chiplove69
Hero
"...Về vùng quê xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình), hẳn nhiều người không khỏi giật mình trước hình ảnh người phụ nữ hồn nhiên rít thuốc lào rồi thả khói trong sự mê đắm...Cũng tại đây, chuyện chị em phụ nữ tụm năm, tụm bảy buôn chuyện bên khói thuốc lào đã trở thành hình ảnh ấn tượng, khó quên đối với bất kỳ ai làn đầu tiên đặt chân đến căn cứ địa cách mạng này. Tôi đồ rằng, có lẽ trên khắp đất nước Việt Nam, không nơi đâu có số lượng phụ nữ hút thuốc lào đông đảo và sành sỏi như ở miền quê này.
Ân Nghĩa là xã vùng cao của tỉnh Hòa Bình, nơi đây người dân tộc Mường chiếm tỷ lệ khá lớn. Cuộc sống dù đói nghèo nhưng với những người phụ nữ nơi đây họ vẫn miên man trong khói thuốc. Đó cũng là nét văn hóa và là và nếp sống đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người để dù có phải đi xa, ai cũng luôn đau đáu nhớ về. Xung quanh chuyện phụ nữ mê thuốc lào đến đắm đuối ở xã Ân Nghĩa, không ít câu chuyện bi hài đã xảy ra.
Thuốc lào mào đầu câu chuyện
Quan niệm miếng trầu là đầu câu chuyện có lẽ không hẳn đúng với người dân xã Ân Nghĩa bởi với phụ nữ nơi đây, chỉ duy nhất thuốc lào mới được xem là thú tiêu khiển bậc nhất cho sự khởi đầu của cuộc chuyện trò. Mỗi khi gặp nhau hoặc phải tiếp đãi khách quý gần xa, các bà, các cô thường mời nhau điếu thuốc lào để thể hiện sự tôn quý. Cũng không riêng gì những quý bà, quý cô đã có tuổi mà các thiếu nữ, ngay khi vừa bước vào lứa tuổi tròn trăng, đã bắt chước ông bà, cha mẹ cầm điếu hút tập hút thuốc lào và đây là nguyên nhân lý giải vì sao với phụ nữ Mường ở Ân Nghĩa, số tuổi biết hút thuốc lào luôn chiếm hơn nửa phần lớn tuổi đời.
Có mặt tại khu chợ Ré, xã Ân Nghĩa, chúng tôi khá bất ngờ khi tận mắt chứng kiến cảnh hàng trăm cụ bà, phụ nữ tụm ba tụm bảy hút thuốc lào. Trên tay họ những chiếc điếu cày to, làm bằng tre dài đến gần một mét và thay nhau rít những hơi dài, ngẩng mặt lên trời nhả khói mê đắm, sau đó chuyền tay nhau cho người kế bên cùng thưởng thức. Sau mỗi lượt hút, họ lại bàn tán về độ ngon và nặng nhẹ của thuốc. Rất điệu nghệ và chuyên nghiệp. Người dân nơi đây sống khá cởi mở, ân tình.
Khi chúng tôi đến hỏi chuyện, chị Bùi Thị Lan với cái điếu thuốc lào đưa cho tôi nói: Thì chú cứ ăn điếu thuốc lào đi đã rồi ngồi đây trò chuyện. Đàn ông tuổi chú ở đây mà không biết hút là không lấy được vợ đâu. Câu nói nửa đùa nửa thật của chị khiến tôi vừa e ngại vừa có chút gì đó xấu hổ, quanh tôi là những cô gái khá trẻ và xinh xắn nhưng theo các cụ cao niên thì tầm chiêm nghiệm thuốc ngon, dở cũng đến bậc đỉnh cao. Chợ Ré họp tuần 3 phiên vào thứ hai, thứ năm và thứ bảy hàng tuần. Ngoài các mặt hàng gia dụng thông thường thì thuốc lào được xem là mặt hàng nóng và thu hút đông đảo người mua nhất. Bởi vậy, khắp mọi góc ngách khu chợ Ré, đâu đâu cũng bày bán ngổn ngang thuốc lào. Người dân ra đây không chỉ để mua thuốc mà còn để được thỏa sức thử thuốc và miên man trong độ phê thuốc.
Hình ảnh phụ nữ "phê" thuốc lào ở Ân Nghĩa.Đã thành thông lệ, cứ đến phiên chợ, ngay từ tờ mờ sáng, phụ nữ Mường lại đon đả kéo nhau xuống chợ Ré. Đặt chân đến chợ, việc đầu tiên của chị em là lân la khắp các ốt bán thuốc lào, để được tận hưởng và sung sướng với làn khói thuốc, sau đó mua dăm bảy lượng về cho cả nhà dùng hàng ngày. Chị Nguyễn Thị Hiên, một người bán thuốc lào ở chợ Ré chia sẻ: Đây là khu chợ chuyên bán thuốc lào phục vụ bà con người Mường. Thuốc lào ở đây được nhập về từ Tiên Lãng, Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Dường như họ mua thuốc lào còn nhiều hơn là mua thịt, cá, rau, quả.
Thuốc lào ở đây có nhiều loại, mỗi loại có độ nặng nhẹ khác nhau nên trước khi mua họ thường hút thử để chọn loại thuốc hợp với sở thích của mình. Cũng theo chị Hiên, người Mường nơi đây sống dân dã lắm, họ hút thuốc lào bằng cái điếu cày rất to, cả nam giới và nữ giới đều hút. Thường thì phụ nữ khi hút còn có tập quán chuyền tay nhau cùng hút chung một cái điếu. Đó cũng là điều dễ hiểu khi bà con dân tộc Mường nơi đây lại quý thuốc lào hơn cả quý mâm cao cỗ đầy.
Thấy chúng tôi tỏ vẻ lạ lẫm, bà Bùi Thị Khèn miệng còn cuồn cuộn khói thuốc, cười tủm tỉm: Đàn bà, con gái dân tộc Mường ở xã Ân Nghĩa này mà không biết hút thuốc lào mới là chuyện lạ đó chú ạ! Cứ hút dần nó thành quen, hút nhiều nó đâm nghiện, thiếu nó thì vật vã cả ngày không làm được gì, mồm miệng lúc nào cũng thấy nhàn nhạt, khổ lắm. Như tôi năm nay đã ngoài 60 tuổi nhưng hút thuốc lào hơn 40 năm rồi.
Tiếp lời bà Khèn, chị Bùi Thị Nơ kể với niềm tự hào về truyền thống hút thuốc lào của gia đình mình: Tôi bắt đầu hút thuốc lào từ năm 13 tuổi. Ngày trước thấy ông bà hút, tôi bắt chước hút theo rồi nghiện lúc nào không hay. Nay thì con gái và con dâu nhà tôi đều biết hút cả. Chẳng biết chị Nơ nói thật hay đùa, chứ như lời chị thì mới lên 10 tuổi, bé Sen - con gái thứ hai của chị đã được bố mẹ tập tành cho hút thuốc lào. Đến nay mới 17 tuổi nhưng cháu đã hút rất sành sỏi.
Dạo một vòng quanh làng, hầu hết gia đình nào cũng có 1 đến 2 cái điếu cày trong nhà, những gia đình có điều kiện sắm hẳn một bộ điếu to nhỏ, dài ngắn khác nhau. Chị Bùi Thị É, xóm Ngãi bộc bạch: Mỗi khi đi làm cái điếu cày là vật dụng tôi cầm theo, quên thứ gì có thể được chứ không thể quên điếu cày và thuốc lào, không cầm theo mà đến cơn thì vật lắm chú à. Một cán bộ xã Ân Nghĩa chia sẻ, thú hút thuốc lào của phụ nữ ở vùng quê này đã bắt nguồn từ lâu đời. Phần lớn họ hút theo tập tục truyền thống từ đời ông cha để lại, nhưng cũng có nhiều người tìm đến thuốc lào vì nghiện.
Bà Bùi Thị Ủn, người có thâm niên hút thuốc lào hơn 50 năm nay phân trần: Ngày xưa đói nghèo lắm! Lúa gạo không có ăn, nhưng cây thuốc lào thì Pháp nó trồng khắp nơi. Những năm mới lên 12, 13 tuổi theo cha mẹ đi hái lá cây thuốc lá về thái nhỏ, phơi khô sau đó thấy người lớn cuộn lại hút, tôi cũng hút theo. Hút dần cũng thành quen, bây giờ thì đã thành con nghiện rồi, không sao dứt bỏ được.
Bi hài quanh chuyện điếu thuốc lào của các quý bà, quý cô
Quanh chuyện các cô, các bà mê mẩn với cái điếu cày, chúng tôi được nghe người dân nơi đây kể không ít câu chuyện bi hài. Trong những chuyện kể cười ra nước mắt ấy, ấn tượng nhất vẫn là những thử thách không dễ vượt qua của các tân lang, tân nương mỗi khi đến đây chọn vợ hoặc về làng khác làm dâu xứ lạ.
Ở Ân Nghĩa, bà con vẫn kể cho nhau nghe chuyện chàng trai xã bên Hà Văn Xương sang tìm hiểu và xin cưới cô gái Quách Thị Bình. Ngay hôm đầu tiên vừa đặt chân vào nhà gái, biết ý đồ của chàng rể tương lai, bà Bạch Thị Cầu, mẹ cô gái ra yêu cầu, phải hút trước mắt mẹ vợ 3 điếu thuốc lào mới chấp nhận cho tìm hiểu. Anh Xương chưa một lần cầm cái điếu nên xin khất để về nhà tập tành thêm, và gia sư cho chàng không ai khác chính là cô người yêu Quách Thị Bình. Sau nửa tháng ho sù sụ vì khói thuốc, anh này mới đến trình diện mẹ vợ và được bà này đích thân mồi thuốc, châm lửa. Ngay từ lần rít đầu tiên, chưa kịp nhả khói, anh này đã há hốc mồm, mắt trợn ngược ngã vật xuống đất. Từ sau bận ấy, hoảng quá bà mẹ chồng khó tính đã phải bỏ qua tiêu chí kén rể khắt khe này.
Cảnh phụ nữ tụ tập để thưởng thức thuốc lào là hình ảnh thường thấy ở Ân Nghĩa.Cũng liên quan đến việc kén dâu chọn rể, cô gái Đỗ Thị Kiền ở xã Ân Nghĩa 20 tuổi thì về làm dâu ở xã Hang Kia, huyện Mai Châu. Vốn có thâm niên làm bạn với thuốc lào, nên khi về làm dâu nhà người, điều mà cô gái này không ngờ tới là cả nhà chồng không ai đụng đến cái điếu cày, nên việc họ không chấp nhận một cô dâu nghiện thuốc lào cũng là điều dễ hiểu. Không chấp nhận từ bỏ, trong một lần ra chợ huyện, Đỗ Kiền đã lén lút mua cái điếu cày về giấu trên gác bếp, lựa lúc cả nhà đi vắng là chạy vào lôi xuống hút lấy hút để. Khổ nỗi, cái mùi thuốc lào thì không thể giấu vào đâu được.
Cộng với chuyện, vào một trưa hè thanh tĩnh, thấy mọi người đã say giấc trưa, cô Kiền lén xuống nhà làm bi cho đỡ thèm, ai ngờ tiếng rít sòng sọc đã làm cho mọi người tỉnh giấc và bắt quả tang cô con dâu ăn vụng. Sau bận ấy, nhà chồng kiên quyết bắt cô đi cai nghiện, và không còn cách nào khác, họ đưa Kiền đi cai. Kể từ khi thành lập đến thời điểm đó, trung tâm giáo dục lao động xã hội huyện Mai Châu đã phải tiếp nhận một học viên hy hữu, ấy là đến để cai nghiện thuốc lào.
Ở đây, từng có hai gia đình sui gia vì thách nhau hút thuốc mà lao vào nhau quyết ăn thua đủ trong ngày lễ ăn hỏi của con. Cũng vì khói thuốc mà không ít cặp vợ chồng khúc mắc, cơm không lành canh chẳng ngọt vì vợ hút sành điệu hơn chồng. Mỗi câu chuyện là một bài học nho nhỏ mang đậm dấu ấn của đồng bào dân tộc Mường ở Lạc Sơn.
Được biết, hiện nay, giá thuốc lào trung bình từ 30.000 - 35.000 đồng/lạng. Mỗi tháng, một gia đình cũng dùng đến gần nửa cân, tương đương với khoảng 200 nghìn đồng, một số tiền không nhỏ đối với người dân ở vùng núi nghèo. Cuộc sống vỗn đã khó khăn, lại phải trích ra khoản tiền mua thuốc đã khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn khó trăm bề. Không những phải quỵ lụy trước con ma đói, người dân nơi đây cũng không ý thức được tác hại của việc hút thuốc lào. Bởi hút thuốc với họ đã thành thói quen ăn sâu vào máu thịt. Ngoài sở hữu những bộ răng vàng, đen, hầu hết phụ nữ nơi đây thân hình đều gầy còm, hốc hác, thậm chí nhiều người chỉ còn da bọc xương. Thế nhưng, cũng không vì thế mà phụ nữ Mường ở Ân Nghĩa có thể từ bỏ thói quen rít thuốc lào.
Ân Nghĩa là xã vùng cao của tỉnh Hòa Bình, nơi đây người dân tộc Mường chiếm tỷ lệ khá lớn. Cuộc sống dù đói nghèo nhưng với những người phụ nữ nơi đây họ vẫn miên man trong khói thuốc. Đó cũng là nét văn hóa và là và nếp sống đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người để dù có phải đi xa, ai cũng luôn đau đáu nhớ về. Xung quanh chuyện phụ nữ mê thuốc lào đến đắm đuối ở xã Ân Nghĩa, không ít câu chuyện bi hài đã xảy ra.
Thuốc lào mào đầu câu chuyện
Quan niệm miếng trầu là đầu câu chuyện có lẽ không hẳn đúng với người dân xã Ân Nghĩa bởi với phụ nữ nơi đây, chỉ duy nhất thuốc lào mới được xem là thú tiêu khiển bậc nhất cho sự khởi đầu của cuộc chuyện trò. Mỗi khi gặp nhau hoặc phải tiếp đãi khách quý gần xa, các bà, các cô thường mời nhau điếu thuốc lào để thể hiện sự tôn quý. Cũng không riêng gì những quý bà, quý cô đã có tuổi mà các thiếu nữ, ngay khi vừa bước vào lứa tuổi tròn trăng, đã bắt chước ông bà, cha mẹ cầm điếu hút tập hút thuốc lào và đây là nguyên nhân lý giải vì sao với phụ nữ Mường ở Ân Nghĩa, số tuổi biết hút thuốc lào luôn chiếm hơn nửa phần lớn tuổi đời.
Có mặt tại khu chợ Ré, xã Ân Nghĩa, chúng tôi khá bất ngờ khi tận mắt chứng kiến cảnh hàng trăm cụ bà, phụ nữ tụm ba tụm bảy hút thuốc lào. Trên tay họ những chiếc điếu cày to, làm bằng tre dài đến gần một mét và thay nhau rít những hơi dài, ngẩng mặt lên trời nhả khói mê đắm, sau đó chuyền tay nhau cho người kế bên cùng thưởng thức. Sau mỗi lượt hút, họ lại bàn tán về độ ngon và nặng nhẹ của thuốc. Rất điệu nghệ và chuyên nghiệp. Người dân nơi đây sống khá cởi mở, ân tình.
Khi chúng tôi đến hỏi chuyện, chị Bùi Thị Lan với cái điếu thuốc lào đưa cho tôi nói: Thì chú cứ ăn điếu thuốc lào đi đã rồi ngồi đây trò chuyện. Đàn ông tuổi chú ở đây mà không biết hút là không lấy được vợ đâu. Câu nói nửa đùa nửa thật của chị khiến tôi vừa e ngại vừa có chút gì đó xấu hổ, quanh tôi là những cô gái khá trẻ và xinh xắn nhưng theo các cụ cao niên thì tầm chiêm nghiệm thuốc ngon, dở cũng đến bậc đỉnh cao. Chợ Ré họp tuần 3 phiên vào thứ hai, thứ năm và thứ bảy hàng tuần. Ngoài các mặt hàng gia dụng thông thường thì thuốc lào được xem là mặt hàng nóng và thu hút đông đảo người mua nhất. Bởi vậy, khắp mọi góc ngách khu chợ Ré, đâu đâu cũng bày bán ngổn ngang thuốc lào. Người dân ra đây không chỉ để mua thuốc mà còn để được thỏa sức thử thuốc và miên man trong độ phê thuốc.
Hình ảnh phụ nữ "phê" thuốc lào ở Ân Nghĩa.
Thuốc lào ở đây có nhiều loại, mỗi loại có độ nặng nhẹ khác nhau nên trước khi mua họ thường hút thử để chọn loại thuốc hợp với sở thích của mình. Cũng theo chị Hiên, người Mường nơi đây sống dân dã lắm, họ hút thuốc lào bằng cái điếu cày rất to, cả nam giới và nữ giới đều hút. Thường thì phụ nữ khi hút còn có tập quán chuyền tay nhau cùng hút chung một cái điếu. Đó cũng là điều dễ hiểu khi bà con dân tộc Mường nơi đây lại quý thuốc lào hơn cả quý mâm cao cỗ đầy.
Thấy chúng tôi tỏ vẻ lạ lẫm, bà Bùi Thị Khèn miệng còn cuồn cuộn khói thuốc, cười tủm tỉm: Đàn bà, con gái dân tộc Mường ở xã Ân Nghĩa này mà không biết hút thuốc lào mới là chuyện lạ đó chú ạ! Cứ hút dần nó thành quen, hút nhiều nó đâm nghiện, thiếu nó thì vật vã cả ngày không làm được gì, mồm miệng lúc nào cũng thấy nhàn nhạt, khổ lắm. Như tôi năm nay đã ngoài 60 tuổi nhưng hút thuốc lào hơn 40 năm rồi.
Tiếp lời bà Khèn, chị Bùi Thị Nơ kể với niềm tự hào về truyền thống hút thuốc lào của gia đình mình: Tôi bắt đầu hút thuốc lào từ năm 13 tuổi. Ngày trước thấy ông bà hút, tôi bắt chước hút theo rồi nghiện lúc nào không hay. Nay thì con gái và con dâu nhà tôi đều biết hút cả. Chẳng biết chị Nơ nói thật hay đùa, chứ như lời chị thì mới lên 10 tuổi, bé Sen - con gái thứ hai của chị đã được bố mẹ tập tành cho hút thuốc lào. Đến nay mới 17 tuổi nhưng cháu đã hút rất sành sỏi.
Dạo một vòng quanh làng, hầu hết gia đình nào cũng có 1 đến 2 cái điếu cày trong nhà, những gia đình có điều kiện sắm hẳn một bộ điếu to nhỏ, dài ngắn khác nhau. Chị Bùi Thị É, xóm Ngãi bộc bạch: Mỗi khi đi làm cái điếu cày là vật dụng tôi cầm theo, quên thứ gì có thể được chứ không thể quên điếu cày và thuốc lào, không cầm theo mà đến cơn thì vật lắm chú à. Một cán bộ xã Ân Nghĩa chia sẻ, thú hút thuốc lào của phụ nữ ở vùng quê này đã bắt nguồn từ lâu đời. Phần lớn họ hút theo tập tục truyền thống từ đời ông cha để lại, nhưng cũng có nhiều người tìm đến thuốc lào vì nghiện.
Bà Bùi Thị Ủn, người có thâm niên hút thuốc lào hơn 50 năm nay phân trần: Ngày xưa đói nghèo lắm! Lúa gạo không có ăn, nhưng cây thuốc lào thì Pháp nó trồng khắp nơi. Những năm mới lên 12, 13 tuổi theo cha mẹ đi hái lá cây thuốc lá về thái nhỏ, phơi khô sau đó thấy người lớn cuộn lại hút, tôi cũng hút theo. Hút dần cũng thành quen, bây giờ thì đã thành con nghiện rồi, không sao dứt bỏ được.
Bi hài quanh chuyện điếu thuốc lào của các quý bà, quý cô
Quanh chuyện các cô, các bà mê mẩn với cái điếu cày, chúng tôi được nghe người dân nơi đây kể không ít câu chuyện bi hài. Trong những chuyện kể cười ra nước mắt ấy, ấn tượng nhất vẫn là những thử thách không dễ vượt qua của các tân lang, tân nương mỗi khi đến đây chọn vợ hoặc về làng khác làm dâu xứ lạ.
Ở Ân Nghĩa, bà con vẫn kể cho nhau nghe chuyện chàng trai xã bên Hà Văn Xương sang tìm hiểu và xin cưới cô gái Quách Thị Bình. Ngay hôm đầu tiên vừa đặt chân vào nhà gái, biết ý đồ của chàng rể tương lai, bà Bạch Thị Cầu, mẹ cô gái ra yêu cầu, phải hút trước mắt mẹ vợ 3 điếu thuốc lào mới chấp nhận cho tìm hiểu. Anh Xương chưa một lần cầm cái điếu nên xin khất để về nhà tập tành thêm, và gia sư cho chàng không ai khác chính là cô người yêu Quách Thị Bình. Sau nửa tháng ho sù sụ vì khói thuốc, anh này mới đến trình diện mẹ vợ và được bà này đích thân mồi thuốc, châm lửa. Ngay từ lần rít đầu tiên, chưa kịp nhả khói, anh này đã há hốc mồm, mắt trợn ngược ngã vật xuống đất. Từ sau bận ấy, hoảng quá bà mẹ chồng khó tính đã phải bỏ qua tiêu chí kén rể khắt khe này.
Cảnh phụ nữ tụ tập để thưởng thức thuốc lào là hình ảnh thường thấy ở Ân Nghĩa.
Cộng với chuyện, vào một trưa hè thanh tĩnh, thấy mọi người đã say giấc trưa, cô Kiền lén xuống nhà làm bi cho đỡ thèm, ai ngờ tiếng rít sòng sọc đã làm cho mọi người tỉnh giấc và bắt quả tang cô con dâu ăn vụng. Sau bận ấy, nhà chồng kiên quyết bắt cô đi cai nghiện, và không còn cách nào khác, họ đưa Kiền đi cai. Kể từ khi thành lập đến thời điểm đó, trung tâm giáo dục lao động xã hội huyện Mai Châu đã phải tiếp nhận một học viên hy hữu, ấy là đến để cai nghiện thuốc lào.
Ở đây, từng có hai gia đình sui gia vì thách nhau hút thuốc mà lao vào nhau quyết ăn thua đủ trong ngày lễ ăn hỏi của con. Cũng vì khói thuốc mà không ít cặp vợ chồng khúc mắc, cơm không lành canh chẳng ngọt vì vợ hút sành điệu hơn chồng. Mỗi câu chuyện là một bài học nho nhỏ mang đậm dấu ấn của đồng bào dân tộc Mường ở Lạc Sơn.
Được biết, hiện nay, giá thuốc lào trung bình từ 30.000 - 35.000 đồng/lạng. Mỗi tháng, một gia đình cũng dùng đến gần nửa cân, tương đương với khoảng 200 nghìn đồng, một số tiền không nhỏ đối với người dân ở vùng núi nghèo. Cuộc sống vỗn đã khó khăn, lại phải trích ra khoản tiền mua thuốc đã khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn khó trăm bề. Không những phải quỵ lụy trước con ma đói, người dân nơi đây cũng không ý thức được tác hại của việc hút thuốc lào. Bởi hút thuốc với họ đã thành thói quen ăn sâu vào máu thịt. Ngoài sở hữu những bộ răng vàng, đen, hầu hết phụ nữ nơi đây thân hình đều gầy còm, hốc hác, thậm chí nhiều người chỉ còn da bọc xương. Thế nhưng, cũng không vì thế mà phụ nữ Mường ở Ân Nghĩa có thể từ bỏ thói quen rít thuốc lào.