Ngay sau sự trở lại của “bố già DeFi” Andre Cronje, Fantom có vẻ như đã bắt đầu tìm lại được chính mình, khởi đầu với một đề xuất phát triển cùng ý tưởng độc đáo.
Theo một đề xuất mới vào ngày 01/12, Fantom đang tìm cách triển khai một chương trình liên kết cho các nhà phát triển ứng dụng dApp của mình với phí gas mạng được tối ưu.
Để tài trợ cho ý tưởng này, cộng đồng Fantom đã đề xuất cắt giảm tốc độ đốt FTM hiện tại của giao thức từ 20% xuống 5%. Nhóm phát triển giải thích thêm rằng mạng Opera của Fantom sẽ không cạnh tranh trực tiếp với Youtube hoặc Twitter mà tìm cách liên tục thu hút và giữ chân nhân tài cấp cao trong không gian Web 3.0.
Để đủ điều kiện nhận ưu đãi tiềm năng, các dApp phải ghi lại 1.000.000 giao dịch trở lên và dành ba tháng trở lên tồn tại trên mạng Fantom Opera. Sau khi được phê duyệt, các nhà phát triển sau đó có thể yêu cầu 15% tổng phí gas chi cho dApp của họ.
Tuy nhiên, Fantom Foundation cho biết họ có quyền tạm dừng bất kỳ luồng thanh toán nào vô thời hạn vì bất kỳ lý do gì, kể cả nếu hoạt động gian lận của người dùng bị nghi ngờ hoặc nếu tổ chức tin rằng đó là lợi ích tốt nhất của hệ sinh thái Fantom.
Tính đến thời điểm thực hiện bài viết, đã có tổng cộng 8,36 triệu token FTM đã bị thiêu hủy kể từ khi mạng chính Fantom hoạt động vào năm 2019. Việc bỏ phiếu cho đề xuất đang diễn ra và yêu cầu tối thiểu 55% cử tri đi bầu từ chủ sở hữu FTM để thông qua.
Song, ý tưởng tài trợ cho các nhà phát triển dApp trên mạng đã trở thành một trong những bước tiến nổi bật hơn cả trong thời gian gần đây đến từ giao thức, theo sau đề xuất dùng phí đốt coin lập quỹ hỗ trợ phát triển hệ sinh thái và triển khai hệ thống tự động “rà quét bug” trên Smart Contract.
Đáng chú ý là động thái này lại đến ngay trong bối cảnh “bố già DeFi” Andre Cronje – người đóng góp rất lớn vào sự thành công của Fantom đã quay trở lại, sẽ tạo điều kiện khá thuận lợi để dự án bắt đầu kéo về sự quan tâm đông đảo hơn từ người dùng.
Theo một đề xuất mới vào ngày 01/12, Fantom đang tìm cách triển khai một chương trình liên kết cho các nhà phát triển ứng dụng dApp của mình với phí gas mạng được tối ưu.
Để tài trợ cho ý tưởng này, cộng đồng Fantom đã đề xuất cắt giảm tốc độ đốt FTM hiện tại của giao thức từ 20% xuống 5%. Nhóm phát triển giải thích thêm rằng mạng Opera của Fantom sẽ không cạnh tranh trực tiếp với Youtube hoặc Twitter mà tìm cách liên tục thu hút và giữ chân nhân tài cấp cao trong không gian Web 3.0.
“Chúng tôi sử dụng những gì hoạt động trong web2 và tái cấu trúc nó để phù hợp với các ưu tiên của mạng, điều đó có nghĩa là sử dụng mô hình kiếm tiền từ quảng cáo và mở rộng chúng sang kiếm tiền từ phí gas để thực hiện các dApp quản lý nhằm thu hút một lượng người dùng ổn định.”
Để đủ điều kiện nhận ưu đãi tiềm năng, các dApp phải ghi lại 1.000.000 giao dịch trở lên và dành ba tháng trở lên tồn tại trên mạng Fantom Opera. Sau khi được phê duyệt, các nhà phát triển sau đó có thể yêu cầu 15% tổng phí gas chi cho dApp của họ.
Tuy nhiên, Fantom Foundation cho biết họ có quyền tạm dừng bất kỳ luồng thanh toán nào vô thời hạn vì bất kỳ lý do gì, kể cả nếu hoạt động gian lận của người dùng bị nghi ngờ hoặc nếu tổ chức tin rằng đó là lợi ích tốt nhất của hệ sinh thái Fantom.
Tính đến thời điểm thực hiện bài viết, đã có tổng cộng 8,36 triệu token FTM đã bị thiêu hủy kể từ khi mạng chính Fantom hoạt động vào năm 2019. Việc bỏ phiếu cho đề xuất đang diễn ra và yêu cầu tối thiểu 55% cử tri đi bầu từ chủ sở hữu FTM để thông qua.
Song, ý tưởng tài trợ cho các nhà phát triển dApp trên mạng đã trở thành một trong những bước tiến nổi bật hơn cả trong thời gian gần đây đến từ giao thức, theo sau đề xuất dùng phí đốt coin lập quỹ hỗ trợ phát triển hệ sinh thái và triển khai hệ thống tự động “rà quét bug” trên Smart Contract.
Đáng chú ý là động thái này lại đến ngay trong bối cảnh “bố già DeFi” Andre Cronje – người đóng góp rất lớn vào sự thành công của Fantom đã quay trở lại, sẽ tạo điều kiện khá thuận lợi để dự án bắt đầu kéo về sự quan tâm đông đảo hơn từ người dùng.