News Đồng loạt tăng mạnh, cổ phiếu ngân hàng còn hấp dẫn?

Đồng loạt tăng mạnh, cổ phiếu ngân hàng còn hấp dẫn?

Khoảng thời gian 1 tháng qua là giai đoạn hiếm hoi cổ phiếu ngân hàng đồng loạt nổi sóng trong hơn một năm trở lại đây.​


Sóng cổ phiếu ngân hàng đang là tâm điểm thu hút sự chú ý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán thời gian gần đây. Tính từ đầu năm 2024, chỉ duy nhất SSB giảm nhẹ, còn lại đa phần nhóm ngân hàng đều có mức tăng trên 5%. Một số cổ phiếu như VCB, CTG, MBB, SHB,… thậm chí còn có mức tăng 2 chữ số.
Với quy mô vốn hoá lớn và lượng cổ phiếu trôi nổi tự do (freefloat) “khủng”, cổ phiếu ngân hàng cần dòng tiền rất mạnh để bứt phá. Vì thế, mức tăng trên 5% trong thời gian ngắn đối với các cổ phiếu nhóm này đã là con số rất ấn tượng.
Đồng loạt tăng mạnh, cổ phiếu ngân hàng còn hấp dẫn? - Ảnh 1.
Tính trong vòng một tháng trở lại đây, toàn bộ cổ phiếu ngân hàng trên sàn chứng khoán đều tăng giá. Mức tăng trên 10% rất phổ biến, có thể kể đến như BID, CTG, TCB, MBB, ACB, HDB, VIB,… Đây là giai đoạn hiếm hoi cổ phiếu ngân hàng đồng loạt nổi sóng trong khoảng hơn một năm qua.
Sóng cổ phiếu ngân hàng diễn ra trong bối cảnh các nút thắt kìm hãm nhóm này trong năm ngoái như tăng trưởng tín dụng thấp, áp lực nợ xấu cao,… đang có dấu hiệu thay đổi theo hướng tích cực hơn. Thêm nữa, định giá cổ phiếu ngân hàng cũng tương đối thấp với P/B của hầu hết các cổ phiếu vốn hoá lớn trong nhóm đều dưới mức trung bình 5 năm.
Đồng loạt tăng mạnh, cổ phiếu ngân hàng còn hấp dẫn? - Ảnh 2.
Theo SSI Research, nếu giả định tỷ lệ LGD (tổn thất ước tính) đối với các khoản nợ có vấn đề là 50% và sau khi sử dung nguồn dự phòng đã trích lập, mức độ ảnh hưởng đối với vốn chủ sở hữu sẽ ở mức 11%. Do đó, bộ phận phân tích này cho rằng mức định giá hiện tại phần lớn đã phản ánh rủi ro tín dụng đến từ nợ quá hạn và khoản vay tái cơ cấu theo Thông tư 02.
Tuy nhiên, mức định giá này theo SSI Research, có thể chưa phản ánh hết các khoản vay tái cấp vốn cho chủ đầu tư bất động sản được giải ngân trong năm 2023 tại một số ngân hàng nhất định (được phân loại ở nợ Nhóm 1).
Ngoài ra, khi xem xét đến diễn biến giá của các ngân hàng trong chu kỳ trước, SSI Research nhận thấy định giá hầu như không thay đổi trong quá trình xử lý nợ xấu, tuy nhiên sẽ được định giá lại trong vòng 6-12 tháng trước khi hoàn tất quá trình xử lý nợ xấu. Trong quá trình này, những ngân hàng có khả năng tăng vốn sớm hơn sẽ có điều kiện tốt hơn để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, giành thêm thị phần và đạt kết quả khả quan hơn so với các ngân hàng khác.



Đồng loạt tăng mạnh, cổ phiếu ngân hàng còn hấp dẫn? - Ảnh 3.
Tăng trưởng lợi nhuận lạc quan nhưng chất lượng tài sản vẫn cần lưu ý
Trong kịch bản cơ sở của SSI Research, tăng trưởng GDP có thể phục hồi trong khoảng từ 6,0% - 6,5%, lãi suất trung bình cả năm duy trì quanh mức thấp nhất trong thập kỷ trở lại đây và NHNN sẽ có ứng phó linh hoạt trong cơ chế ghi nhận và trích lập dự phòng nợ xấu. Theo ước tính của bộ phận phân tích này, tăng trưởng LNTT năm 2024 của các ngân hàng thuộc phạm vi nghiên cứu dự kiến đạt 15,4%, đây là mức tăng trưởng tốt hơn so với mức 4,6% trong năm 2023.
Với bối cảnh kinh tế vĩ mô dự kiến cải thiện hơn trong năm 2024, SSI Research kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ phục hồi lên mức 14%. Điều này được hỗ trợ một phần bởi lãi suất cho vay giảm. Dư địa tăng trưởng có thể sẽ đến từ khối doanh nghiệp như: (i) ngành xây dựng cơ sở hạ tầng; (ii) doanh nghiệp sản xuất và FDI; và (iii) các ngành nghề được ưu tiên (như nông nghiệp, xuất khẩu, công nghệ cao, SME và công nghiệp bổ trợ).
Đồng loạt tăng mạnh, cổ phiếu ngân hàng còn hấp dẫn? - Ảnh 4.
Ngoài ra, các chủ đầu tư bất động sản có nhu cầu vay tái cấp vốn cho các lô trái phiếu đến hạn năm 2024 với tổng giá trị khoảng 200.000 tỷ đồng (tương đương 20% dư nợ tín dung cho chủ đầu tư bất động sản trong năm 2023). Đây cũng có thể là một động lực quan trọng của tăng trưởng tín dụng năm 2024, trừ trường hợp cơ quan quản lý tiếp tục thanh tra và kiểm soát nghiêm ngặt các khoản cấp tín dung chéo đối với các bên liên quan và các công ty vệ tinh.
Trong năm 2024, SSI Resarch kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp để hỗ trợ nền kinh tế. Mặc dù chúng tôi cho rằng sẽ có thời điểm mà lãi suất tiền gửi nhích nhẹ khi tín dụng tăng tốc (có thể là vào nửa cuối năm 2024), hoặc áp lực giữ chân khách hàng của các tổ chức tín dụng nhỏ do các khoản tiền gửi lãi suất cao đáo hạn có thể chuyển sang các ngân hàng lớn hơn.
Tuy nhiên, lãi suất huy động bình quân trong năm 2024 dự kiến sẽ không có chênh lệch quá lớn so với mức hiện tại. Theo đó, chi phí vốn dự kiến thấp hơn (giảm 113 điểm cơ bản svck), CASA cải thiện và các khoản vay mới có thời hạn dài hơn sẽ giúp giảm bớt áp lực về NIM cho các tổ chức tín dụng trong năm 2024. SSI Research dự báo NIM sẽ phục hồi 9 điểm cơ bản lên mức 3,75% (xem biểu đồ 7-8) cho các ngân hàng thuộc phạm vi nghiên cứu.
Mặt khác, SSI Research cho rằng 2024 vẫn tiếp tục là một năm đầy thách thức đối với ngành ngân hàng về chất lượng tài sản. Mặc dù vậy, tình hình chung sẽ có sự cải thiện so với năm 2023, phần lớn là nhờ vào chi phí vốn đã giảm về mức thấp hơn nhiều so với 2023 và lợi nhuận trước dự phòng (PPOP) có sự cải thiện giúp các ngân hàng có dư địa để tạo một bộ đệm dự phòng tốt hơn.
Đồng loạt tăng mạnh, cổ phiếu ngân hàng còn hấp dẫn? - Ảnh 5.

Credit: @Hà Anh theo Nhịp sống thị trường
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
418,666
Messages
7,074,513
Members
170,768
Latest member
thuyquynh13511
Back
Top Bottom