congphuong9
Senior
Câu 1. Các bạn hãy cho biết lịch sử của ông già noel:
Từ thuở bắt đầu, Ông Già Nô-En có tên là “Saint Nicholas”. Theo truyền thuyết thì Ông Già Nô-En Nicholas có lẽ là một vị Giám Mục người Hy Lạp ở vào thế kỷ thứ 4. Nicholas được nổi tiếng về lòng tốt của ông. Tuy nhiên các nhà sử học không thể xác quyết sự kiện về đời sống cũng như sự hiện hữu của ông. Trong tiếng Anh, Ông Già Nô-En có tên là “Santa Claus”. Tiếng “Santa Clause” được dịch từ tiếng Đức “Sinter Klaes”. Trong tiếng Pháp, Ông Già Nô-En có tên là “Le Père Noel”
Truyện thần thoại về Ông Già Nô-En kể rằng Santa Claus tặng quà một cách bí mật cho những người gặp cảnh khó khăn. Ngoài ra, Ông Già Nô-En còn có những tên như Nicholas of Bari và Nicholas of Myra. Theo tục truyền, Ông Già Nô-En được sinh ra ở hải cảng cổ Lycia của thành phố Patara thuộc Tiểu Á-Tế-Á (Asia Minor). Khi còn trẻ, Ông Già Nô-En đi du lịch đến Palestine và Egypt. Ông trở thành Giám Mục của thành phố Myra, Lycia, thuộc Tiểu Á-Tế-Á. Ông bị tù trong vụ hành hạ những người Thiên Chúa Giáo thuộc triều đại Hoàng Đế La Mã Diocletian. Sau đó, ông được thả ra vào triều đại vua Constantine Đại Đế (Thế-Kỷ Thứ 4) và tham dự Hội Đồng Lần Thứ Nhất của Nicaea, Council of Nicaea, vào năm 325 dương lịch. Nicaea là một thành phố của Bithynia thuộc Asia Minor. Hội Đồng Council of Nicaea có mục đích xác nhận lòng tin vào Thiên Chúa và kết tội chủ thuyết Arianism, một chủ thuyết chối bỏ Chúa Jesus.
Vào thế kỷ thứ 6, lăng tẩm của ông Già Nô-En rất nổi tiếng ở Myra thuộc Tiểu Á-Tế-Á. Vào năm 1087, những người thủy thủ và lái buôn Ý đã cải táng ngôi mộ của ông và mang di hài ông về Bari, Ý-Đại-Lợi. Sự cải táng này đã là một sự kiện lịch sử và được người ta làm lễ kỷ niệm hằng năm vào ngày 9 tháng 5 dương lịch. Từ đó tiếng tăm của ông được truyền đi khắp nơi và Bari đã trở nên một trung tâm hành hương đông đảo nhất. Lăng tẩm của ông được đặt tại Đại Giáo Đường thuộc South Nicala, Bari, Ý Đại-Lợi .
Truyền thuyết về Ông Già Nô-En càng ngày càng nhiều. Chuyện đầu tiên được kể về một phép lạ rất nổi tiếng là khi ba vị sĩ quan bị kết án tử hình rồi lại được tha sau khi Vua Constantine Đại Đế nằm mơ thấy Nicholas. Kế đến là những chuyện người ta kể là Ông Già Nô-En đã từng cứu những trẻ em khỏi bao thảm họa. Lòng ngưỡng mộ đối với Ông Già Nô-En bành trướng ra khắp thế giới. Tên của ông được dùng để đặt tên cho rất nhiều nơi ở các nước. Tên họ của nhiều người cũng bắt nguồn từ tên Nicholas như: Nichols, Nicholson, Colson, và Collins.
Ông Già Nô-En đã được chọn làm vị thánh hộ mệnh của nước Nga, Hy Lạp, các hội từ thiện, các công đoàn, các trẻ em cùng thủy thủ đã được cứu vớt lên khỏi bờ biển Lycia, và các thành phố như Fribourg, Switz, và Moscow. Đã có hàng ngàn nhà thờ ở Châu Âu được xây lên để thờ Ông Già Nô-En, trong đó có một nhà thờ do Hoàng Đế La Mã Justinian Đệ Nhất xây vào thế kỷ thứ 6 ở đô thị cổ Constantinople, bây giờ là Istanbul, một thành phố lớn nhất của Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ).
Các phép lạ của Ông Già Nô-En đã là đề tài ưa thích cho nhiều nghệ sĩ thời trung cổ. Ngày hội truyền thống về Ông Già Nô-En trở thành cơ hội cho các nghi lễ của Boy Bishop, một phong tục phổ biến của người Âu trong đó một cậu con trai được chọn làm vị Giám Mục và ở tại chức cho tới ngày Holy Innocents’ Day, tức ngày 28 tháng 12 dương lịch.
Sự biến đổi Nicholas thành Đức Cha của Lễ Giáng Sinh (Father Christmas) hay Đức Cha của tháng giêng (Father January) đã xảy ra lần đầu tiên ở Đức, rồi đến các quốc gia trong đó có Reformed Churches chiếm đa số. Tiếp đến là ở Pháp, ngày hội Ông Già Nô-En được tổ chức vào dịp Giáng Sinh và Năm Mới. Những di dân người Hòa Lan theo đạo Tin Lành ở thành phố New Amsterdam, bây giờ là thành phố New York City, đã gọi Nicholas là Nhà Ảo Thuật Nhân Đạo và sau trở thành Ông Già Nô En, tức Santa Claus.
Ở Hoa Kỳ và Anh Quốc, Nicholas là thánh hộ mệnh của mùa Giáng Sinh. Theo truyền thống, Giáng Sinh là ngày hội của gia đình và của trẻ con. Người ta trao đổi quà tặng với nhau trong dịp này. Từ năm 1969, ngày hội Ông Già Nô-En không còn được ghi lên lịch, nhưng việc tổ chức kỷ niệm Ông Già Nô-En thì được tùy nghi tổ chức theo mỗi nơi.
Ngày nay tục lệ rước Ông Già Nô-En rất thịnh hành. Tùy theo từng địa phương, người ta tổ chức cuộc rước Ông Già Nô-En (Santa Claus Parade) theo các ngày khác nhau ở mỗi thành phố, thường là vào từ trung tuần tháng 11 trở đi cho đến giữa tháng 12 dương lịch. Trong cuộc diễn hành Ông Già Nô-En này, người ta làm những xe hoa thể hiện đặc tính của từng hội đoàn hay các cơ sở thương mại và cũng thể hiện ý nghĩa của mùa Giáng Sinh. Ngoài ra, người ta còn có các ban nhạc diễn hành đi theo đám rước này để tấu lên các bài hát Giáng-Sinh. Mặc dầu thời-tiết lạnh và tuyết phủ đầy khắp không gian mà mọi người vẫn tham-dự cuộc vui một cách tưng bừng và náo nhiệt.
Ở mỗi nhà vào dịp Giáng Sinh người ta còn mua những đôi vớ hay tất (pair of socks) đỏ treo bên cạnh lò sưởi ngay chỗ ống khói. Họ tin là vào đêm Nô-En, Ông Già Nô-En sẽ cưỡi xe trượt tuyết do bầy hươu có cánh kéo từ trên trời xuống trần gian để cho ông đem túi quà vào thăm mỗi nhà qua lỗ ống khói và bí mật bỏ quà vào mỗi chiếc vớ cho trẻ con. Người ta tưởng tượng ra Ông Già Nô-En với hình dáng của một ông già béo mập, vui vẻ, có râu bạc trắng, mặc quần áo màu đỏ, và mang túi quà phát cho trẻ con vào đêm trước ngày Lễ Giáng Sinh (Christmas Eve).
Câu 2. Bài hát jingle bell nổi tiếng ra đời năm nào, tác giả là ai ?
"Jingle Bells" đã được giữ bản quyền với tên ban đầu là "One Horse Open Sleigh" vào ngày 16 tháng 9 năm 1857. Tác giả của bài hát là James S. Pierpont, một người sinh trưởng tạiMedford tiểu bang Massachusetts, rất có năng khiếu về âm nhạc. Ban đầu, bài hát được sáng tác cho ngày lễ Tạ Ơn, nhưng đã bị nhầm thành nhạc Gíang Sinh do được trình diễn lại thành công đêm Gíang Sinh vào lúc mới sáng tác.
Câu 3. Bài happy new year của nhóm nhạc nào ,ai sáng tác ,ý nghĩa ban đầu của nó có phải là để chúc mừng năm mới hay không ?
- "Happy New Year" là một bài hát nhạc pop của ban nhạc Thụy Điển ABBA trong album năm 1980 có tên Super Trouper. "Happy New Year" đã trở nên phổ biến trên thế giới mỗi kỳ Giáng Sinh và đón năm mới. Vào năm 1980, Happy New Year được phát hành dưới dạng một đĩa đơn ở Nhật Bản, Brasil và Bồ Đào Nha. Bài hát này lại được phát hành vào năm 1999 ở Thụy Điển và Đức.
- Ý nghĩa ban đầu của nó có phải không phải là để chúc mừng năm mới
Một điểm kỳ lạ về ca khúc này, đó là mặc dù hàng triệu triệu người trên thế giới nghe đi nghe lại nó vào mỗi dịp năm mới, nhưng chẳng có mấy ai thực sự quan tâm hoặc hiểu rõ ý nghĩa của nó.Lời bài hát đặc biệt hay và giàu tính triết lý. Nó khoác lên mình một cảm giác man mác buồn, một chút tĩnh tại mà chúng ta chắc chắn thường cảm thấy vào mỗi dịp năm hết Tết đến. Buồn vì những gì đã qua, và có lẽ, hoài nghi về một tương lai không định sẵn. Ngôn ngữ toàn cầu của Happy new year chắc hẳn nằm ở việc nó có thể chạm đến trái tim của tất cả mọi người, khi con người dù là ai, ở đâu, dù giàu dù nghèo, cũng đều buồn vui lẫn lộn vào năm mới.
Câu 4. Hãy kể về 1 kỷ niệm vui hoặc buồn của bạn trong đêm giáng sinh và ngày tết dương lịch:
Ngày em quay gót ra đi là ngày Giáng sinh buồn nhất anh từng trải qua…
Em à, Giáng sinh đến rồi. Cái lạnh mùa đông cũng tràn về tê tái. Những con đường Hà Nội rực rỡ lung linh đón Noel nhưng sao anh thấy nó chợt rộng mênh mông, sâu hun hút. anh co ro rùng mình, cô đơn bủa vây. Có lẽ vì… vắng em.
Noel 2 năm trước, em bên anh tay trong tay dạo phố, cùng xuýt xoa hít hà rét mướt phả trong sương, cùng cười giòn tan đốt pháo bông “sưởi ấm”, cùng nhún nhảy ca vang giai điệu Jingle Bells quen thuộc.
anh bé nhỏ nép vào vai em giữa dòng người đông như mắc cửi. em véo nhẹ đôi má anh ửng hồng… Giáng sinh bên em là Giáng sinh ngọt ngào nhất – cho anh biết thế nào là tình yêu đầu, nụ hôn đầu. Những phút giây ấy, sao mà ngọt ngào đến thế, trong veo đến thế! anh nhớ, nhớ đến cồn cào. anh gói ghém kỉ niệm, cất kỹ vào một góc trái tim. Để mỗi dịp Noel, dòng hồi ức cứ thế hối hả ùa về, không sao ngăn nổi.
Nhưng, cũng vào mùa Noel năm ngoái, em đã nói chia tay. Trái tim anh vỡ vụn làm trăm mảnh, đau đớn tột cùng. anh ngỡ ngàng không muốn chấp nhận sự thật, rằng mình đã mất em. Nhưng anh trách em sao được? Trái tim vốn có lý lẽ riêng. Tình yêu thì không thể gượng ép. Chỉ tiếc bao viễn cảnh tương lai hạnh phúc anh mơ mộng tự vẽ nên bỗng chốc tan biến như bong bóng xà phòng. anh mặc kệ nước mắt tuôn rơi, thẫn thờ nhìn phố xá đông vui hoa lệ với con mắt vô hồn. Một Giáng sinh buồn nhất anh từng trải…
Và hôm nay, anh lại chuẩn bị đón thêm một mùa Noel nữa. Vết thương cũ đã lành nhưng hễ gió mùa về vẫn tê buốt. Nỗi nhớ đã bớt khắc khoải, nhưng bất chợt thấy thấp thoáng bóng hình quen, vẫn thấy sao mà nhức nhối... Có lẽ, anh đang tự dối lòng mình? anh vẫn chưa quên được em, con tim anh chưa quen thiếu vắng em. Có chăng, chỉ là anh đang cố gồng mình lên để sống, không yêu – không nhớ – không buồn.
Một mình, anh bước trên con đường khi xưa ta chung bước. Góc này những cành cây khẳng khiu run lên trong gió rét. Góc kia đôi chùm quả bàng chín vàng ửng treo hờ hững trên cành. Đây đó vài bông điệp vàng còn vương vấn. anh thấy mắt mình nhòa lệ, khẽ gạt nước mắt và ngân lên khe khẽ bài Bài thánh ca đó Đàm VH
5) Hãy nghĩ ra 1 cái tên cho nhóm từ thiện MMO4ME là viết tắt của chữ gì:
FMWT: From mmo4me with love . yêu thương từ mmo4me
Từ thuở bắt đầu, Ông Già Nô-En có tên là “Saint Nicholas”. Theo truyền thuyết thì Ông Già Nô-En Nicholas có lẽ là một vị Giám Mục người Hy Lạp ở vào thế kỷ thứ 4. Nicholas được nổi tiếng về lòng tốt của ông. Tuy nhiên các nhà sử học không thể xác quyết sự kiện về đời sống cũng như sự hiện hữu của ông. Trong tiếng Anh, Ông Già Nô-En có tên là “Santa Claus”. Tiếng “Santa Clause” được dịch từ tiếng Đức “Sinter Klaes”. Trong tiếng Pháp, Ông Già Nô-En có tên là “Le Père Noel”
Truyện thần thoại về Ông Già Nô-En kể rằng Santa Claus tặng quà một cách bí mật cho những người gặp cảnh khó khăn. Ngoài ra, Ông Già Nô-En còn có những tên như Nicholas of Bari và Nicholas of Myra. Theo tục truyền, Ông Già Nô-En được sinh ra ở hải cảng cổ Lycia của thành phố Patara thuộc Tiểu Á-Tế-Á (Asia Minor). Khi còn trẻ, Ông Già Nô-En đi du lịch đến Palestine và Egypt. Ông trở thành Giám Mục của thành phố Myra, Lycia, thuộc Tiểu Á-Tế-Á. Ông bị tù trong vụ hành hạ những người Thiên Chúa Giáo thuộc triều đại Hoàng Đế La Mã Diocletian. Sau đó, ông được thả ra vào triều đại vua Constantine Đại Đế (Thế-Kỷ Thứ 4) và tham dự Hội Đồng Lần Thứ Nhất của Nicaea, Council of Nicaea, vào năm 325 dương lịch. Nicaea là một thành phố của Bithynia thuộc Asia Minor. Hội Đồng Council of Nicaea có mục đích xác nhận lòng tin vào Thiên Chúa và kết tội chủ thuyết Arianism, một chủ thuyết chối bỏ Chúa Jesus.
Vào thế kỷ thứ 6, lăng tẩm của ông Già Nô-En rất nổi tiếng ở Myra thuộc Tiểu Á-Tế-Á. Vào năm 1087, những người thủy thủ và lái buôn Ý đã cải táng ngôi mộ của ông và mang di hài ông về Bari, Ý-Đại-Lợi. Sự cải táng này đã là một sự kiện lịch sử và được người ta làm lễ kỷ niệm hằng năm vào ngày 9 tháng 5 dương lịch. Từ đó tiếng tăm của ông được truyền đi khắp nơi và Bari đã trở nên một trung tâm hành hương đông đảo nhất. Lăng tẩm của ông được đặt tại Đại Giáo Đường thuộc South Nicala, Bari, Ý Đại-Lợi .
Truyền thuyết về Ông Già Nô-En càng ngày càng nhiều. Chuyện đầu tiên được kể về một phép lạ rất nổi tiếng là khi ba vị sĩ quan bị kết án tử hình rồi lại được tha sau khi Vua Constantine Đại Đế nằm mơ thấy Nicholas. Kế đến là những chuyện người ta kể là Ông Già Nô-En đã từng cứu những trẻ em khỏi bao thảm họa. Lòng ngưỡng mộ đối với Ông Già Nô-En bành trướng ra khắp thế giới. Tên của ông được dùng để đặt tên cho rất nhiều nơi ở các nước. Tên họ của nhiều người cũng bắt nguồn từ tên Nicholas như: Nichols, Nicholson, Colson, và Collins.
Ông Già Nô-En đã được chọn làm vị thánh hộ mệnh của nước Nga, Hy Lạp, các hội từ thiện, các công đoàn, các trẻ em cùng thủy thủ đã được cứu vớt lên khỏi bờ biển Lycia, và các thành phố như Fribourg, Switz, và Moscow. Đã có hàng ngàn nhà thờ ở Châu Âu được xây lên để thờ Ông Già Nô-En, trong đó có một nhà thờ do Hoàng Đế La Mã Justinian Đệ Nhất xây vào thế kỷ thứ 6 ở đô thị cổ Constantinople, bây giờ là Istanbul, một thành phố lớn nhất của Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ).
Các phép lạ của Ông Già Nô-En đã là đề tài ưa thích cho nhiều nghệ sĩ thời trung cổ. Ngày hội truyền thống về Ông Già Nô-En trở thành cơ hội cho các nghi lễ của Boy Bishop, một phong tục phổ biến của người Âu trong đó một cậu con trai được chọn làm vị Giám Mục và ở tại chức cho tới ngày Holy Innocents’ Day, tức ngày 28 tháng 12 dương lịch.
Sự biến đổi Nicholas thành Đức Cha của Lễ Giáng Sinh (Father Christmas) hay Đức Cha của tháng giêng (Father January) đã xảy ra lần đầu tiên ở Đức, rồi đến các quốc gia trong đó có Reformed Churches chiếm đa số. Tiếp đến là ở Pháp, ngày hội Ông Già Nô-En được tổ chức vào dịp Giáng Sinh và Năm Mới. Những di dân người Hòa Lan theo đạo Tin Lành ở thành phố New Amsterdam, bây giờ là thành phố New York City, đã gọi Nicholas là Nhà Ảo Thuật Nhân Đạo và sau trở thành Ông Già Nô En, tức Santa Claus.
Ở Hoa Kỳ và Anh Quốc, Nicholas là thánh hộ mệnh của mùa Giáng Sinh. Theo truyền thống, Giáng Sinh là ngày hội của gia đình và của trẻ con. Người ta trao đổi quà tặng với nhau trong dịp này. Từ năm 1969, ngày hội Ông Già Nô-En không còn được ghi lên lịch, nhưng việc tổ chức kỷ niệm Ông Già Nô-En thì được tùy nghi tổ chức theo mỗi nơi.
Ngày nay tục lệ rước Ông Già Nô-En rất thịnh hành. Tùy theo từng địa phương, người ta tổ chức cuộc rước Ông Già Nô-En (Santa Claus Parade) theo các ngày khác nhau ở mỗi thành phố, thường là vào từ trung tuần tháng 11 trở đi cho đến giữa tháng 12 dương lịch. Trong cuộc diễn hành Ông Già Nô-En này, người ta làm những xe hoa thể hiện đặc tính của từng hội đoàn hay các cơ sở thương mại và cũng thể hiện ý nghĩa của mùa Giáng Sinh. Ngoài ra, người ta còn có các ban nhạc diễn hành đi theo đám rước này để tấu lên các bài hát Giáng-Sinh. Mặc dầu thời-tiết lạnh và tuyết phủ đầy khắp không gian mà mọi người vẫn tham-dự cuộc vui một cách tưng bừng và náo nhiệt.
Ở mỗi nhà vào dịp Giáng Sinh người ta còn mua những đôi vớ hay tất (pair of socks) đỏ treo bên cạnh lò sưởi ngay chỗ ống khói. Họ tin là vào đêm Nô-En, Ông Già Nô-En sẽ cưỡi xe trượt tuyết do bầy hươu có cánh kéo từ trên trời xuống trần gian để cho ông đem túi quà vào thăm mỗi nhà qua lỗ ống khói và bí mật bỏ quà vào mỗi chiếc vớ cho trẻ con. Người ta tưởng tượng ra Ông Già Nô-En với hình dáng của một ông già béo mập, vui vẻ, có râu bạc trắng, mặc quần áo màu đỏ, và mang túi quà phát cho trẻ con vào đêm trước ngày Lễ Giáng Sinh (Christmas Eve).
Câu 2. Bài hát jingle bell nổi tiếng ra đời năm nào, tác giả là ai ?
"Jingle Bells" đã được giữ bản quyền với tên ban đầu là "One Horse Open Sleigh" vào ngày 16 tháng 9 năm 1857. Tác giả của bài hát là James S. Pierpont, một người sinh trưởng tạiMedford tiểu bang Massachusetts, rất có năng khiếu về âm nhạc. Ban đầu, bài hát được sáng tác cho ngày lễ Tạ Ơn, nhưng đã bị nhầm thành nhạc Gíang Sinh do được trình diễn lại thành công đêm Gíang Sinh vào lúc mới sáng tác.
Câu 3. Bài happy new year của nhóm nhạc nào ,ai sáng tác ,ý nghĩa ban đầu của nó có phải là để chúc mừng năm mới hay không ?
- "Happy New Year" là một bài hát nhạc pop của ban nhạc Thụy Điển ABBA trong album năm 1980 có tên Super Trouper. "Happy New Year" đã trở nên phổ biến trên thế giới mỗi kỳ Giáng Sinh và đón năm mới. Vào năm 1980, Happy New Year được phát hành dưới dạng một đĩa đơn ở Nhật Bản, Brasil và Bồ Đào Nha. Bài hát này lại được phát hành vào năm 1999 ở Thụy Điển và Đức.
- Ý nghĩa ban đầu của nó có phải không phải là để chúc mừng năm mới
Một điểm kỳ lạ về ca khúc này, đó là mặc dù hàng triệu triệu người trên thế giới nghe đi nghe lại nó vào mỗi dịp năm mới, nhưng chẳng có mấy ai thực sự quan tâm hoặc hiểu rõ ý nghĩa của nó.Lời bài hát đặc biệt hay và giàu tính triết lý. Nó khoác lên mình một cảm giác man mác buồn, một chút tĩnh tại mà chúng ta chắc chắn thường cảm thấy vào mỗi dịp năm hết Tết đến. Buồn vì những gì đã qua, và có lẽ, hoài nghi về một tương lai không định sẵn. Ngôn ngữ toàn cầu của Happy new year chắc hẳn nằm ở việc nó có thể chạm đến trái tim của tất cả mọi người, khi con người dù là ai, ở đâu, dù giàu dù nghèo, cũng đều buồn vui lẫn lộn vào năm mới.
Câu 4. Hãy kể về 1 kỷ niệm vui hoặc buồn của bạn trong đêm giáng sinh và ngày tết dương lịch:
Ngày em quay gót ra đi là ngày Giáng sinh buồn nhất anh từng trải qua…
Em à, Giáng sinh đến rồi. Cái lạnh mùa đông cũng tràn về tê tái. Những con đường Hà Nội rực rỡ lung linh đón Noel nhưng sao anh thấy nó chợt rộng mênh mông, sâu hun hút. anh co ro rùng mình, cô đơn bủa vây. Có lẽ vì… vắng em.
Noel 2 năm trước, em bên anh tay trong tay dạo phố, cùng xuýt xoa hít hà rét mướt phả trong sương, cùng cười giòn tan đốt pháo bông “sưởi ấm”, cùng nhún nhảy ca vang giai điệu Jingle Bells quen thuộc.
anh bé nhỏ nép vào vai em giữa dòng người đông như mắc cửi. em véo nhẹ đôi má anh ửng hồng… Giáng sinh bên em là Giáng sinh ngọt ngào nhất – cho anh biết thế nào là tình yêu đầu, nụ hôn đầu. Những phút giây ấy, sao mà ngọt ngào đến thế, trong veo đến thế! anh nhớ, nhớ đến cồn cào. anh gói ghém kỉ niệm, cất kỹ vào một góc trái tim. Để mỗi dịp Noel, dòng hồi ức cứ thế hối hả ùa về, không sao ngăn nổi.
Nhưng, cũng vào mùa Noel năm ngoái, em đã nói chia tay. Trái tim anh vỡ vụn làm trăm mảnh, đau đớn tột cùng. anh ngỡ ngàng không muốn chấp nhận sự thật, rằng mình đã mất em. Nhưng anh trách em sao được? Trái tim vốn có lý lẽ riêng. Tình yêu thì không thể gượng ép. Chỉ tiếc bao viễn cảnh tương lai hạnh phúc anh mơ mộng tự vẽ nên bỗng chốc tan biến như bong bóng xà phòng. anh mặc kệ nước mắt tuôn rơi, thẫn thờ nhìn phố xá đông vui hoa lệ với con mắt vô hồn. Một Giáng sinh buồn nhất anh từng trải…
Và hôm nay, anh lại chuẩn bị đón thêm một mùa Noel nữa. Vết thương cũ đã lành nhưng hễ gió mùa về vẫn tê buốt. Nỗi nhớ đã bớt khắc khoải, nhưng bất chợt thấy thấp thoáng bóng hình quen, vẫn thấy sao mà nhức nhối... Có lẽ, anh đang tự dối lòng mình? anh vẫn chưa quên được em, con tim anh chưa quen thiếu vắng em. Có chăng, chỉ là anh đang cố gồng mình lên để sống, không yêu – không nhớ – không buồn.
Một mình, anh bước trên con đường khi xưa ta chung bước. Góc này những cành cây khẳng khiu run lên trong gió rét. Góc kia đôi chùm quả bàng chín vàng ửng treo hờ hững trên cành. Đây đó vài bông điệp vàng còn vương vấn. anh thấy mắt mình nhòa lệ, khẽ gạt nước mắt và ngân lên khe khẽ bài Bài thánh ca đó Đàm VH
5) Hãy nghĩ ra 1 cái tên cho nhóm từ thiện MMO4ME là viết tắt của chữ gì:
FMWT: From mmo4me with love . yêu thương từ mmo4me