Forex, chứng khoán và hàng hóa phái sinh - Lợi hay hại, khác nhau điểm gì?

Superman

Junior
Joined
Nov 27, 2011
Messages
19
Reactions
7
MR
0.027
Các hình thức giao dịch tài chính online đang ngày càng trở nên đa dạng và được cập nhật nhanh chóng. Các trader có thể thu thập được những khoản lợi nhuận khổng lồ từ một trong các thị trường “béo bở” này. Tuy nhiên, thị trường này cũng sẽ dễ dàng khiến các trader “cháy túi” nếu họ chưa chuẩn bị đủ kiến thức và thông tin cần thiết. ZFX sẽ cùng bạn hiểu đúng về 3 thuật ngữ - Forex, chứng khoán và hàng hóa phái sinh ngay trong bài đăng hôm nay bạn nhé!

1. Forex :

Là sự trao đổi, đầu cơ, mua và bán các đồng tiền trên thế giới giữa các nhà giao dịch, đầu tư, tổ chức, và ngân hàng
  • Cách thức đầu tư: Tiếp cận nhà đầu tư và nhà kinh doanh có mức chênh lệch giá của các loại tiền trên thế giới.
  • Tính thanh khoản: Luôn có một lượng lớn người mua và người bán trên thị trường mỗi ngày. Do đó, tính thanh khoản khá cao khi các giao dịch được xử lý liên tục 24 giờ một ngày.
  • Mức ký quỹ: 1% giá trị giao dịch
  • Hình thức mua bán, rút tiền: Một nhà giao dịch có thể mua vào một loại tiền tệ rồi sau đó bán ra hoặc bán ra trước rồi mua vào sau
  • Độ rủi ro: Thường cao do nhiều sàn “khống” và ôm lệnh
  • Phí giao dịch: Khoảng chênh lệch giữa giá chào mua và giá chào bán.
  • Đòn bẩy: Đơn giản hóa việc tham gia thị trường với số tiền đầu tư thấp
  • Tính minh bạch: Các nhà đầu tư nên lựa chọn những nhà môi giới Forex có giấy phép của NFA (Mỹ), FCA (Anh), ASIC (Úc)…
  • Pháp luật: Các nhà đầu tư vẫn chưa thực sự được pháp luật bảo vệ do chưa có luật định và quy chế riêng về Forex
2. Chứng khoán :

Là một giao dịch mua bán cổ phần của 1 công ty
  • Cách thức đầu tư: Tùy vào mục tiêu đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro mà Nhà đầu tư có thể tự do lựa chọn trường phái đầu tư.
  • Tính thanh khoản: Một giao dịch lần lượt trải qua hai quá trình riêng rẽ là mua và bán, có nghĩa là bạn phải mua vào rồi sau đó mới có thể bán ra.
  • Mức ký quỹ: Mức ký quỹ thấp, theo tỉ lệ 1:3
  • Hình thức mua bán, rút tiền: Giao dịch mua bán 1 chiều, rút tiền qua công ty chứng khoán hoặc sở chứng khoán
  • Độ rủi ro: Thường ít do biến động chứng khoán chậm
  • Phí giao dịch: Dao động từ 0.35-0.15%
  • Đòn bẩy: Đòn bẩy tài chính thấp giúp hạn chế rủi ro thua lỗ
  • Tính minh bạch: Tùy vào quy mô và uy tín của từng công ty công bố báo cáo tài chính
  • Pháp luật: Được nhà nước cấp phép
3. Hàng hóa phái sinh :

Là giao dịch 1 loại hàng hóa như cà phê, cao su, lúa mì, đường, thép…trên sàn giao dịch.
  • Cách thức đầu tư: Mọi đối tượng mong muốn giao dịch, những nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro, nhà đầu cơ và nhà kinh doanh chênh lệch giá.
  • Tính thanh khoản: Tính thanh khoản cao do hàng hóa luôn được giao dịch liên tục và mỗi ngày với thế giới.
  • Mức ký quỹ: Mức ký quỹ cao, tối đa theo tỉ lệ 1:30. Nhà đầu tư không cần tốn quá nhiều vốn để giao dịch
  • Hình thức mua bán, rút tiền: Giao dịch hai chiều nên nhà đầu tư vẫn có thể kiếm tiền khi thị trường lên và xuống
  • Độ rủi ro: thấp do được nhà nước và Bộ Công Thương bảo hộ
  • Phí giao dịch: Dao động từ 0.07-0.14% giá trị hợp đồng
  • Đòn bẩy: Đòn bẩy tài chính lớn do nhà đầu tư chỉ phải bỏ ra 1/10 (ký quỹ) giá trị của hợp đồng.
  • Tính minh bạch: Độ minh bạch cao do Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam liên thông với các Sở giao dịch hàng hóa thế giới.
  • Pháp luật: Được Bộ Công Thương cấp phép
Bài viết này đã tổng hợp những thông tin cơ bản về 3 loại hình giao dịch tài chính: Forex, chứng khoán và hàng hóa phái sinh , từ đó, giúp bạn có được cái nhìn chung về cách thức hoạt động của chúng.

Tuy nhiên, do Forex là một thị trường đầu tư có hơi hướng “mạo hiểm” hơn, cẩn thận với những nhà môi giới không minh bạch là điều cần thiết. ZFX là một trong những nhà môi giới hàng đầu về lĩnh vực trade forex, được quản lý chặt chẽ bởi các tổ chức FSA và FCA nhằm cung cấp cho bạn những thông tin uy tín khi mới bắt đầu vào hành trình giao dịch ngoại hối.
 

Announcements

Forum statistics

Threads
418,599
Messages
7,073,570
Members
170,697
Latest member
thalord2825
Back
Top Bottom