily. Mô-đun phòng thí nghiệm Wentian (Vấn Thiên) nặng 20 tấn, dài 17,9 mét, sẽ cập cảng ở vị trí phía trước của mô-đun lõi Tianhe (Thiên Hòa), tạo ra một trạm vũ trụ hình chữ T. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử phát triển lĩnh vực không gian của Trung Quốc, một cuộc cập bến sẽ diễn ra với các phi hành gia có mặt trên trạm vũ trụ Tiangong.
Hình ảnh từ vụ phóng mô-đun phòng thí nghiệm Wentian bằng tên lửa hạng nặng Long March 5B
Về cơ bản, hai nhiệm vụ phóng trước đó của tên lửa Long March 5B đã gây ra đôi chút hỗn loạn cho mọi người sống trên Trái đất. Thay vì quay trở lại một cách có kiểm soát để hạ cánh xuống các khu vực ít dân cư hoặc biển, chúng thường được "thả tự do". Vào tháng 5/2020, các mảnh vỡ từ phần lõi đã rơi xuống một khu vực có người sinh sống dọc theo bờ biển phía tây của châu Phi, trong khi một tên lửa được phóng vào tháng 4/2021 đã rơi xuống khu vực biển Ấn Độ Dương gần Maldives.
Tỷ lệ các mảnh vỡ tên lửa đáp xuống nhà của ai đó là đặc biệt thấp, nhưng rủi ro đối với tính mạng và tài sản của con người vẫn tồn tại. Theo nghiên cứu được công bố hồi đầu tháng này, khả năng một người nào đó thiệt mạng hoặc bị thương do các bộ phận tên lửa rơi sẽ tăng lên khoảng 10% trong thập kỷ tới. Trung Quốc cũng đã bị các tổ chức quốc tế nhắc nhở vì không "chăm sóc tốt" cho các tên lửa của mình, nhưng rõ ràng những lời khuyên này một lần nữa đã bị bỏ qua.
Theo SCMP, Gizmodo