Nhân kỷ niệm 13 năm ngày Bitcoin được sử dụng để mua chiếc bánh pizza đầu tiên, thị trường crypto đã chứng kiến sự xuất hiện của hàng loạt memecoin và nhiều trong số này là các vụ lừa đảo.
Theo dữ liệu từ DEXTools, chỉ trong vòng 24h qua, đã có đến 14 đồng meme liên quan đến pizza được phát hành trên thị trường. Tuy nhiên, lại có ít nhất 4 đồng trong số đó đã rug pull hoặc có dấu hiệu đánh cắp tiền từ nhà đầu tư. Đồng thời, cũng có khoảng 5 dự án bị nghi ngờ sử dụng chiêu thức honeypot, khiến người tham gia chỉ có thể bán lại token cho người tạo contract.
Bitcoin Pizza Day là một trong những cột mốc mang ý nghĩa lịch sử của thị trường tiền mã hóa. Vào ngày 22/05/2010 năm xưa, Bitcoin đã được sử dụng để mua sản phẩm ngoài đời thực lần đầu tiên. Lúc bấy giờ, với mong muốn thúc đẩy sự công nhận đối với Bitcoin, Laszlo Hanyecz - một nhà phát triển và cũng là một trong những thợ đào BTC đầu tiên, đã quyết định chi đến 10.000 BTC để mua 2 chiếc bánh pizza. Và hôm qua là kỷ niệm tròn 13 năm ngày Bitcoin Pizza Day và nhiều token ăn theo chủ đề này cũng đã ra đời.
Đồng meme đầu tiên trong danh sách rug pull là PIZZA. Đáng tiếc rằng nó chỉ tồn tại trong vỏn vẹn 8 phút trước khi nhóm dự án thay đổi phí bán (sell tax) khiến nhà đầu tư không kịp trở tay. Có tổng cộng 34 nhà giao dịch đã mua PIZZA và gánh chịu thiệt hại là 0.9892 ETH (1.800 USD).
Kế đến là Bitcoin Pizza và Pizza Inu, đã cuỗm đi hơn 12.000 USD từ các nhà đầu tư. Theo sau là ETHPIZZA và BPIZZA, với vốn hóa lần lượt là 40.000 USD và 100.000 USD, cũng đã gây thiệt hại đáng kể cho người dùng. Trong trường hợp này, người tạo contract cho dừng cơ chế bán token, khiến nhà đầu tư không thể bán lại và mất trắng số vốn của mình.
Hiện có rất nhiều cách để các dự án rug pull và lừa đảo nhà đầu tư, một trong số đó sửa đổi phí bán trong smart contract đã kể trên. Khi thuế bán dâng lên quá cao, chủ sở hữu sẽ không thể bán đi tài sản của mình để thu hồi lại vốn. Một hình thức lừa đảo phổ biến khác nữa là chủ dự án nắm phần lớn token, chờ giá tăng cao rồi bán tháo, rút cạn thanh khoản và giá token cũng về “chầu trời”.
Thị trường tiền mã hóa có tiềm năng lớn, nhưng cũng đi kèm với rủi ro cao. Người dùng hãy luôn cảnh giác và chỉ đầu tư số tiền mà bạn chấp nhận mất đi. Quan trọng nhất, hãy luôn dành thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng về dự án trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Theo dữ liệu từ DEXTools, chỉ trong vòng 24h qua, đã có đến 14 đồng meme liên quan đến pizza được phát hành trên thị trường. Tuy nhiên, lại có ít nhất 4 đồng trong số đó đã rug pull hoặc có dấu hiệu đánh cắp tiền từ nhà đầu tư. Đồng thời, cũng có khoảng 5 dự án bị nghi ngờ sử dụng chiêu thức honeypot, khiến người tham gia chỉ có thể bán lại token cho người tạo contract.
Bitcoin Pizza Day là một trong những cột mốc mang ý nghĩa lịch sử của thị trường tiền mã hóa. Vào ngày 22/05/2010 năm xưa, Bitcoin đã được sử dụng để mua sản phẩm ngoài đời thực lần đầu tiên. Lúc bấy giờ, với mong muốn thúc đẩy sự công nhận đối với Bitcoin, Laszlo Hanyecz - một nhà phát triển và cũng là một trong những thợ đào BTC đầu tiên, đã quyết định chi đến 10.000 BTC để mua 2 chiếc bánh pizza. Và hôm qua là kỷ niệm tròn 13 năm ngày Bitcoin Pizza Day và nhiều token ăn theo chủ đề này cũng đã ra đời.
Đồng meme đầu tiên trong danh sách rug pull là PIZZA. Đáng tiếc rằng nó chỉ tồn tại trong vỏn vẹn 8 phút trước khi nhóm dự án thay đổi phí bán (sell tax) khiến nhà đầu tư không kịp trở tay. Có tổng cộng 34 nhà giao dịch đã mua PIZZA và gánh chịu thiệt hại là 0.9892 ETH (1.800 USD).
Kế đến là Bitcoin Pizza và Pizza Inu, đã cuỗm đi hơn 12.000 USD từ các nhà đầu tư. Theo sau là ETHPIZZA và BPIZZA, với vốn hóa lần lượt là 40.000 USD và 100.000 USD, cũng đã gây thiệt hại đáng kể cho người dùng. Trong trường hợp này, người tạo contract cho dừng cơ chế bán token, khiến nhà đầu tư không thể bán lại và mất trắng số vốn của mình.
Hiện có rất nhiều cách để các dự án rug pull và lừa đảo nhà đầu tư, một trong số đó sửa đổi phí bán trong smart contract đã kể trên. Khi thuế bán dâng lên quá cao, chủ sở hữu sẽ không thể bán đi tài sản của mình để thu hồi lại vốn. Một hình thức lừa đảo phổ biến khác nữa là chủ dự án nắm phần lớn token, chờ giá tăng cao rồi bán tháo, rút cạn thanh khoản và giá token cũng về “chầu trời”.
Thị trường tiền mã hóa có tiềm năng lớn, nhưng cũng đi kèm với rủi ro cao. Người dùng hãy luôn cảnh giác và chỉ đầu tư số tiền mà bạn chấp nhận mất đi. Quan trọng nhất, hãy luôn dành thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng về dự án trước khi đưa ra quyết định đầu tư.