Cơn sốt ChatGPT lan sang lĩnh vực tiền mã hóa khi hàng loạt dự án có tên BingChatGPT mọc lên, lừa người dùng chuyển tiền rồi nhanh chóng biến mất.
Theo CoinTelegraph, công ty bảo mật blockchain PeckShield đã phát hiện hàng chục dự án "lùa gà" ăn theo ChatGPT. Trong số đó, ít nhất hai token mất 100% giá trị, trong khi khoảng một phần ba đã sụt giảm hơn 65%.
PeckShield nhận định đây là những dấu hiệu điển hình của chiêu trò "rút thảm" và "bơm xả". Hai thuật ngữ này mô tả các dự án bắt đầu bằng những phát ngôn, tuyên bố gây hiểu nhầm để thổi phồng giá trị token và bán với giá cao. Sau đó, họ âm thầm "xả" toàn bộ tài sản đang nắm giữ khi giá đang lên và rút lui, khiến người chơi trắng tay.
Sau khi tra cứu và phân tích lịch sử giao dịch, PeckShield nhận thấy người có biệt danh 0xb583 đã tạo ra nhiều token theo mô hình bơm và xả. Không chỉ lợi dụng cơn sốt ChatGPT để lôi kéo sự chú ý của cộng đồng, nhóm này cũng cập nhật tin tức thời sự như Microsoft tích hợp ChatGPT vào Bing hôm 7/2 để cho ra đời hơn chục token "BingChatGPT" trên sàn giao dịch tiền số.
"Những tên gọi này nhằm mục đích lừa nạn nhân rằng dự án có liên quan đến Microsoft và ChatGPT", PeckShield cho biết.
Ngày 16/2, công ty phân tích Chainalysis cho biết trong năm 2022 đã có khoảng 10.000 dự án "rút thảm". Trong tổng số 1,1 triệu dự án tiền số năm ngoái, chỉ có 40.521 mã "có tác động" đến hệ sinh thái tiền điện tử, còn lại hơn nửa là token rác. Tuy vậy, trong 40.521 token được đánh giá tốt đó, cũng có 9.902 dự án, tương đương 24%, bị sụt giá ngay sau một tuần ra mắt.
Dù giá token giảm không đồng nghĩa công ty đứng sau lừa đảo, các chuyên gia lưu ý đây vẫn là một chỉ dấu quan trọng để nhận biết dự án rút thảm, đặc biệt với token có tên gọi ăn theo xu hướng mới, được quan tâm trong thời gian ngắn.
Theo CoinTelegraph, công ty bảo mật blockchain PeckShield đã phát hiện hàng chục dự án "lùa gà" ăn theo ChatGPT. Trong số đó, ít nhất hai token mất 100% giá trị, trong khi khoảng một phần ba đã sụt giảm hơn 65%.
PeckShield nhận định đây là những dấu hiệu điển hình của chiêu trò "rút thảm" và "bơm xả". Hai thuật ngữ này mô tả các dự án bắt đầu bằng những phát ngôn, tuyên bố gây hiểu nhầm để thổi phồng giá trị token và bán với giá cao. Sau đó, họ âm thầm "xả" toàn bộ tài sản đang nắm giữ khi giá đang lên và rút lui, khiến người chơi trắng tay.
Sau khi tra cứu và phân tích lịch sử giao dịch, PeckShield nhận thấy người có biệt danh 0xb583 đã tạo ra nhiều token theo mô hình bơm và xả. Không chỉ lợi dụng cơn sốt ChatGPT để lôi kéo sự chú ý của cộng đồng, nhóm này cũng cập nhật tin tức thời sự như Microsoft tích hợp ChatGPT vào Bing hôm 7/2 để cho ra đời hơn chục token "BingChatGPT" trên sàn giao dịch tiền số.
"Những tên gọi này nhằm mục đích lừa nạn nhân rằng dự án có liên quan đến Microsoft và ChatGPT", PeckShield cho biết.
Ngày 16/2, công ty phân tích Chainalysis cho biết trong năm 2022 đã có khoảng 10.000 dự án "rút thảm". Trong tổng số 1,1 triệu dự án tiền số năm ngoái, chỉ có 40.521 mã "có tác động" đến hệ sinh thái tiền điện tử, còn lại hơn nửa là token rác. Tuy vậy, trong 40.521 token được đánh giá tốt đó, cũng có 9.902 dự án, tương đương 24%, bị sụt giá ngay sau một tuần ra mắt.
Dù giá token giảm không đồng nghĩa công ty đứng sau lừa đảo, các chuyên gia lưu ý đây vẫn là một chỉ dấu quan trọng để nhận biết dự án rút thảm, đặc biệt với token có tên gọi ăn theo xu hướng mới, được quan tâm trong thời gian ngắn.