Theo CNBC, Ben Armstrong là một KOL có ảnh hướng lớn trong lĩnh vực crypto. Hiện kênh YouTube của anh đã thu hút hơn 1,5 triệu người đăng ký.
Suốt nhiều năm qua, Armstrong nhận hợp đồng quảng cáo sản phẩm của các công ty tiền mã hóa. Tuy nhiên, việc thị trường lao dốc vào đầu tháng 1 đã gây thiệt hại cho chính người xem. Giờ đây, Armstrong chỉ còn biết hối hận và chấm dứt mọi hợp đồng từng tham gia.
Sau khi liên tục được bơm tiền thổi giá, đội ngũ phát triển DistX xả toàn bộ lượng token nắm giữ và biến mất, để lại sự ngơ ngác trên khuôn mặt của nhà đầu tư. So với mức đỉnh, token này đã giảm 99% giá trị.
Armstrong từng kiếm hơn 30.000 USD cho một video quảng cáo và có thể dễ dàng thu về hơn 100.000 USD/tháng nếu chỉ tính riêng các nội dung tương tự.
Trong khi Armstrong đã dừng các hợp đồng quảng cáo từ đầu năm, nhiều KOL khác trong lĩnh vực này vẫn cố gắng khai thác thị trường béo bở. Một số nhân vật sẵn sàng nhận hàng nghìn USD chỉ để quảng bá những dự án đáng ngờ.
Đầu năm, một tài khoản ẩn danh đã đăng tải trên Twitter danh sách 44 KOL chuyên quảng cáo tiền mã hóa cùng thù lao. Một số nhận tới 65.000 USD cho mỗi video.
Armstrong cho biết đã sử dụng toàn bộ số tiền kiếm được từ việc quảng cáo DistX để hoàn tiền cho những người theo dõi kênh chịu thiệt hại. Tuy nhiên, đây không phải đồng tiền số duy nhất giảm mạnh sau khi được Armstrong quảng cáo. Trên thực tế, hầu hết video về những dự án thất bại khác như Ethereum Yield, Cypherium, MYX Network đều bị xóa khỏi kênh.
CNBC đã liên hệ với những KOL xuất hiện trong danh sách. Một số cho rằng câu chuyện đã bị thổi phồng, số khác thừa nhận kiếm được tối thiểu 1.000 USD cho mỗi video quảng cáo.
Ngày nay, phần lớn KOL đều thông báo trước về việc quảng cáo dự án trong video. Dẫu vậy, các cơ quan quản lý vẫn cảnh báo tình trạng thiếu minh bạch.
Theo Joe Rotunda - Giám đốc bộ phận thực thi của Ủy ban Chứng khoán bang Texas, nhiều chương trình quảng cáo không những không cảnh báo người xem mà còn cổ súy cho tình trạng gian lận.
Ông đồng thời cảnh báo tình trạng gia tăng gian lận khi sự quan tâm về crypto và metaverse ngày càng phát triển.
Để chiêu dụ nhà đầu tư, các dự án lừa đảo tuyển dụng KOL và trả tiền quảng cáo sản phẩm trên YouTube. Trả lời CNBC, một KOL có tên FLOZIN cho biết không nhận được bất kỳ thù lao nào cho những video quảng cáo. Tuy nhiên theo tìm hiểu, người này đã xóa các video quảng cáo trước đó sau khi được yêu cầu bình luận.
Bên cạnh YouTuber, một số chính trị gia như Hạ nghị sĩ Madison Cawthorn thuộc đảng Cộng hòa cũng dính vào lùm xùm liên quan đến quảng cáo dự án lừa đảo.
Một báo cáo tiết lộ Cawthorn đã mua khoảng 100.000-250.000 USD token của dự án “Let’s Go Brandon”. Ông cũng xuất hiện trong một bức ảnh chụp với nhà phát triển dự án trên mạng xã hội. Thông tin này nhanh chóng giúp dự án nhận được một thỏa thuận tài trợ và tăng trưởng 75% giá trị.
Cawthorn cho biết đã bán toàn bộ số token nắm giữ ngay sau đó. Vài tuần sau, hợp đồng tài trợ bị hủy bỏ và đồng tiền số sụp đổ.
Taylor Monahan - Trưởng bộ phận sản phẩm tại ví điện tử MetaMask - phản đối tất cả mối quan hệ hợp tác với các KOL liên quan đến tiền mã hóa. Song, việc hạn chế hoàn toàn quảng cáo trực tuyến có thể gây ra những tác động tiêu cực đến thị trường.
Đối với Armstrong, quyết định ngừng nhận hợp đồng quảng cáo dự án đã trút bỏ hết gánh nặng. YouTuber này nay đã có thể đăng tải nội dung một cách tự do và không bị ràng buộc bởi bất kỳ yếu tố nào.
Suốt nhiều năm qua, Armstrong nhận hợp đồng quảng cáo sản phẩm của các công ty tiền mã hóa. Tuy nhiên, việc thị trường lao dốc vào đầu tháng 1 đã gây thiệt hại cho chính người xem. Giờ đây, Armstrong chỉ còn biết hối hận và chấm dứt mọi hợp đồng từng tham gia.
Gây thiệt hại cho người xem
Mùa thu năm 2020, Armstrong công bố hợp tác với một loại tiền mã hóa có tên DistX. Ý tưởng của dự án là ngăn chặn các chiêu trò gian lận trong thị trường crypto. Không lâu sau, Armstrong chợt nhận ra bản thân dự án đã là một trò lừa đảo.Sau khi liên tục được bơm tiền thổi giá, đội ngũ phát triển DistX xả toàn bộ lượng token nắm giữ và biến mất, để lại sự ngơ ngác trên khuôn mặt của nhà đầu tư. So với mức đỉnh, token này đã giảm 99% giá trị.
Armstrong từng kiếm hơn 30.000 USD cho một video quảng cáo và có thể dễ dàng thu về hơn 100.000 USD/tháng nếu chỉ tính riêng các nội dung tương tự.
Trong khi Armstrong đã dừng các hợp đồng quảng cáo từ đầu năm, nhiều KOL khác trong lĩnh vực này vẫn cố gắng khai thác thị trường béo bở. Một số nhân vật sẵn sàng nhận hàng nghìn USD chỉ để quảng bá những dự án đáng ngờ.
Đầu năm, một tài khoản ẩn danh đã đăng tải trên Twitter danh sách 44 KOL chuyên quảng cáo tiền mã hóa cùng thù lao. Một số nhận tới 65.000 USD cho mỗi video.
Armstrong cho biết đã sử dụng toàn bộ số tiền kiếm được từ việc quảng cáo DistX để hoàn tiền cho những người theo dõi kênh chịu thiệt hại. Tuy nhiên, đây không phải đồng tiền số duy nhất giảm mạnh sau khi được Armstrong quảng cáo. Trên thực tế, hầu hết video về những dự án thất bại khác như Ethereum Yield, Cypherium, MYX Network đều bị xóa khỏi kênh.
CNBC đã liên hệ với những KOL xuất hiện trong danh sách. Một số cho rằng câu chuyện đã bị thổi phồng, số khác thừa nhận kiếm được tối thiểu 1.000 USD cho mỗi video quảng cáo.
Ngày nay, phần lớn KOL đều thông báo trước về việc quảng cáo dự án trong video. Dẫu vậy, các cơ quan quản lý vẫn cảnh báo tình trạng thiếu minh bạch.
Theo Joe Rotunda - Giám đốc bộ phận thực thi của Ủy ban Chứng khoán bang Texas, nhiều chương trình quảng cáo không những không cảnh báo người xem mà còn cổ súy cho tình trạng gian lận.
Thị trường béo bở của giới lừa đảo
Mới đây, Rotunda và các cộng sự đã phát hiện hoạt động lừa đảo trong hai dự án metaverse nhờ vào các video quảng cáo bởi người nổi tiếng trên YouTube. Những video này đều có trên 80.000 lượt xem.Ông đồng thời cảnh báo tình trạng gia tăng gian lận khi sự quan tâm về crypto và metaverse ngày càng phát triển.
Để chiêu dụ nhà đầu tư, các dự án lừa đảo tuyển dụng KOL và trả tiền quảng cáo sản phẩm trên YouTube. Trả lời CNBC, một KOL có tên FLOZIN cho biết không nhận được bất kỳ thù lao nào cho những video quảng cáo. Tuy nhiên theo tìm hiểu, người này đã xóa các video quảng cáo trước đó sau khi được yêu cầu bình luận.
Bên cạnh YouTuber, một số chính trị gia như Hạ nghị sĩ Madison Cawthorn thuộc đảng Cộng hòa cũng dính vào lùm xùm liên quan đến quảng cáo dự án lừa đảo.
Một báo cáo tiết lộ Cawthorn đã mua khoảng 100.000-250.000 USD token của dự án “Let’s Go Brandon”. Ông cũng xuất hiện trong một bức ảnh chụp với nhà phát triển dự án trên mạng xã hội. Thông tin này nhanh chóng giúp dự án nhận được một thỏa thuận tài trợ và tăng trưởng 75% giá trị.
Cawthorn cho biết đã bán toàn bộ số token nắm giữ ngay sau đó. Vài tuần sau, hợp đồng tài trợ bị hủy bỏ và đồng tiền số sụp đổ.
Taylor Monahan - Trưởng bộ phận sản phẩm tại ví điện tử MetaMask - phản đối tất cả mối quan hệ hợp tác với các KOL liên quan đến tiền mã hóa. Song, việc hạn chế hoàn toàn quảng cáo trực tuyến có thể gây ra những tác động tiêu cực đến thị trường.
Đối với Armstrong, quyết định ngừng nhận hợp đồng quảng cáo dự án đã trút bỏ hết gánh nặng. YouTuber này nay đã có thể đăng tải nội dung một cách tự do và không bị ràng buộc bởi bất kỳ yếu tố nào.