Học phần cứng hay phần mềm có tương laj hơn

Bjnh chon


  • Total voters
    45
tất nhiên là phần mềm đó cậu, phần cứng ngày càng rẻ bèo nhèo ...
 
Nên học kinh tế đi làm thú vị hơn lương cao hơn It ngày càng chán:binhsua162:
 
học phần mềm đi. phần cứng sẽ khó có cơ hội phát triển khả năng
 
Câu hỏj như tiêu đề. xét cùng đjều kiện là học giỏi. dùng dtdđ nên hơj vắn tắt.
Nếu cùng dk là giỏi thì ngành nào cũng có tương lai cả.
Không có phần cứng thì lấy gì có phần mềm !??
Không có phần cứng thì phần mềm điều khiển cái gì !??
Đúng ra nếu đi theo phần mềm ngay từ đầu thì rất tốt vì sẽ có thể vào chuyên sâu trong thời gian ngắn nhất.
Tuy nhiên nếu muốn rút ngắn thời gian nhưng vẫn đảm bảo "tương lai" thì phần cứng 30% còn phần mềm 70% là chuẩn nhất (biết rõ cái mình sẽ lập trình cái gì trên phần cứng ra sao thì sẽ code được những phần mềm tốt nhất với phần cứng đó)
VD: muốn lập trình cho Android hay MAC mà chả biết nó chạy với phần cứng ra sao thì sao viết phần mềm cho nó...
#Con đường ngắn nhất nhưng chưa chắc là dễ đi nhất :)
~~ Gà nhưng cũng bon chen phát biểu đừng ném đá :D ~~
 
Phần nào giờ cũng khó nhai lắm. Giờ nhan nhản các quảng cáo thiết kế trọn web giá 2-3 chai.
Đi bên Database thấy ngon hơn.
 
vote 1 phieu cho phần mềm, nhưng nếu có thể nên học cả hai ,hiểu biết nhiều sẽ có lợi hơn cho công việc sau này:)
 
Thật ra cả 2 cái điều hay, nhưng mình chỉ có ý kiến:
Nếu học phần cứng càng ngày có biết bao phần cứng ra đời bạn có theo kịp hay không? Một điều nữa là khi học phần cứng có nghĩa là bạn bị động vào công ty.
Học phần mềm thì bạn có thể chủ động và nếu bạn giỏi có thể viết phần mềm cho mấy công ty làm phần cứng chẳng hạn :binhsua162:
 
học bất cứ cái gì cũng có tương lai cả

với điều kiện là đã học cái gì thì phải pro cái đó,

lơ mơ thì cũng có tương lai, có điều tương lại ảm đạm thôi bạn ạ.

=> thích cái nào học cái đó
 
Thật ra cả 2 cái điều hay, nhưng mình chỉ có ý kiến:
Nếu học phần cứng càng ngày có biết bao phần cứng ra đời bạn có theo kịp hay không? Một điều nữa là khi học phần cứng có nghĩa là bạn bị động vào công ty.
Các phần cứng đời sau luôn kế thừa đời trước => cấu trúc tương đương như nhau nên có thể không khó để theo kịp (tuy cũng hơi mệt đấy). Riêng bị động thì không thể đâu bạn, vì đã là phần cứng cho 1 công ty thì việc lựa chọn phần cứng theo chuẩn luôn được đặt lên hàng đầu, mà bạn đã biết về phần cứng đó thì còn gì là bị động ? Có khi lại là chủ động đấy chứ.
Học phần mềm thì bạn có thể chủ động và nếu bạn giỏi có thể viết phần mềm cho mấy công ty làm phần cứng chẳng hạn :binhsua162:
Chuẩn luôn, nhưng ko biết về phần cứng của công ty đó thì... viết kiểu gì :) Tùy vào điều kiện công việc cũng như là... đam mê của bạn thôi (có người không biết rõ về phần cứng nhưng vẫn viết được phần mềm tốt dựa trên các phần cứng chuẩn chung và ngược lại)
 
Nếu đã giỏi mà có thể tự tin nằm trong top 5% những người giỏi nhất thì cả phần cứng hay phần mềm bạn đều có tương lai cả. Còn ở VN thì mình tham khảo ở rất nhiều công ty thì có 1 sự thật khá bạc với coder. Hiện nay ở trong nước, các công ty phần mềm lớn như FPT thì đa phần đều chỉ là gia công phần mềm (tức là được nước ngoài VD như Nhật Bản lập dự án, lên các module chương trình rồi thuê coder Việt giá rẻ code) hoặc như 1 số công ty phần mềm nhỏ thì sẽ đi đến từng doanh nghiệp để chào hàng rồi đc các doanh nghiệp đó thuê. Họ sẽ phải nghiên cứu và tìm hiểu yêu cầu, mục đích, lĩnh vực kinh doanh của từng doanh nghiệp rồi mới viết phần mềm. Đến doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực khác lại làm như thế nên không sử dụng lại được những sản phẩm đã code nhiều mà lương cho coder ko phải rẻ nên không lãi được mấy. Với các công ty này thì chỉ cầm cự để trả lương cho coder thôi chứ ko phát triển và mở rộng lớn đc. Để có thể kinh doanh phần mềm đạt được lợi nhuận cao thì phải có sản phẩm đóng hoàn chỉnh (tức là các phần mềm có thể bán cho nhiều cá nhân, tổ chức mà ko phải sửa đổi gì chỉ cần đi tiếp thị và quảng cáo sản phẩm thôi) rất phổ biến ở nước ngoài nhưng VN thì chỉ đếm trên đầu ngón tay như phần mềm kế toán MISA (tuy thế họ lại lấy số lượng để làm lãi chứ giá sản phẩm lại khá rẻ).
Rất nhiều các công ty đang dần chuyển sang sản xuất các sản phẩm về phần cứng (các sản phẩm trong chương trình nhân tài đất Việt có rất nhiều) như các sản phẩm cho ngôi nhà thông minh, máy chống trộm cho ATM... Các sản phẩm này cũng có 1 chút code nhưng nặng bảo mật và am hiểu về phần cứng như mạch điện, chip hơn. Đây đều là các sản phẩm đóng gói có thể sản xuất hàng loạt và đc bán cho nhiều người mà ko phải sửa gì cả nên đem lại lợi nhuận lớn cho công ty. Cái khó của các sản phẩm này đa phần là về ý tưởng.
Đây là đôi điều mình được các bậc đàn anh đi trước chia sẻ, mong có thể giúp bạn lựa chọn được hướng đi đúng đắn.
 
Nếu cùng dk là giỏi thì ngành nào cũng có tương lai cả.
Không có phần cứng thì lấy gì có phần mềm !??
Không có phần cứng thì phần mềm điều khiển cái gì !??
Đúng ra nếu đi theo phần mềm ngay từ đầu thì rất tốt vì sẽ có thể vào chuyên sâu trong thời gian ngắn nhất.
Tuy nhiên nếu muốn rút ngắn thời gian nhưng vẫn đảm bảo "tương lai" thì phần cứng 30% còn phần mềm 70% là chuẩn nhất (biết rõ cái mình sẽ lập trình cái gì trên phần cứng ra sao thì sẽ code được những phần mềm tốt nhất với phần cứng đó)
VD: muốn lập trình cho Android hay MAC mà chả biết nó chạy với phần cứng ra sao thì sao viết phần mềm cho nó...
#Con đường ngắn nhất nhưng chưa chắc là dễ đi nhất :)
~~ Gà nhưng cũng bon chen phát biểu đừng ném đá :D ~~

Chú này đáng bị ăn đá :))
Khẳng định luôn là học phần mềm có thể ko cần biết tí tẹo gì về phần cứng. Trong phần mềm còn có nhiều thứ: testing, coding, analysis rồi lập trình thì có application, web app, distribute app,...còn cái chuyện giao tiếp với phần cứng thì có firmware (phần dẻo), các framework và OS đảm nhiệm trừ khi chú định học mấy cái này =))
Trong phần mềm còn có cả Phần mềm nhúng nhưng cũng chả cần biết sâu vào phần cứng

cái gì cũng được miễn là có niềm đam mê :binhsua113:

Chuẩn
Mình thấy mọi người vẫn nói ngành nào cũng cần đam mê nhưng chưa chắc. Có thể ko đam mê vẫn làm đuọc kế toán, bác sĩ thì người ta nói đến lương tâm nghề nghiệp,...còn lập trình đôi khi sản phầm chỉ gói gọn trong vài chục dòng code nhưng ko có đam mê để theo đuổi rất dễ close project ko thời hạn, còn trót vào cty thì bắt buộc phải cố đấm ăn xôi rất ức chế thần kinh
 
học phần mềm đi bác, có thể theo kịp công nghệ của tụi tây
còn giờ mà học phần cứng thì.. vd như VN, giờ mới có chip của riêng mình
 
thấy hỏi câu này thì học phần gì cũng chẳng có tương lai nổi.
Bạn thật sự đam mê cái gì thì theo đuổi cái đó.Nó không có chút tương lai nào cũng phải theo đuổi đến cùng.Mọi việc đều thay đổi liên tục.Hnay là 1 tương lai tươi sáng nhưng ai cũng ùa vào thì ngày mai là 1 cái lỗ đen to dùng.
 
cái nào cũng có tương lai, quan trọng mình biết định hướng nó bằng khả năng và thực lực của mình thôi!
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
419,454
Messages
7,086,108
Members
171,506
Latest member
henrykun263

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom