“Xoài nào thơm bằng xoài Cao Lãnh/Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân”, câu ca dao ấy đã có từ hàng trăm năm trước. Bây giờ, con gái Nha Mân, vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu (xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, Đồng Tháp) vẫn đẹp. Nhưng dường như khó tìm hơn…
Chuyện xưa kể rằng…
Qua khỏi cầu Mỹ Thuận, rẽ phải, chạy thêm gần chục cây số nữa là đến Nha Mân, vùng đất nằm gối đầu lên một bên hữu ngạn sông Tiền, rồi xoải mình về hướng Sông Hậu, ngay mặt tiền QL80. Đảo xe quanh chợ Nha Mân một hồi mà không xác định được điểm dừng, tôi ngại ngùng trước những ánh mặt tò mò của người dân địa phương nên tấp vào quán café nép dưới tầng trệt của một tòa nhà đang xây dở.
Bà chủ quán ước chừng ngoài 70 tuổi nhìn tôi hỏi: “Con ở trên thành phố xuống hả?”. Không đợi tôi trả lời, bà tiếp: “Nếu đi tìm nhà người quen ở Nha Mân này thì nói, bà chỉ cho. Bà sống từ nhỏ ở đây nên nhà nào cũng biết”. Tôi giới thiệu, xong rồi… ấp úng nói: “Dạ, con xuống đây tìm hiểu về con gái Nha Mân đó ngoại”. Nghe vậy, bà chủ quán trấn an tôi: “Tưởng gì, con gái Nha Mân đẹp nổi tiếng xưa giờ. Mấy cô cậu phóng viên đến tìm hoài chớ gì đâu mà ngại. Nhưng giờ chỉ còn mấy người già như ngoại thôi chứ hổng có con gái đâu”.
Nữ sinh Nha Mân
Bà chủ quán tên Nguyễn Thị Cầm, năm nay đã 82 tuổi. Bà Cầm kể với giọng tự hào: “Con biết vì sao con gái Nha Mân đẹp không? Vì toàn cung tần mỹ nữ của chúa Nguyễn không hà. Thời trẻ bà cũng đẹp lắm chớ. Hồi đó nghe cha kể, chúa Nguyễn Ánh thua quân Tây Sơn trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút nên cả đoàn từ tướng đến quân, tùy tùng theo sông Tiền bỏ trốn. Đến vùng Nha Mân này, bị quân nhà Nguyễn truy đuổi gắt quá nên buộc phải để bớt tùy tùng và hàng trăm thê thiếp lại để chạy cho nhẹ. Những mỹ nữ này đều có nhan sắc “hoa nhường, nguyệt thẹn” đó nghen con. Sau này, những người con gái này lấy chồng Nha Mân, cũng có khi lấy những tùy tùng của chúa Nguyễn, nhưng họ vẫn lập nghiệp ở đây. Vì thế, sau này Nha Mân toàn người đẹp. Con hổng tin cứ đi hỏi, ở đây mấy đứa con nít nó cũng thuộc chuyện này làu làu”.
Để củng cố cho những lời kể của bà Cầm, tôi tiếp tục lang thang vào những con đường thôn nhỏ rồi hỏi thăm đến UBND xã Tân Nhuận Đông. Nghe tôi trình bày lý do, ông Trần Thanh Tươi, Chủ tịch UBND xã Tân Thuận Đông, cười bảo: Chắc anh đã đọc, đã nghe câu ca dao về con gái Nha Mân rồi? Đúng là như thế. Nhưng có lẽ, tôi sẽ người dẫn anh đến gặp mấy cụ cao niên để anh hỏi chuyện thì hay hơn.
Người ông Tươi giới thiệu dẫn đường cho tôi là anh Hoàng Quân, trưởng ấp Tân Lập. Anh Quân đưa tôi đến nhà bà Huỳnh Thị Sáu, 84 tuổi. Có lẽ, xưa kia bà Sáu đẹp lắm, nét đẹp ấy còn phảng phất trên khuôn mặt nhăn nheo, làn da trắng lốm đốm đồi mồi, mái tóc dài bạc trắng.
Bà Sáu đưa đôi bàn tay với những ngón dài, gầy khô, rót nước mời chúng tôi rồi ngồi trầm ngâm, đưa đôi mắt mờ đục nhìn xa xăm: “Con gái đẹp thì xứ nào cũng có, nhưng gái Nha Mân không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết nữa. Chữ “bảnh” trong câu ca “Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân” là nói đến cái “công dung ngôn hạnh” trong “tam tòng, tứ đức” đấy. Đó cũng là nét đặc trưng của người con gái Nha Mân, đã nổi tiếng khắp vùng “Nam kỳ Lục tỉnh” thời đó. Ngày xưa, dù nhà nghèo nhưng ba má luôn dạy cho con gái lễ nghĩa. Làm phận gái sao cho ngoan hiền, thiệt thà, lời ăn tiếng nói dịu dàng, lễ phép”.
Ngừng một lát, bà Sáu nói tiếp: “Thời xưa, con gái tụi tui chỉ đua nhau may đồ bà ba, tóc dài cả thước. Mỗi lúc đi ruộng là khăn rằn quấn không muốn hết búi tóc trên đầu. Tối về gội đầu có má hay chị em phụ. Mà không hiểu sao hồi đó đi làm ruộng cứ phơi mặt ra chứ có che, có bịt gì đâu, vậy mà da đứa nào cũng trắng. Sao giờ thấy tụi nó hổng bằng!”.
Đâu rồi gái đẹp Nha Mân?
Anh Quân bảo: “Con gái Nha Mân “thứ thiệt” là không son phấn, nhưng da vẫn trắng, môi vẫn hồng, mái tóc xõa dài và trên người thường trực bộ quần áo bà ba. Có lẽ, hình ảnh ấy giờ hơi khó kiếm”. Quả thật, lời anh Quân nói chẳng sai. Rong ruổi nhiều ngả đường, thấy căn nhà nào mở cửa tôi cũng ngó vào nhưng tuyệt không thấy bóng dáng “người con gái” Nha Mân nào.
Rất hiếm những cô gái đẹp còn gắn bó với khăn rằn, áo bà ba và rong ruổi trên dòng sông thế này
Bà Nguyễn Thị Lan, 63 tuổi, một trong số những người không cho con gái lấy chồng ngoại, nói: “Thời bây giờ khác xưa nhiều lắm. Chuyện “tam tòng, tứ đức” chẳng còn quan trọng với tụi nhỏ nữa rồi. Giờ cứ đứa nào đẹp là tìm đường đi thành phố, lấy chồng ngoại hết. Tụi nó chê làm ruộng cực khổ, đen da, cháy tóc lại ít tiền nên chẳng đứa nào chịu làm. Ở quê giờ chỉ còn mấy ông bà già sống với nhau. Còn sức thì ra ruộng làm, không thì bỏ phế hoặc cho người khác thuê. Từ khi rộ lên phong trào lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc, con gái Nha Mân lấy chồng ngoại nhiều lắm. Mấy năm trước, ở Nha Mân lúc nào cũng có mấy người trên Sài Gòn xuống túc trực. Thấy nhà nào có con gái là đến. Lúc đó cũng có mấy người môi giới đến nhà kêu tôi cho con gái lấy chồng Hàn Quốc. Thấy nhà nghèo nên họ bảo cho con gái lấy chồng sẽ có vài chục triệu để trang trải. Nhà lúc đó khó khăn, nhưng tôi nhất định không đồng ý. Họ đến thêm mấy lần nữa, nhưng thấy tôi “rắn” quá nên mới thôi”.
“Có lẽ, bây giờ ở Nha Mân không còn mấy cô gái đẹp nữa nhỉ?”, tôi hỏi anh Quân. “Mấy cô đến tuổi trưởng thành hầu hết là đi thành phố, lấy chồng Hàn, Đài Loan, Trung Quốc. Chỉ còn mấy đứa nhỏ đang học phổ thông thôi. Mà học xong tụi nó cũng đi hết hà. Trai vùng này mà không có nghề ổn định, làm ruộng thì khó mà lấy được mấy cô đẹp”.
Nghe anh Quân gợi ý, tôi tìm đường đến Trường THPT Châu Thành 2, nằm ngay trên QL80, thuộc địa bàn thị trấn Cái Tàu Hạ lúc quá trưa. Tôi may mắn gặp được nhóm nữ sinh còn đang túm tụm nói chuyện chưa chịu về. Những cô gái trong bộ áo dài trắng, quần lụa đen, đặc trưng của nữ sinh miền Tây đang hồn nhiên cười đùa ríu rít, thấy người lạ đến hỏi thăm, họ nhìn từ đầu đến chân rồi tản ra. Tần ngần một hồi, tôi quay đầu xe, chợt mừng như bắt được vàng khi thấy một cô nữ sinh đang ngồi một mình trên băng ghế trong sân trường. Nhưng, tôi lại một lần nữa thất vọng khi vừa bước lại gần, chưa kịp hỏi gì thì cô nữ sinh đã đứng lên bước đi rất nhanh.
Đem nỗi thất vọng kể với anh bạn ở Sa Đéc, một người cũng từng có một thời đi “cua” gái Nha Mân, nhưng cuối cùng thất bại và vợ anh bây giờ là người Lai Vung, anh cười bảo: “Ông là người lạ, từ đâu sộc đến hỏi, làm sao tụi nó dám nói chuyện. Nhưng, coi vậy chứ học xong là khác nha”.
Không biết từ bao giờ, ở Nha Mân lưu truyền những câu chuyện về cô Hai Hiên, người con gái có sắc đẹp khiến “hoa nhường nguyệt thẹn”, nhưng lại vắn số, qua đời vì bệnh khi còn ở tuổi trăng tròn. Sau khi cô chết được 3 ngày, rất nhiều người dân xứ này mơ thấy cô hiển linh, hiện về thăm cha mẹ và giúp đỡ dân nghèo, những người bệnh tật. Thuyền bè gặp bão tố, họ cầu khấn cô Hai Hiên và “tai qua nạn khỏi”.
Theo Phúc LậpNông nghiệp Việt Nam
Chuyện xưa kể rằng…
Qua khỏi cầu Mỹ Thuận, rẽ phải, chạy thêm gần chục cây số nữa là đến Nha Mân, vùng đất nằm gối đầu lên một bên hữu ngạn sông Tiền, rồi xoải mình về hướng Sông Hậu, ngay mặt tiền QL80. Đảo xe quanh chợ Nha Mân một hồi mà không xác định được điểm dừng, tôi ngại ngùng trước những ánh mặt tò mò của người dân địa phương nên tấp vào quán café nép dưới tầng trệt của một tòa nhà đang xây dở.
Bà chủ quán ước chừng ngoài 70 tuổi nhìn tôi hỏi: “Con ở trên thành phố xuống hả?”. Không đợi tôi trả lời, bà tiếp: “Nếu đi tìm nhà người quen ở Nha Mân này thì nói, bà chỉ cho. Bà sống từ nhỏ ở đây nên nhà nào cũng biết”. Tôi giới thiệu, xong rồi… ấp úng nói: “Dạ, con xuống đây tìm hiểu về con gái Nha Mân đó ngoại”. Nghe vậy, bà chủ quán trấn an tôi: “Tưởng gì, con gái Nha Mân đẹp nổi tiếng xưa giờ. Mấy cô cậu phóng viên đến tìm hoài chớ gì đâu mà ngại. Nhưng giờ chỉ còn mấy người già như ngoại thôi chứ hổng có con gái đâu”.
Nữ sinh Nha Mân
Bà chủ quán tên Nguyễn Thị Cầm, năm nay đã 82 tuổi. Bà Cầm kể với giọng tự hào: “Con biết vì sao con gái Nha Mân đẹp không? Vì toàn cung tần mỹ nữ của chúa Nguyễn không hà. Thời trẻ bà cũng đẹp lắm chớ. Hồi đó nghe cha kể, chúa Nguyễn Ánh thua quân Tây Sơn trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút nên cả đoàn từ tướng đến quân, tùy tùng theo sông Tiền bỏ trốn. Đến vùng Nha Mân này, bị quân nhà Nguyễn truy đuổi gắt quá nên buộc phải để bớt tùy tùng và hàng trăm thê thiếp lại để chạy cho nhẹ. Những mỹ nữ này đều có nhan sắc “hoa nhường, nguyệt thẹn” đó nghen con. Sau này, những người con gái này lấy chồng Nha Mân, cũng có khi lấy những tùy tùng của chúa Nguyễn, nhưng họ vẫn lập nghiệp ở đây. Vì thế, sau này Nha Mân toàn người đẹp. Con hổng tin cứ đi hỏi, ở đây mấy đứa con nít nó cũng thuộc chuyện này làu làu”.
Để củng cố cho những lời kể của bà Cầm, tôi tiếp tục lang thang vào những con đường thôn nhỏ rồi hỏi thăm đến UBND xã Tân Nhuận Đông. Nghe tôi trình bày lý do, ông Trần Thanh Tươi, Chủ tịch UBND xã Tân Thuận Đông, cười bảo: Chắc anh đã đọc, đã nghe câu ca dao về con gái Nha Mân rồi? Đúng là như thế. Nhưng có lẽ, tôi sẽ người dẫn anh đến gặp mấy cụ cao niên để anh hỏi chuyện thì hay hơn.
Người ông Tươi giới thiệu dẫn đường cho tôi là anh Hoàng Quân, trưởng ấp Tân Lập. Anh Quân đưa tôi đến nhà bà Huỳnh Thị Sáu, 84 tuổi. Có lẽ, xưa kia bà Sáu đẹp lắm, nét đẹp ấy còn phảng phất trên khuôn mặt nhăn nheo, làn da trắng lốm đốm đồi mồi, mái tóc dài bạc trắng.
Bà Sáu đưa đôi bàn tay với những ngón dài, gầy khô, rót nước mời chúng tôi rồi ngồi trầm ngâm, đưa đôi mắt mờ đục nhìn xa xăm: “Con gái đẹp thì xứ nào cũng có, nhưng gái Nha Mân không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết nữa. Chữ “bảnh” trong câu ca “Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân” là nói đến cái “công dung ngôn hạnh” trong “tam tòng, tứ đức” đấy. Đó cũng là nét đặc trưng của người con gái Nha Mân, đã nổi tiếng khắp vùng “Nam kỳ Lục tỉnh” thời đó. Ngày xưa, dù nhà nghèo nhưng ba má luôn dạy cho con gái lễ nghĩa. Làm phận gái sao cho ngoan hiền, thiệt thà, lời ăn tiếng nói dịu dàng, lễ phép”.
Ngừng một lát, bà Sáu nói tiếp: “Thời xưa, con gái tụi tui chỉ đua nhau may đồ bà ba, tóc dài cả thước. Mỗi lúc đi ruộng là khăn rằn quấn không muốn hết búi tóc trên đầu. Tối về gội đầu có má hay chị em phụ. Mà không hiểu sao hồi đó đi làm ruộng cứ phơi mặt ra chứ có che, có bịt gì đâu, vậy mà da đứa nào cũng trắng. Sao giờ thấy tụi nó hổng bằng!”.
Đâu rồi gái đẹp Nha Mân?
Anh Quân bảo: “Con gái Nha Mân “thứ thiệt” là không son phấn, nhưng da vẫn trắng, môi vẫn hồng, mái tóc xõa dài và trên người thường trực bộ quần áo bà ba. Có lẽ, hình ảnh ấy giờ hơi khó kiếm”. Quả thật, lời anh Quân nói chẳng sai. Rong ruổi nhiều ngả đường, thấy căn nhà nào mở cửa tôi cũng ngó vào nhưng tuyệt không thấy bóng dáng “người con gái” Nha Mân nào.
Rất hiếm những cô gái đẹp còn gắn bó với khăn rằn, áo bà ba và rong ruổi trên dòng sông thế này
Bà Nguyễn Thị Lan, 63 tuổi, một trong số những người không cho con gái lấy chồng ngoại, nói: “Thời bây giờ khác xưa nhiều lắm. Chuyện “tam tòng, tứ đức” chẳng còn quan trọng với tụi nhỏ nữa rồi. Giờ cứ đứa nào đẹp là tìm đường đi thành phố, lấy chồng ngoại hết. Tụi nó chê làm ruộng cực khổ, đen da, cháy tóc lại ít tiền nên chẳng đứa nào chịu làm. Ở quê giờ chỉ còn mấy ông bà già sống với nhau. Còn sức thì ra ruộng làm, không thì bỏ phế hoặc cho người khác thuê. Từ khi rộ lên phong trào lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc, con gái Nha Mân lấy chồng ngoại nhiều lắm. Mấy năm trước, ở Nha Mân lúc nào cũng có mấy người trên Sài Gòn xuống túc trực. Thấy nhà nào có con gái là đến. Lúc đó cũng có mấy người môi giới đến nhà kêu tôi cho con gái lấy chồng Hàn Quốc. Thấy nhà nghèo nên họ bảo cho con gái lấy chồng sẽ có vài chục triệu để trang trải. Nhà lúc đó khó khăn, nhưng tôi nhất định không đồng ý. Họ đến thêm mấy lần nữa, nhưng thấy tôi “rắn” quá nên mới thôi”.
“Có lẽ, bây giờ ở Nha Mân không còn mấy cô gái đẹp nữa nhỉ?”, tôi hỏi anh Quân. “Mấy cô đến tuổi trưởng thành hầu hết là đi thành phố, lấy chồng Hàn, Đài Loan, Trung Quốc. Chỉ còn mấy đứa nhỏ đang học phổ thông thôi. Mà học xong tụi nó cũng đi hết hà. Trai vùng này mà không có nghề ổn định, làm ruộng thì khó mà lấy được mấy cô đẹp”.
Nghe anh Quân gợi ý, tôi tìm đường đến Trường THPT Châu Thành 2, nằm ngay trên QL80, thuộc địa bàn thị trấn Cái Tàu Hạ lúc quá trưa. Tôi may mắn gặp được nhóm nữ sinh còn đang túm tụm nói chuyện chưa chịu về. Những cô gái trong bộ áo dài trắng, quần lụa đen, đặc trưng của nữ sinh miền Tây đang hồn nhiên cười đùa ríu rít, thấy người lạ đến hỏi thăm, họ nhìn từ đầu đến chân rồi tản ra. Tần ngần một hồi, tôi quay đầu xe, chợt mừng như bắt được vàng khi thấy một cô nữ sinh đang ngồi một mình trên băng ghế trong sân trường. Nhưng, tôi lại một lần nữa thất vọng khi vừa bước lại gần, chưa kịp hỏi gì thì cô nữ sinh đã đứng lên bước đi rất nhanh.
Đem nỗi thất vọng kể với anh bạn ở Sa Đéc, một người cũng từng có một thời đi “cua” gái Nha Mân, nhưng cuối cùng thất bại và vợ anh bây giờ là người Lai Vung, anh cười bảo: “Ông là người lạ, từ đâu sộc đến hỏi, làm sao tụi nó dám nói chuyện. Nhưng, coi vậy chứ học xong là khác nha”.
Không biết từ bao giờ, ở Nha Mân lưu truyền những câu chuyện về cô Hai Hiên, người con gái có sắc đẹp khiến “hoa nhường nguyệt thẹn”, nhưng lại vắn số, qua đời vì bệnh khi còn ở tuổi trăng tròn. Sau khi cô chết được 3 ngày, rất nhiều người dân xứ này mơ thấy cô hiển linh, hiện về thăm cha mẹ và giúp đỡ dân nghèo, những người bệnh tật. Thuyền bè gặp bão tố, họ cầu khấn cô Hai Hiên và “tai qua nạn khỏi”.
Theo Phúc LậpNông nghiệp Việt Nam