Số tiền rót vốn cho startup tiền mã hóa trong quý III/2023 chỉ đạt dưới 2,1 tỷ USD, mức thấp nhất được ghi nhận kể từ cuối năm 2020.
Mùa đông crypto đã ảnh hưởng đáng kể lên hoạt động gọi vốn của quý III năm nay, theo nghiên cứu mới nhất của nền tảng Messari.
Số vốn mà các công ty tiền mã hóa huy động được trong quý vừa qua chỉ đạt dưới 2,1 tỷ USD, với tổng cộng 297 thương vụ. Đây là con số thấp nhất được ghi nhận kể từ quý IV/2020.
Gọi vốn vòng seed dẫn đầu danh mục nhận tài trợ, 488 triệu USD đã đổ vào 98 thương vụ. Ngược lại, từ vòng Series B trở về sau chỉ chiếm 1,4% giao dịch.
Vòng Strategic lại tăng mạnh từ 0,2% ở quý IV/2021 vọt lên đóng góp đến 22% tỷ trọng trong quý III/2023.
Bất chấp bối cảnh pháp lý khắc nghiệt, 54% đơn vị đầu tư mạo hiểm đang hoạt động đến từ Hoa Kỳ, thậm chí nhiều hơn cả phần còn lại của thế giới.
Khẩu vị đầu tư đang tập trung vào các dự án giai đoạn đầu và mảng cơ sở hạ tầng, thay vì các ứng dụng hướng tới người dùng như trước.
Các VC có vẻ thận trọng với ít giao dịch hơn và quy mô đầu tư trung bình cũng ngày càng nhỏ hơn nhiều.
Trong khi đó, thị trường crypto từng chứng kiến vốn huy động lên đến 17,5 tỷ USD mà 900 thỏa thuận đã mang lại cho quý I/2022. Song, lợi nhuận đã bắt đầu lao dốc kể từ hàng loạt bê bối trong năm như cú sập đổ kinh hoàng của hệ sinh thái Terra (tháng 5) hay đế chế FTX (tháng 11)…
Bước sang hai quý đầu năm 2023, mảng gọi vốn crypto vẫn được duy trì ở mức ổn định, với tổng cộng khoảng 7,5 tỷ USD từ 200 giao dịch, xấp xỉ quý IV/2022. Song, phong độ tài trợ lại tiếp tục đi xuống trong quý III vừa qua và đã bị ảnh hưởng mất 36%.
Mùa đông crypto đã ảnh hưởng đáng kể lên hoạt động gọi vốn của quý III năm nay, theo nghiên cứu mới nhất của nền tảng Messari.
Số vốn mà các công ty tiền mã hóa huy động được trong quý vừa qua chỉ đạt dưới 2,1 tỷ USD, với tổng cộng 297 thương vụ. Đây là con số thấp nhất được ghi nhận kể từ quý IV/2020.
Gọi vốn vòng seed dẫn đầu danh mục nhận tài trợ, 488 triệu USD đã đổ vào 98 thương vụ. Ngược lại, từ vòng Series B trở về sau chỉ chiếm 1,4% giao dịch.
Vòng Strategic lại tăng mạnh từ 0,2% ở quý IV/2021 vọt lên đóng góp đến 22% tỷ trọng trong quý III/2023.
Bất chấp bối cảnh pháp lý khắc nghiệt, 54% đơn vị đầu tư mạo hiểm đang hoạt động đến từ Hoa Kỳ, thậm chí nhiều hơn cả phần còn lại của thế giới.
Khẩu vị đầu tư đang tập trung vào các dự án giai đoạn đầu và mảng cơ sở hạ tầng, thay vì các ứng dụng hướng tới người dùng như trước.
Các VC có vẻ thận trọng với ít giao dịch hơn và quy mô đầu tư trung bình cũng ngày càng nhỏ hơn nhiều.
Binance Labs là nhà đầu tư hoạt động sôi nổi nhất trong mảng DeFi, kế đến là Base và Polygon."Tuy nhiên, xu hướng này có thể không kéo dài được lâu bởi các nhà đầu tư sẽ dần nhận ra nếu không tạo ra các ứng dụng crypto hướng tới người dùng, các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng cũng sẽ trở nên vô nghĩa.”, đội ngũ nghiên cứu của Messari nêu ý kiến.
Trong khi đó, thị trường crypto từng chứng kiến vốn huy động lên đến 17,5 tỷ USD mà 900 thỏa thuận đã mang lại cho quý I/2022. Song, lợi nhuận đã bắt đầu lao dốc kể từ hàng loạt bê bối trong năm như cú sập đổ kinh hoàng của hệ sinh thái Terra (tháng 5) hay đế chế FTX (tháng 11)…
Bước sang hai quý đầu năm 2023, mảng gọi vốn crypto vẫn được duy trì ở mức ổn định, với tổng cộng khoảng 7,5 tỷ USD từ 200 giao dịch, xấp xỉ quý IV/2022. Song, phong độ tài trợ lại tiếp tục đi xuống trong quý III vừa qua và đã bị ảnh hưởng mất 36%.