Alameda Research, công ty do Sam Bankman-Fried thành lập, đã âm thầm giao dịch hàng tỷ USD từ FTX và tận dụng token FTT làm tài sản thế chấp.
Theo các nguồn tin tiết lộ với CNBC, Alameda Research đã "vay" hàng tỷ USD từ sàn giao dịch FTX. Cả hai đều do Bankman-Fried đứng sau. Nguồn tin nhấn mạnh FTX đã đánh giá thấp lượng tiền cần thiết để duy trì sàn, khi tự ý lấy hàng tỷ USD tài sản để chuyển sang Alameda cho mục đích đầu tư và thâu tóm những dự án khác.
Thông thường, các sàn giao dịch tiền số tập trung như FTX hay Binance buộc phải duy trì một lượng tiền bằng hoặc lớn hơn số tiền mà khách hàng gửi vào sàn. Điều này nhằm đảm bảo tính thanh khoản, người dùng có thể rút tiền bất cứ lúc nào kể cả khi tất cả rút cùng lúc, hoặc trường hợp người dùng vay tiền thực hiện giao dịch. Thế nhưng, việc chuyển tiền sang Alameda khiến FTX không đủ thanh khoản.
Các nguồn tin cho biết, Alameda cũng chính là khách hàng lớn nhất của FTX. Trước khủng hoảng, quỹ vẫn có thể trang trải các hoạt động của mình từ nguồn tiền lấy của sàn do "chưa chạm đến bảng cân đối kế toán". Bên cạnh đó, thay vì giữ bất kỳ khoản tiền nào, Alameda vay hàng tỷ USD từ tiền mà người dùng gửi lên FTX dưới dạng token, sau đó giao dịch. Mọi thứ được thực hiện âm thầm, khách hàng không hề hay biết.
Theo Luật Chứng khoán của Mỹ, việc tự ý sử dụng tiền của người dùng mà không nhận được sự đồng ý là bất hợp pháp. Bên cạnh đó, hành động này cũng đi ngược với quy tắc về điều khoản dịch vụ mà chính FTX đưa ra.
Bankman-Fried từ chối bình luận về các cáo buộc chiếm đoạt tiền của khách hàng. Tuy nhiên, ông cho biết việc nộp đơn phá sản gần đây là kết quả của các vấn đề với vị thế giao dịch đòn bẩy.
Khi thực hiện các giao dịch đòn bẩy, quỹ sử dụng token quản trị của FTX là FTT làm tài sản thế chấp. Trong một hợp đồng cho vay, tài sản thế chấp thường là cam kết của người vay để đảm bảo khả năng trả nợ, thường là USD hoặc tài sản có giá trị như bất động sản. Trong trường hợp này, một nguồn tin cho biết Alameda đã vay FTT từ FTX và sử dụng nó để hoàn trả các khoản vay.
Mọi việc bắt đầu bị đưa ra ánh sáng từ báo cáo của CoinDesk ngày 2/11 về bảng cân đối kế toán của Alameda, trong đó đề cập việc quỹ này và sàn FTX chỉ dùng FTT làm tài sản đảm bảo, thay vì phải có thêm khoản dự phòng mang tính ổn định khác.
Sau thông tin bất lợi, người đầu tiên đứng ra công bố bán FTT là CEO Binance, Changpeng Zhao (CZ). Khi đó, Bankman-Fried vẫn khẳng định FTX có đủ tiền cho khách hàng. Tuy nhiên, khi hàng loạt người dùng hoảng loạn rút tiền, nền tảng đã nhanh chóng khóa tính năng khi số tiền rời đi mới đạt khoảng 5 tỷ USD. Theo các nguồn tin, FTX khi đó đã cạn kiệt tiền dự trữ.
Việc người dùng đồng loạt rút tiền khiến giá của FTT giảm tới 75% trong một ngày. Điều này đồng nghĩa tài sản thế chấp không đủ để chi trả cho giao dịch.
Mô hình Giao dịch ký quỹ
Theo một nguồn tin khác, một phần của vấn đề là do mạng lưới đòn bẩy phức tạp và giao dịch ký quỹ của FTX. Tính năng giao dịch ký quỹ giao ngay (Spot Margin) của sàn này cho phép người dùng vay tiền lẫn nhau trên nền tảng, có thể giao dịch bằng đòn bẩy và bán khống trên thị trường giao ngay.
Chẳng hạn, nếu một khách hàng gửi một Bitcoin, họ có thể cho người khác mượn và kiếm được lợi nhuận theo tỷ lệ nhất định. Tuy nhiên, cách thức này đã khiến FTX đánh giá thấp các khoản tiền trên nền tảng, dẫn đến nguy cơ không trả được nợ nếu nhiều người thực hiện lệnh rút cùng lúc.
Bên cạnh đó, chính Alameda cũng đã tận dụng tính năng ký quỹ giao ngay này. Theo một nguồn tin, công ty của Bankman-Fried đã vay hàng tỷ USD từ khách hàng qua FTX mà không phải mất một đồng chi phí nào.
Nguồn tin giải thích, Alameda dùng FTT làm tài sản thế chấp và vay tiền khách hàng. Token này không mất giá nhiều kể cả khi FTX "in" ra số lượng nhiều hơn, vì thực tế mã tiền số này chưa bao giờ xuất hiện trên thị trường mở. FTX đã duy trì mô hình này thời gian dài. Nó vẫn tồn tại, miễn là giá FTT không biến động lớn và không có lượng khách hàng lớn rút tiền cùng một lúc trên sàn giao dịch. Dù vậy, việc FTT lao dốc khiến mô hình sụp đổ.
'Không ai thấy gì'
Theo một cựu nhân viên FTX nói với CNBC, các thông tin tài chính mà họ có quyền truy cập về công ty là không chính xác. Nói cách khác, hầu hết nhân viên không biết vấn đề thực sự đằng sau về tiền bạc giữa sàn và Alameda. Theo một ảnh chụp màn hình dữ liệu tài chính của FTX tuần trước, các con số hiển thị vẫn rất "đẹp" dù đã tuyên bố vỡ nợ và khách hàng rút tiền đồng loạt.
Ba nguồn tin khác nói, họ đã bị công ty "che mắt" bởi các hành động của mình. Chỉ một nhóm nhỏ biết tiền gửi của khách hàng đang bị sử dụng sai mục đích.
"Nhiều trong số các khoản tiết kiệm của chúng tôi và các đồng nghiệp là FTT", một nhân viên nói. "Chúng tôi sốc và cảm thấy bị 'tàn phá'. Nó như một bộ phim chiếu trong thời gian thực, không ai thấy điều sắp xảy ra".
Cũng theo nhân viên, họ là nạn nhân của sự cố FTX. Thế nhưng, bên cạnh việc đối mặt với khó khăn tài chính, những người này còn bị người thân, bạn bè và những người quen biết kỳ thị. "Chúng tôi không thể tin được mình đã bị phản bội như thế nào", một cựu nhân viên FTX nói.
Theo các nguồn tin tiết lộ với CNBC, Alameda Research đã "vay" hàng tỷ USD từ sàn giao dịch FTX. Cả hai đều do Bankman-Fried đứng sau. Nguồn tin nhấn mạnh FTX đã đánh giá thấp lượng tiền cần thiết để duy trì sàn, khi tự ý lấy hàng tỷ USD tài sản để chuyển sang Alameda cho mục đích đầu tư và thâu tóm những dự án khác.
Thông thường, các sàn giao dịch tiền số tập trung như FTX hay Binance buộc phải duy trì một lượng tiền bằng hoặc lớn hơn số tiền mà khách hàng gửi vào sàn. Điều này nhằm đảm bảo tính thanh khoản, người dùng có thể rút tiền bất cứ lúc nào kể cả khi tất cả rút cùng lúc, hoặc trường hợp người dùng vay tiền thực hiện giao dịch. Thế nhưng, việc chuyển tiền sang Alameda khiến FTX không đủ thanh khoản.
Các nguồn tin cho biết, Alameda cũng chính là khách hàng lớn nhất của FTX. Trước khủng hoảng, quỹ vẫn có thể trang trải các hoạt động của mình từ nguồn tiền lấy của sàn do "chưa chạm đến bảng cân đối kế toán". Bên cạnh đó, thay vì giữ bất kỳ khoản tiền nào, Alameda vay hàng tỷ USD từ tiền mà người dùng gửi lên FTX dưới dạng token, sau đó giao dịch. Mọi thứ được thực hiện âm thầm, khách hàng không hề hay biết.
Theo Luật Chứng khoán của Mỹ, việc tự ý sử dụng tiền của người dùng mà không nhận được sự đồng ý là bất hợp pháp. Bên cạnh đó, hành động này cũng đi ngược với quy tắc về điều khoản dịch vụ mà chính FTX đưa ra.
Bankman-Fried từ chối bình luận về các cáo buộc chiếm đoạt tiền của khách hàng. Tuy nhiên, ông cho biết việc nộp đơn phá sản gần đây là kết quả của các vấn đề với vị thế giao dịch đòn bẩy.
Khi thực hiện các giao dịch đòn bẩy, quỹ sử dụng token quản trị của FTX là FTT làm tài sản thế chấp. Trong một hợp đồng cho vay, tài sản thế chấp thường là cam kết của người vay để đảm bảo khả năng trả nợ, thường là USD hoặc tài sản có giá trị như bất động sản. Trong trường hợp này, một nguồn tin cho biết Alameda đã vay FTT từ FTX và sử dụng nó để hoàn trả các khoản vay.
Mọi việc bắt đầu bị đưa ra ánh sáng từ báo cáo của CoinDesk ngày 2/11 về bảng cân đối kế toán của Alameda, trong đó đề cập việc quỹ này và sàn FTX chỉ dùng FTT làm tài sản đảm bảo, thay vì phải có thêm khoản dự phòng mang tính ổn định khác.
Sau thông tin bất lợi, người đầu tiên đứng ra công bố bán FTT là CEO Binance, Changpeng Zhao (CZ). Khi đó, Bankman-Fried vẫn khẳng định FTX có đủ tiền cho khách hàng. Tuy nhiên, khi hàng loạt người dùng hoảng loạn rút tiền, nền tảng đã nhanh chóng khóa tính năng khi số tiền rời đi mới đạt khoảng 5 tỷ USD. Theo các nguồn tin, FTX khi đó đã cạn kiệt tiền dự trữ.
Việc người dùng đồng loạt rút tiền khiến giá của FTT giảm tới 75% trong một ngày. Điều này đồng nghĩa tài sản thế chấp không đủ để chi trả cho giao dịch.
Mô hình Giao dịch ký quỹ
Theo một nguồn tin khác, một phần của vấn đề là do mạng lưới đòn bẩy phức tạp và giao dịch ký quỹ của FTX. Tính năng giao dịch ký quỹ giao ngay (Spot Margin) của sàn này cho phép người dùng vay tiền lẫn nhau trên nền tảng, có thể giao dịch bằng đòn bẩy và bán khống trên thị trường giao ngay.
Chẳng hạn, nếu một khách hàng gửi một Bitcoin, họ có thể cho người khác mượn và kiếm được lợi nhuận theo tỷ lệ nhất định. Tuy nhiên, cách thức này đã khiến FTX đánh giá thấp các khoản tiền trên nền tảng, dẫn đến nguy cơ không trả được nợ nếu nhiều người thực hiện lệnh rút cùng lúc.
Bên cạnh đó, chính Alameda cũng đã tận dụng tính năng ký quỹ giao ngay này. Theo một nguồn tin, công ty của Bankman-Fried đã vay hàng tỷ USD từ khách hàng qua FTX mà không phải mất một đồng chi phí nào.
Nguồn tin giải thích, Alameda dùng FTT làm tài sản thế chấp và vay tiền khách hàng. Token này không mất giá nhiều kể cả khi FTX "in" ra số lượng nhiều hơn, vì thực tế mã tiền số này chưa bao giờ xuất hiện trên thị trường mở. FTX đã duy trì mô hình này thời gian dài. Nó vẫn tồn tại, miễn là giá FTT không biến động lớn và không có lượng khách hàng lớn rút tiền cùng một lúc trên sàn giao dịch. Dù vậy, việc FTT lao dốc khiến mô hình sụp đổ.
'Không ai thấy gì'
Theo một cựu nhân viên FTX nói với CNBC, các thông tin tài chính mà họ có quyền truy cập về công ty là không chính xác. Nói cách khác, hầu hết nhân viên không biết vấn đề thực sự đằng sau về tiền bạc giữa sàn và Alameda. Theo một ảnh chụp màn hình dữ liệu tài chính của FTX tuần trước, các con số hiển thị vẫn rất "đẹp" dù đã tuyên bố vỡ nợ và khách hàng rút tiền đồng loạt.
Ba nguồn tin khác nói, họ đã bị công ty "che mắt" bởi các hành động của mình. Chỉ một nhóm nhỏ biết tiền gửi của khách hàng đang bị sử dụng sai mục đích.
"Nhiều trong số các khoản tiết kiệm của chúng tôi và các đồng nghiệp là FTT", một nhân viên nói. "Chúng tôi sốc và cảm thấy bị 'tàn phá'. Nó như một bộ phim chiếu trong thời gian thực, không ai thấy điều sắp xảy ra".
Cũng theo nhân viên, họ là nạn nhân của sự cố FTX. Thế nhưng, bên cạnh việc đối mặt với khó khăn tài chính, những người này còn bị người thân, bạn bè và những người quen biết kỳ thị. "Chúng tôi không thể tin được mình đã bị phản bội như thế nào", một cựu nhân viên FTX nói.