Trong phiên bản tiếng Hoa, dịch vụ bản đồ của Google có hành động khó hiểu khi thể hiện yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc (TQ) tại biển Đông.
Hiện nay, TQ đang tìm mọi cách tuyên truyền cho bản đồ đường lưỡi bò, vốn gần như ôm trọn biển Đông. Trong sách giáo khoa, các công trình nghiên cứu hay bất cứ tài liệu nào liên quan đến bản đồ, nước này đều không quên đưa đường lưỡi bò vào.
Mới đây, việc một số tạp chí khoa học quốc tế đăng bản đồ TQ, trong đó có thể hiện yêu sách đường lưỡi bò, đã gây nhiều bức xúc cho cộng đồng người Việt khắp thế giới. Sau khi nhận được thư phản đối, Science, một tạp chí học thuật uy tín hàng đầu thế giới, đã thông báo sẽ chấn chỉnh việc đăng tải bản đồ.
Giờ đây, dịch vụ bản đồ của Google (Google Maps) lại có một hành động rất đáng bị lên án khi phần bản đồ thể hiện biển Đông lại có hình đường lưỡi bò, một yêu sách hết sức vô lý của TQ. Trong cuộc tranh luận với người viết, một phó giáo sư của TQ đã trưng ra cái bản đồ trên Google Maps và coi như bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền của nước này trên biển Đông.
Bản đồ biển Đông có đường lưỡi bò trên Google Maps - Ảnh: Chụp từ Google Maps tiếng Hoa lúc 15 giờ 30 phút ngày 16.10
Đường lưỡi bò trên bản đồ của Goolge có 10 đoạn, bắt đầu từ Đài Loan, kéo dọc xuống bờ đông biển Đông, chạy xuống gần tới bờ biển Malaysia trên đảo Borneo, rồi sau đó men dọc vùng biển gần bờ Việt Nam (VN) và chấm dứt ở cửa vịnh Bắc Bộ. Bên trong đường lưỡi bò này là tên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Scarborough được ghi theo cách gọi của TQ: quần đảo Nam Sa, quần đảo Tây Sa, đảo Hoàng Nham...
Điều khó hiểu ở đây là trong khi phiên bản tiếng Anh, Nhật, Pháp của Google Maps đều không thể hiện yêu sách hình chữ U của TQ trên biển Đông thì bản tiếng Hoa lại có.
Với phiên bản bản đồ có đường lưỡi bò, Google Maps hoặc vô tình hoặc cố ý tiếp tay tuyên truyền cho yêu sách của TQ. Hành vi này đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của VN. Trước đây, chính Google Maps từng nhiều lần đăng tải bản đồ có một số chi tiết sai liên quan tới đường biên giới phía bắc VN. Một lần khác, dịch vụ này đã cài cơ chế tự động trên website của mình để khi người dùng internet gõ vào Paracel Islands (tên tiếng Anh của quần đảo Hoàng Sa) thì mạng sẽ tự động hiển thị cụm từ Paracel Islands, Hainan (Quần đảo Paracel, Hải Nam). Sau khi báo chí, các cơ quan chính quyền, tổ chức, cá nhân người Việt khắp thế giới lên tiếng, Google Maps đã chỉnh sửa các chi tiết sai trái ấy.
Giờ đây, với việc đăng bản đồ thể hiện yêu sách đường lưỡi bò của TQ, Google Maps dường như đang đi ngược lại nguyên tắc trung lập, khách quan và phi chính trị mà một tổ chức uy tín như Google phải có. Thiết nghĩ, bản đồ với đường chữ U vô lý kia cần phải được gỡ bỏ ngay khỏi bản đồ phiên bản tiếng Hoa của Google.
Hiện nay, TQ đang tìm mọi cách tuyên truyền cho bản đồ đường lưỡi bò, vốn gần như ôm trọn biển Đông. Trong sách giáo khoa, các công trình nghiên cứu hay bất cứ tài liệu nào liên quan đến bản đồ, nước này đều không quên đưa đường lưỡi bò vào.
Mới đây, việc một số tạp chí khoa học quốc tế đăng bản đồ TQ, trong đó có thể hiện yêu sách đường lưỡi bò, đã gây nhiều bức xúc cho cộng đồng người Việt khắp thế giới. Sau khi nhận được thư phản đối, Science, một tạp chí học thuật uy tín hàng đầu thế giới, đã thông báo sẽ chấn chỉnh việc đăng tải bản đồ.
Giờ đây, dịch vụ bản đồ của Google (Google Maps) lại có một hành động rất đáng bị lên án khi phần bản đồ thể hiện biển Đông lại có hình đường lưỡi bò, một yêu sách hết sức vô lý của TQ. Trong cuộc tranh luận với người viết, một phó giáo sư của TQ đã trưng ra cái bản đồ trên Google Maps và coi như bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền của nước này trên biển Đông.
Bản đồ biển Đông có đường lưỡi bò trên Google Maps - Ảnh: Chụp từ Google Maps tiếng Hoa lúc 15 giờ 30 phút ngày 16.10
Đường lưỡi bò trên bản đồ của Goolge có 10 đoạn, bắt đầu từ Đài Loan, kéo dọc xuống bờ đông biển Đông, chạy xuống gần tới bờ biển Malaysia trên đảo Borneo, rồi sau đó men dọc vùng biển gần bờ Việt Nam (VN) và chấm dứt ở cửa vịnh Bắc Bộ. Bên trong đường lưỡi bò này là tên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Scarborough được ghi theo cách gọi của TQ: quần đảo Nam Sa, quần đảo Tây Sa, đảo Hoàng Nham...
Điều khó hiểu ở đây là trong khi phiên bản tiếng Anh, Nhật, Pháp của Google Maps đều không thể hiện yêu sách hình chữ U của TQ trên biển Đông thì bản tiếng Hoa lại có.
Với phiên bản bản đồ có đường lưỡi bò, Google Maps hoặc vô tình hoặc cố ý tiếp tay tuyên truyền cho yêu sách của TQ. Hành vi này đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của VN. Trước đây, chính Google Maps từng nhiều lần đăng tải bản đồ có một số chi tiết sai liên quan tới đường biên giới phía bắc VN. Một lần khác, dịch vụ này đã cài cơ chế tự động trên website của mình để khi người dùng internet gõ vào Paracel Islands (tên tiếng Anh của quần đảo Hoàng Sa) thì mạng sẽ tự động hiển thị cụm từ Paracel Islands, Hainan (Quần đảo Paracel, Hải Nam). Sau khi báo chí, các cơ quan chính quyền, tổ chức, cá nhân người Việt khắp thế giới lên tiếng, Google Maps đã chỉnh sửa các chi tiết sai trái ấy.
Giờ đây, với việc đăng bản đồ thể hiện yêu sách đường lưỡi bò của TQ, Google Maps dường như đang đi ngược lại nguyên tắc trung lập, khách quan và phi chính trị mà một tổ chức uy tín như Google phải có. Thiết nghĩ, bản đồ với đường chữ U vô lý kia cần phải được gỡ bỏ ngay khỏi bản đồ phiên bản tiếng Hoa của Google.