Ngoài ra, Ủy ban Giao dịch Chứng khoán và Phái sinh Hong Kong (SFC) cũng sẽ công bố danh sách dành riêng cho các nền tảng giao dịch đáng ngờ.
Theo thông báo vào ngày 25/09/2023, SFC cho biết sẽ công bố "Danh sách các nền tảng giao dịch tài sản ảo đã được cấp phép (VATPs)", "Danh sách VATPs đã đóng cửa" với khoảng thời gian cụ thể, "Danh sách VATPs được xem là đã được cấp phép sẽ hoạt động kể từ ngày 01/06/2024", và "Danh sách các tổ chức đang nộp đơn xin cấp phép VATPs".
Ngoài ra, trong một cuộc phỏng vấn riêng với kênh truyền thông địa phương RTHK, Giám đốc Giấy phép của SFC còn tiết lộ hiện tại có 4 công ty đang trong quá trình nộp đơn xin cấp phép là HKVAX, HKBitEx, Hong Kong BGE Limited, và Victory Securities.
Sau 2 tháng áp dụng chính sách "cởi mở" với tiền mã hoá, tính đến thời điểm hiện tại mới chỉ có 2 sàn giao dịch được cấp phép để cung cấp giao dịch crypto ở Hong Kong cho các nhà đầu tư cá nhân là HashKey và OSL. Một số cái tên lớn khác như OKX, Huobi,...cũng đã thi nhau nộp đơn xin giấy phép và đang đợi kết quả từ SFC.
Hành động này diễn ra sau vụ bê bối JPEX ở Hong Kong dẫn đến bắt giữ một KOL có liên quan. Như Coin68 đưa tin, SFC đã cáo buộc không có đơn vị nào thuộc tập đoàn JPEX được cơ quan cấp phép, do đó sàn giao dịch đang hoạt động bất hợp pháp tại Hong Kong. Sau khi nhận cảnh báo, JPEX đã điều chỉnh hoạt động và chính sách kinh doanh của mình, cụ thể là tăng phí rút tiền lên thành 980 USDT và hạn mức rút tiền tối đa 1.000 USD.
Động thái mới nhất của SFC nhằm tăng cường phổ biến thông tin và giáo dục nhà đầu tư trên các nền tảng giao dịch tài sản ảo. Qua đó, công chúng sẽ dễ dàng xác định các trang web cũng như nền tảng giao dịch đáng ngờ và hiểu rõ hơn về những rủi ro tiềm ẩn.
Theo thông báo vào ngày 25/09/2023, SFC cho biết sẽ công bố "Danh sách các nền tảng giao dịch tài sản ảo đã được cấp phép (VATPs)", "Danh sách VATPs đã đóng cửa" với khoảng thời gian cụ thể, "Danh sách VATPs được xem là đã được cấp phép sẽ hoạt động kể từ ngày 01/06/2024", và "Danh sách các tổ chức đang nộp đơn xin cấp phép VATPs".
Bà Elizabeth Wong, Giám đốc Giấy phép và Trưởng phòng Bộ phận Fintech của SFC, khẳng định việc công bố danh sách các tổ chức nộp đơn đăng ký sẽ cho phép công chúng kiểm tra kỹ lưỡng xem một nền tảng có đưa ra các tuyên bố sai lệch về giấy phép hay không."Để giúp công chúng dễ dàng xác định các VATP đáng ngờ đang hoạt động tại Hong Kong và nâng cao nhận thức, SFC sẽ cải thiện và công bố danh sách đặc biệt về các VATP đáng ngờ, có thể truy cập dễ dàng và nổi bật trên trang web của SFC".
Ngoài ra, trong một cuộc phỏng vấn riêng với kênh truyền thông địa phương RTHK, Giám đốc Giấy phép của SFC còn tiết lộ hiện tại có 4 công ty đang trong quá trình nộp đơn xin cấp phép là HKVAX, HKBitEx, Hong Kong BGE Limited, và Victory Securities.
Sau 2 tháng áp dụng chính sách "cởi mở" với tiền mã hoá, tính đến thời điểm hiện tại mới chỉ có 2 sàn giao dịch được cấp phép để cung cấp giao dịch crypto ở Hong Kong cho các nhà đầu tư cá nhân là HashKey và OSL. Một số cái tên lớn khác như OKX, Huobi,...cũng đã thi nhau nộp đơn xin giấy phép và đang đợi kết quả từ SFC.
Hành động này diễn ra sau vụ bê bối JPEX ở Hong Kong dẫn đến bắt giữ một KOL có liên quan. Như Coin68 đưa tin, SFC đã cáo buộc không có đơn vị nào thuộc tập đoàn JPEX được cơ quan cấp phép, do đó sàn giao dịch đang hoạt động bất hợp pháp tại Hong Kong. Sau khi nhận cảnh báo, JPEX đã điều chỉnh hoạt động và chính sách kinh doanh của mình, cụ thể là tăng phí rút tiền lên thành 980 USDT và hạn mức rút tiền tối đa 1.000 USD.
Động thái mới nhất của SFC nhằm tăng cường phổ biến thông tin và giáo dục nhà đầu tư trên các nền tảng giao dịch tài sản ảo. Qua đó, công chúng sẽ dễ dàng xác định các trang web cũng như nền tảng giao dịch đáng ngờ và hiểu rõ hơn về những rủi ro tiềm ẩn.