Chị K – người mẹ thứ hai của cháu Bích - đã có những tâm sự rất chân tình với PV về cô con gái đặc biệt của mình.
Theo dự kiến, ngày 30/3 tới đây, Tòa phúc thẩm TANDTC sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ trọng án giết người, cướp tài sản tại tiệm vàng Ngọc Bích (tại phố Sàn, Lục Nam, Bắc Giang) do sát thủ Lê Văn Luyện gây ra.
Gần đây cũng có thông tin cho rằng, cháu Trịnh Thị Ngọc Bích – nạn nhân sống sót duy nhất sau thảm án đã biết rõ thông tin về những người ruột thịt của mình đã bị thiệt mạng và sẽ tham dự phiên tòa phúc thẩm. Vậy cuộc sống của Bích hiện nay ra sao và cháu có sẵn sàng có mặt ở phiên tòa sắp tới? Chị K – người mẹ thứ hai của cháu Bích đã có những tâm sự rất chân tình với PV về cô con gái đặc biệt của mình.'
“Mẹ yên tâm, con không xem đâu…”
Theo chị K, từ khi vụ thảm sát xảy ra, gia đình và người thân vẫn giấu cháu Bích chuyện bố mẹ và em cháu đã mất. Chuyện giấu sự thật đau lòng này không ngoài mong muốn cháu Bích mau chóng hồi phục sức khỏe và tâm lý. Chỉ đến khi phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Lê Văn Luyện diễn ra cách đây hơn 2 tháng (ngày 11/1/2012), cháu Bích mới biết sự thật thương tâm này.
Cháu Trịnh Thị Ngọc Bích trong ngày sinh nhật. Ảnh chụp trong Bệnh viện Việt Đức
Chị K nhớ lại: “Lần trước gia đình về Bắc Giang tham sự phiên tòa sơ thẩm, chúng tôi cũng đưa cháu Bích đi cùng. Nhưng cảm thấy tâm lý và sức khỏe cháu chưa ổn định nên gia đình không cho vào tòa. Cũng trong dịp đó, gia đình tôi có đến tham dự đám cưới một người bà con trong họ ở Bắc Giang. Trong đám cưới, có nhiều người dân ở quê vô ý hỏi tôi: “Nó biết bố mẹ và em bị chết chưa?”. Bích cũng có mặt trong đám cưới nên nghe được câu nói này”.
Hiện tại, cháu Bích được gia đình chị K xin cho vào học lớp 3 tại một trường quốc tế ở phía Nam. Chị K tâm sự: “Bích là đứa trẻ thiệt thòi quá nhiều, chúng tôi muốn bù đắp cho cháu được bằng bạn, bằng bè. Mặc dù cháu học trễ so với các bạn trong lớp gần 2 tháng, nhưng Bích vẫn theo kịp và đạt thành tích xuất sắc trong học kỳ vừa rồi. Ở trường Bích học cả Tiếng Việt và tiếng Anh. Tay phải của Bích chưa thể cầm bút được, nên Bích chuyển sang cầm bút bằng tay trái và viết rất đẹp, đoạt giải thưởng viết chữ đẹp của trường.
Vì cháu đoạt 3 bằng khen của trường, để động viên con, tôi lái ô tô đưa Bích ra biển chơi. Khi trên xe, tôi hỏi con gái: “Con học giỏi, mẹ rất vui. Bây giờ con thích gì, mẹ sẽ thưởng ngay! Bích quay sang nói với tôi: “Con thích máy vi tính. Nhưng con biết vì sao mẹ không muốn cho con dùng máy vi tính. Mẹ nghĩ con sẽ xem chuyện gia đình nhà con qua máy vi tính… (mạng internet – PV)”.
Nói đến đây, giọng cháu Bích chùng xuống, nghẹn lại. Rồi cháu nói tiếp: “Mẹ yên tâm, con không xem đâu”. Nghe con gái 8 tuổi nói như người lớn, tôi mua cho con gái một chiếc máy vi tính xách tay. Từ ngày có máy vi tính, Bích rất vui, giữ đúng lời hứa, không vào mạng đọc báo về vụ thảm sát gia đình mình do hung thủ Lê Văn Luyện gây ra.
Thay vào đó, Bích lên mạng lấy rất nhiều bài hát về gia đình, cha mẹ, đặc biệt là các trang nhật ký viết về cha mẹ, con cái. Cứ về đến nhà, ăn uống, học hành xong, cháu lại bật máy vi tính lên, mở những bài hát “tủ” về gia đình (những bài hát mà trước kia bố mẹ và em gái của Bích thích) nghe một cách khoan khoái…”.
Cũng theo chị K cho biết, 3 tháng một lần, Bích phải bay ra Hà Nội gặp các bác sỹ Bệnh viện Việt Đức để khám và theo dõi và tiếp tục điều trị bàn tay phải. Hiện tại, cánh tay phải của Bích vẫn đang trong quá trình phục hồi, chưa thể cầm nắm được như bình thường. Cánh tay trái cũng bị ảnh hưởng nên chưa thể cầm nắm được như bình thường, chỉ cầm được bút và những vật dụng nhẹ như ly nước.
Nói chung, hàng ngày chị K vẫn phải tự tay chăm sóc, làm cho mọi việc, kể cả vệ sinh cá nhân, mặc quần áo cho cô con gái “đặc biệt” của mình. Mặc dù người giúp việc của gia đình cũng có thể làm được những việc này, nhưng tình cảm mẹ con, chị K vẫn thích tự mình làm mọi việc giúp Bích. Khi ở trường, Bích có một cô phục vụ riêng, luôn theo sát bên mình, giúp em trong mọi sinh hoạt hàng ngày.
Trước đây, sau khi xuất viện Bích nặng 32 kg, do được chăm sóc chu đáo, hiện giờ Bích nặng 37kg. Hàng ngày, Bích vẫn phải uống thuốc và có một bác sỹ vật lý trị liệu chữa trị 4 giờ/ 1 ngày (trưa 2 tiếng, tối 2 tiếng). “Thật sự cháu Bích bây giờ ít có thời gian để nghỉ ngơi. Các bác sỹ cho biết, nếu không tập luyện đều đặn và đúng phương pháp, cánh tay phải của cháu sẽ teo lại” – chị K cho biết.
Ước mơ trở thành nhà thiết kế…
Về việc sắp tới, cháu Bích có tham gia phiên tòa phúc thẩm xét xử Lê Văn Luyện, chị K chân tình: “Chúng tôi đã suy nghĩ rất kỹ, nếu cho cháu Bích tham dự phiên tòa, sẽ mang lại được gì và mất cái gì. Mọi người đang muốn cháu quên đi tất cả quá khứ đau buồn của gia đình mà bản thân cháu từng chứng kiến. Bây giờ đưa cháu ra tòa làm nhân chứng, vô hình trung sẽ gợi lại quá khứ hãi hùng, đau thương của cháu và gia đình.
Thứ nhất, tâm lý cháu chưa ổn định, rất có thể sẽ bị ảnh hưởng ghê gớm. Thứ hai, khi nghe lại toàn bộ vụ đâm chém, đầu óc cháu không như người lớn, làm sao có thể chịu đựng được… Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình cũng muốn đưa cháu ra tòa làm chứng, nhưng chưa chắc gia đình cho cháu đi Bắc Giang tham dự phiên tòa phúc thẩm.
Ngoài ra, bác sỹ tâm lý khuyên gia đình không nên cho Bích tham dự phiên tòa phúc thẩm ngày 30/3 tới đây. Bởi vì trước ống kính máy ảnh của nhà báo, nghe Tòa luận tội kể lại vụ thảm sát đẫm máu, e rằng cháu Bích sẽ không thể chịu nổi. Hơn nữa, lúc này thần kinh cháu chưa ổn định, thỉnh thoảng cháu còn khóc cả nửa ngày liền. Những ngày cháu đi học thì không sao, nhưng trong những ngày nghỉ đi học (thứ 7, Chủ nhật) cháu thường ngồi trong phòng khóc một mình. Những lúc đó, Bích nhớ về gia đình, nhớ bố mẹ, nhớ em lắm…”.
Khi PV hỏi cháu Bích hiện giờ có mong muốn, ước mơ điều gì, chị K phấn chấn hẳn lên: “Con tôi có ước mơ đẹp lắm. Bích ước mơ lớn lên trở thành một tiến sĩ thiết kế nhà đẹp. Học ở trường quốc tế này, học sinh học hết lớp 12 sẽ được tạo điều kiện ra nước ngoài học tiếp đại học. Hướng của gia đình sẽ cho Bích đi du học ở nước ngoài. Bản thân cháu cũng muốn đi học ở nước ngoài”. Cầu chúc cho cô bé này sẽ hạnh phúc trong vòng tay nhân ái vô bờ của nhưng người thân trong gia đình và mọi người.
Khóc cả ngày khi biết hung tin
Chị K - Người mẹ thứ hai của cháu Bích kể: “Khi đưa cháu về quê ở Lục Nam (Bắc Giang), xe ô tô đi qua phố Sàn, Bích nói với tôi: “Mẹ ơi, đi chầm chậm thôi, cho con nhìn nhà con một chút”. Tôi nói với cháu: “Con muốn vào nhà con không, để mẹ đỗ xe lại?”. Bích đáp nhanh: “Không, con sợ lắm! Mẹ đi chầm chậm lại là được rồi”. Xe đi qua nhà, Bích thở dài…
Hôm mồng 2 Tết Nhâm Thìn vừa qua, Bích hỏi tôi: “Mẹ ơi, bố mẹ và em gái gái con đã chết rồi, phải không?”. Nghe cháu nói, tôi thấy đau nhói trong lòng. Tôi hỏi cháu: “Nếu bố mẹ con và em không còn, con có buồn không?”. Bích nghẹn ngào nói: “Con buồn lắm!”. Bích khóc cả ngày hôm đó. Không khí Tết trong gia đình trầm xuống. Nhìn Bích ngồi khóc nức nở, tôi cũng không kìm lòng được nhưng vẫn cố động viên: “Bố mẹ con không còn, con còn có mẹ. Mỗi người một số phận, mẹ sẽ chăm sóc, thương yêu con suốt đời”. Rồi hai mẹ con ôm nhau khóc tức tưởi, khóc như chưa bao giờ được khóc…”.
Theo Đời Sống & Pháp Luật
Theo dự kiến, ngày 30/3 tới đây, Tòa phúc thẩm TANDTC sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ trọng án giết người, cướp tài sản tại tiệm vàng Ngọc Bích (tại phố Sàn, Lục Nam, Bắc Giang) do sát thủ Lê Văn Luyện gây ra.
Gần đây cũng có thông tin cho rằng, cháu Trịnh Thị Ngọc Bích – nạn nhân sống sót duy nhất sau thảm án đã biết rõ thông tin về những người ruột thịt của mình đã bị thiệt mạng và sẽ tham dự phiên tòa phúc thẩm. Vậy cuộc sống của Bích hiện nay ra sao và cháu có sẵn sàng có mặt ở phiên tòa sắp tới? Chị K – người mẹ thứ hai của cháu Bích đã có những tâm sự rất chân tình với PV về cô con gái đặc biệt của mình.'
“Mẹ yên tâm, con không xem đâu…”
Theo chị K, từ khi vụ thảm sát xảy ra, gia đình và người thân vẫn giấu cháu Bích chuyện bố mẹ và em cháu đã mất. Chuyện giấu sự thật đau lòng này không ngoài mong muốn cháu Bích mau chóng hồi phục sức khỏe và tâm lý. Chỉ đến khi phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Lê Văn Luyện diễn ra cách đây hơn 2 tháng (ngày 11/1/2012), cháu Bích mới biết sự thật thương tâm này.
Cháu Trịnh Thị Ngọc Bích trong ngày sinh nhật. Ảnh chụp trong Bệnh viện Việt Đức
Chị K nhớ lại: “Lần trước gia đình về Bắc Giang tham sự phiên tòa sơ thẩm, chúng tôi cũng đưa cháu Bích đi cùng. Nhưng cảm thấy tâm lý và sức khỏe cháu chưa ổn định nên gia đình không cho vào tòa. Cũng trong dịp đó, gia đình tôi có đến tham dự đám cưới một người bà con trong họ ở Bắc Giang. Trong đám cưới, có nhiều người dân ở quê vô ý hỏi tôi: “Nó biết bố mẹ và em bị chết chưa?”. Bích cũng có mặt trong đám cưới nên nghe được câu nói này”.
Hiện tại, cháu Bích được gia đình chị K xin cho vào học lớp 3 tại một trường quốc tế ở phía Nam. Chị K tâm sự: “Bích là đứa trẻ thiệt thòi quá nhiều, chúng tôi muốn bù đắp cho cháu được bằng bạn, bằng bè. Mặc dù cháu học trễ so với các bạn trong lớp gần 2 tháng, nhưng Bích vẫn theo kịp và đạt thành tích xuất sắc trong học kỳ vừa rồi. Ở trường Bích học cả Tiếng Việt và tiếng Anh. Tay phải của Bích chưa thể cầm bút được, nên Bích chuyển sang cầm bút bằng tay trái và viết rất đẹp, đoạt giải thưởng viết chữ đẹp của trường.
Vì cháu đoạt 3 bằng khen của trường, để động viên con, tôi lái ô tô đưa Bích ra biển chơi. Khi trên xe, tôi hỏi con gái: “Con học giỏi, mẹ rất vui. Bây giờ con thích gì, mẹ sẽ thưởng ngay! Bích quay sang nói với tôi: “Con thích máy vi tính. Nhưng con biết vì sao mẹ không muốn cho con dùng máy vi tính. Mẹ nghĩ con sẽ xem chuyện gia đình nhà con qua máy vi tính… (mạng internet – PV)”.
Nói đến đây, giọng cháu Bích chùng xuống, nghẹn lại. Rồi cháu nói tiếp: “Mẹ yên tâm, con không xem đâu”. Nghe con gái 8 tuổi nói như người lớn, tôi mua cho con gái một chiếc máy vi tính xách tay. Từ ngày có máy vi tính, Bích rất vui, giữ đúng lời hứa, không vào mạng đọc báo về vụ thảm sát gia đình mình do hung thủ Lê Văn Luyện gây ra.
Thay vào đó, Bích lên mạng lấy rất nhiều bài hát về gia đình, cha mẹ, đặc biệt là các trang nhật ký viết về cha mẹ, con cái. Cứ về đến nhà, ăn uống, học hành xong, cháu lại bật máy vi tính lên, mở những bài hát “tủ” về gia đình (những bài hát mà trước kia bố mẹ và em gái của Bích thích) nghe một cách khoan khoái…”.
Cũng theo chị K cho biết, 3 tháng một lần, Bích phải bay ra Hà Nội gặp các bác sỹ Bệnh viện Việt Đức để khám và theo dõi và tiếp tục điều trị bàn tay phải. Hiện tại, cánh tay phải của Bích vẫn đang trong quá trình phục hồi, chưa thể cầm nắm được như bình thường. Cánh tay trái cũng bị ảnh hưởng nên chưa thể cầm nắm được như bình thường, chỉ cầm được bút và những vật dụng nhẹ như ly nước.
Nói chung, hàng ngày chị K vẫn phải tự tay chăm sóc, làm cho mọi việc, kể cả vệ sinh cá nhân, mặc quần áo cho cô con gái “đặc biệt” của mình. Mặc dù người giúp việc của gia đình cũng có thể làm được những việc này, nhưng tình cảm mẹ con, chị K vẫn thích tự mình làm mọi việc giúp Bích. Khi ở trường, Bích có một cô phục vụ riêng, luôn theo sát bên mình, giúp em trong mọi sinh hoạt hàng ngày.
Trước đây, sau khi xuất viện Bích nặng 32 kg, do được chăm sóc chu đáo, hiện giờ Bích nặng 37kg. Hàng ngày, Bích vẫn phải uống thuốc và có một bác sỹ vật lý trị liệu chữa trị 4 giờ/ 1 ngày (trưa 2 tiếng, tối 2 tiếng). “Thật sự cháu Bích bây giờ ít có thời gian để nghỉ ngơi. Các bác sỹ cho biết, nếu không tập luyện đều đặn và đúng phương pháp, cánh tay phải của cháu sẽ teo lại” – chị K cho biết.
Ước mơ trở thành nhà thiết kế…
Về việc sắp tới, cháu Bích có tham gia phiên tòa phúc thẩm xét xử Lê Văn Luyện, chị K chân tình: “Chúng tôi đã suy nghĩ rất kỹ, nếu cho cháu Bích tham dự phiên tòa, sẽ mang lại được gì và mất cái gì. Mọi người đang muốn cháu quên đi tất cả quá khứ đau buồn của gia đình mà bản thân cháu từng chứng kiến. Bây giờ đưa cháu ra tòa làm nhân chứng, vô hình trung sẽ gợi lại quá khứ hãi hùng, đau thương của cháu và gia đình.
Thứ nhất, tâm lý cháu chưa ổn định, rất có thể sẽ bị ảnh hưởng ghê gớm. Thứ hai, khi nghe lại toàn bộ vụ đâm chém, đầu óc cháu không như người lớn, làm sao có thể chịu đựng được… Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình cũng muốn đưa cháu ra tòa làm chứng, nhưng chưa chắc gia đình cho cháu đi Bắc Giang tham dự phiên tòa phúc thẩm.
Ngoài ra, bác sỹ tâm lý khuyên gia đình không nên cho Bích tham dự phiên tòa phúc thẩm ngày 30/3 tới đây. Bởi vì trước ống kính máy ảnh của nhà báo, nghe Tòa luận tội kể lại vụ thảm sát đẫm máu, e rằng cháu Bích sẽ không thể chịu nổi. Hơn nữa, lúc này thần kinh cháu chưa ổn định, thỉnh thoảng cháu còn khóc cả nửa ngày liền. Những ngày cháu đi học thì không sao, nhưng trong những ngày nghỉ đi học (thứ 7, Chủ nhật) cháu thường ngồi trong phòng khóc một mình. Những lúc đó, Bích nhớ về gia đình, nhớ bố mẹ, nhớ em lắm…”.
Khi PV hỏi cháu Bích hiện giờ có mong muốn, ước mơ điều gì, chị K phấn chấn hẳn lên: “Con tôi có ước mơ đẹp lắm. Bích ước mơ lớn lên trở thành một tiến sĩ thiết kế nhà đẹp. Học ở trường quốc tế này, học sinh học hết lớp 12 sẽ được tạo điều kiện ra nước ngoài học tiếp đại học. Hướng của gia đình sẽ cho Bích đi du học ở nước ngoài. Bản thân cháu cũng muốn đi học ở nước ngoài”. Cầu chúc cho cô bé này sẽ hạnh phúc trong vòng tay nhân ái vô bờ của nhưng người thân trong gia đình và mọi người.
Khóc cả ngày khi biết hung tin
Chị K - Người mẹ thứ hai của cháu Bích kể: “Khi đưa cháu về quê ở Lục Nam (Bắc Giang), xe ô tô đi qua phố Sàn, Bích nói với tôi: “Mẹ ơi, đi chầm chậm thôi, cho con nhìn nhà con một chút”. Tôi nói với cháu: “Con muốn vào nhà con không, để mẹ đỗ xe lại?”. Bích đáp nhanh: “Không, con sợ lắm! Mẹ đi chầm chậm lại là được rồi”. Xe đi qua nhà, Bích thở dài…
Hôm mồng 2 Tết Nhâm Thìn vừa qua, Bích hỏi tôi: “Mẹ ơi, bố mẹ và em gái gái con đã chết rồi, phải không?”. Nghe cháu nói, tôi thấy đau nhói trong lòng. Tôi hỏi cháu: “Nếu bố mẹ con và em không còn, con có buồn không?”. Bích nghẹn ngào nói: “Con buồn lắm!”. Bích khóc cả ngày hôm đó. Không khí Tết trong gia đình trầm xuống. Nhìn Bích ngồi khóc nức nở, tôi cũng không kìm lòng được nhưng vẫn cố động viên: “Bố mẹ con không còn, con còn có mẹ. Mỗi người một số phận, mẹ sẽ chăm sóc, thương yêu con suốt đời”. Rồi hai mẹ con ôm nhau khóc tức tưởi, khóc như chưa bao giờ được khóc…”.
Theo Đời Sống & Pháp Luật