Trong thời điểm nền kinh tế lao đao, giá cả tăng vọt và tiền mặt thiếu thốn, một số người Afghanistan xem tiền mã hóa như kênh tài chính dự phòng đáng tin cậy.
Sau khi giúp 10 người trong dòng họ chạy trốn đến Pakistan, Farhan Hotak, 22 tuổi, không rời bỏ đất nước. Anh quay trở lại, bảo vệ an toàn cho gia đình nhỏ của mình và tiếp tục làm vlog, phản ánh tình hình đang diễn biến phức tạp tại Afghanistan.
Hotak cũng theo dõi sát sao danh mục đầu tư tiền mã hóa của mình trên Binance. Khủng hoảng khiến đồng nội tệ afghani chạm mức thấp kỷ lục, đa số ngân hàng trên toàn quốc đã đóng cửa, khiến cho việc rút tiền mặt hầu như không thể thực hiện.
Là một nhà đầu tư tiền mã hóa và làm vlog, nhưng Farhan Hotak lại sống trong một khu vực hẻo lánh của Afghanistan. Ảnh: CNBC.
"Ở Afghanistan, chúng tôi không có các nền tảng như PayPal, Venmo hay Zelle, vì vậy tôi phải phụ thuộc vào những thứ khác", Hotak nói với CNBC.
Nền kinh tế Afghanistan chủ yếu sử dụng tiền mặt trong giao dịch. Vì vậy số coin trong ví tiền điện tử sẽ không giúp Hotak đặt bữa tối, nhưng anh yên tâm rằng một phần tài sản của mình được bảo vệ trước sự bất ổn kinh tế ở quê nhà.
Nó cũng mang lại cơ hội trong tương lai, giúp Hotak tiếp cận nền kinh tế toàn cầu từ Afghanistan, vượt qua các đợt lạm phát. Đây là những điều Hotak chưa bao giờ hình dung được trước khi biết về Bitcoin.
"Tôi quan tâm đến thế giới tiền mã hóa. Tôi đã kiếm được rất nhiều và nhận thấy tiềm năng lớn, giúp bản thân mình tiến xa hơn", Hotak cho biết.
Khủng hoảng hệ thống tài chính
Tuần vừa qua là thời điểm tồi tệ đối với nền kinh tế Afghanistan. Hệ thống tài chính ngưng trệ, biên giới đóng cửa, tiền mặt thiếu hụt và mất giá, trong khi giá cả hàng hóa tăng vọt.
Nhiều ngân hàng buộc phải đóng cửa sau khi hết sạch tiền trong kho. Những bức ảnh chụp cảnh hàng trăm người Afghanistan xếp bên ngoài nhà băng để chờ đến lượt rút tiền đã lan truyền mạnh mẽ trên Internet, phần nào nói lên tình trạng khó khăn hiện tại.
"Tôi ở trong khu vực có 2 ngân hàng và 3 máy ATM, nhưng họ đã nghỉ từ 12/8", Ali Latifi, một nhà báo sống ở Kabul, đề cập đến thời điểm trước khi Taliban tiến vào thủ đô của Afghanistan.
Dòng người xếp bên ngoài một ngân hàng ở Afghanistan hôm 15/8. Ảnh: Getty Images.
Western Union đã đóng tất cả dịch vụ. Thậm chí, hệ thống chuyển tiền thông qua các nhà môi giới truyền thống “hawala” đã tồn hàng trăm năm trong thế giới Hồi giáo hiện cũng ngừng hoạt động.
Sangar Paykhar, một người Hà Lan gốc Kabul, thường xuyên liên lạc với họ hàng của mình ở quê nhà trong những tuần gần đây. Ông cho biết, ban đầu, nhiều người duy trì cuộc sống theo kiểu vay trước tiền mặt và trả lại bằng lương. Nhưng giờ đây hoạt động này đã chấm dứt.
Những người cho vay bắt đầu tích trữ tiền mặt. "Họ nhận ra rằng chế độ đã sụp đổ, những người vay có thể không tìm được việc làm vào ngày mai", Paykhar giải thích.
Vài ngày trước khi Taliban tiến vào Kabul, Musa Ramin nằm trong số những người xếp hàng bên ngoài các nhà băng, nỗ lực rút tiền một cách vô vọng. Nhưng không giống như những người Afghanistan khác, vài tháng trước đó, Musa Ramin đã đầu tư một phần tài sản của mình vào tiền mã hóa.
Trước đây, Ramin từng chứng kiến cảnh đồng tiền pháp định tụt giá không phanh, trong khi tiền kỹ thuật số phi tập trung đã được chứng minh là một công cụ bảo vệ đáng tin cậy.
Tiếp cận tiền mã hóa
Vào năm 2020, trong chuyến đi ngắn từ London đến Kabul, Ramin bị mắc kẹt ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thời gian cách ly vì Covid-19 kéo dài từ một tuần thành 6 tháng.
"Tôi đã chuyển đổi tất cả tiền của mình sang đồng lira", anh nói. Sau khi đồng tiền Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu tụt giá số tài sản của Ramin mất đi một nửa và anh buộc phải tiết kiệm. "Đó là khi tôi phát hiện ra Bitcoin".
Tất cả chuyến bay bị hủy, không thể đi lại, Ramin vượt qua thời điểm khó khăn này bằng cách mua bán tiền mã hóa. "Lúc đầu, tôi mất rất nhiều tiền", Ramin nói. Nhưng sau đó, anh ấy đã nắm bắt được khả năng quản lý tài sản kỹ thuật số của mình nhờ vào Twitter và các bài hướng dẫn trên YouTube.
Musa Ramin từng trải qua 6 tháng cách ly tại Thổ Nhĩ Kỳ và biết đến tiền mã hóa. Ảnh: CNBC.
Sau khi trở lại Kabul, chàng trai 27 tuổi tập trung toàn bộ vào giao dịch tiền mã hóa. 80% vốn của Ramin thuộc dạng giao dịch thường xuyên, chủ yếu là các đồng tiền chính như Bitcoin, Rthereum và Binance coin. 20% còn lại được tích lũy cho tương lai.
"Số tiền mã hóa tôi kiếm được trong một tháng có giá trị hơn khi làm trong ngành xây dựng cả năm", Ramin nói. Dù vậy, anh thừa nhận lĩnh vực này có khá nhiều rủi ro. "Kiếm tiền từ coin thì dễ nhưng giữ được sự giàu có mới là một phần khó khăn".
Ramin không phải là người Afghanistan duy nhất đặt tương lai của mình vào tiền mã hóa. Theo số liệu của Google Trends, các tìm kiếm từ khóa Bitcoin và tiền mã hóa đã tăng mạnh ở quốc gia này vào tháng 7, trước thời điểm Taliban chiếm quyền kiểm soát.
Tuy nhiên, tại một đất nước vẫn phụ thuộc phần lớn vào giao dịch tiền mặt, không nhiều người lựa chọn gửi tiền ở ngân hàng, ví điện tử lại càng hiếm hoi hơn.
Trở lại với Hotak. Dù là người đầu tư vào tiền mã hóa, đồng thời xem đó là cơ hội của mình trong tương lai, Hotak vẫn thu nhập chủ yếu từ các công việc lao động hàng ngày như làm gạch, đào giếng và trông coi một cửa hàng may quần áo.
Hotak lại sống ở một vùng hẻo lánh của Afghanistan, nơi không có máy ATM hay chi nhánh ngân hàng nào. Anh phải giữ nhiều tiền mặt để trang trải chi phí sinh hoạt.
Dấu hiệu của nền kinh tế tiền mã hóa đang phát triển
Thật khó để có cái nhìn chính xác về quy mô phát triển của tiền mã hóa tại Afghanistan khi đa số những người sở hữu tài sản này không muốn tiết lộ.
Afghanistan vẫn là quốc gia phụ thuộc lớn vào tiền mặt. Ảnh: Shutterstock.
"Cộng đồng tiền mã hóa ở Afghanistan rất nhỏ. Họ thực sự không muốn gặp nhau. Hiện tại, mọi người chỉ muốn ở ẩn cho đến khi mọi thứ tốt đẹp", Hotak giải thích.
Theo nghiên cứu từ công ty dữ liệu blockchain Chainalysis, mô hình mạng lưới giao dịch tiền mã hóa ngang hàng (P2P) rất phù hợp tại đất nước như Afghanistan. Hotak và những người sở hữu coin tại quốc gia này đang sử dụng sàn giao dịch P2P của Binance, cho phép họ mua trực tiếp với người dùng từ khắp nơi trên thế giới.
Bảng Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu năm 2021 của Chainalysis đã xếp Afghanistan đứng thứ 20 trong số 154 quốc gia được đánh giá mức độ chấp nhận tiền mã hóa nói chung. Riêng về khối lượng giao dịch trao đổi P2P (trực tiếp giữa người dùng với nhau), Afghanistan tăng lên vị trí thứ 7.
Đó là sự thay đổi chóng vánh và đầy bất ngờ trong vòng 12 tháng. Năm ngoái, Chainalysis cho rằng sự hiện diện của tiền mã hóa ở Afghanistan rất ít, đến mức quốc gia này không có mặt trong bảng xếp hạng 2020.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng Chainalysis đã đánh giá chưa chính xác về mức độ chấp nhận tiền mã hóa tại Afghanistan.
"Không giống như nhiều nước khác, các quốc gia bị trừng phạt không có dữ liệu tốt và rõ ràng về thị trường P2P. Điều này là một trong những yếu tố khiến cho việc theo dõi các giao dịch khó khăn hơn", Boaz Sobrado, nhà phân tích dữ liệu công nghệ tài chính tại London (Anh) nhận định.
Sau khi giúp 10 người trong dòng họ chạy trốn đến Pakistan, Farhan Hotak, 22 tuổi, không rời bỏ đất nước. Anh quay trở lại, bảo vệ an toàn cho gia đình nhỏ của mình và tiếp tục làm vlog, phản ánh tình hình đang diễn biến phức tạp tại Afghanistan.
Hotak cũng theo dõi sát sao danh mục đầu tư tiền mã hóa của mình trên Binance. Khủng hoảng khiến đồng nội tệ afghani chạm mức thấp kỷ lục, đa số ngân hàng trên toàn quốc đã đóng cửa, khiến cho việc rút tiền mặt hầu như không thể thực hiện.
Là một nhà đầu tư tiền mã hóa và làm vlog, nhưng Farhan Hotak lại sống trong một khu vực hẻo lánh của Afghanistan. Ảnh: CNBC.
"Ở Afghanistan, chúng tôi không có các nền tảng như PayPal, Venmo hay Zelle, vì vậy tôi phải phụ thuộc vào những thứ khác", Hotak nói với CNBC.
Nền kinh tế Afghanistan chủ yếu sử dụng tiền mặt trong giao dịch. Vì vậy số coin trong ví tiền điện tử sẽ không giúp Hotak đặt bữa tối, nhưng anh yên tâm rằng một phần tài sản của mình được bảo vệ trước sự bất ổn kinh tế ở quê nhà.
Nó cũng mang lại cơ hội trong tương lai, giúp Hotak tiếp cận nền kinh tế toàn cầu từ Afghanistan, vượt qua các đợt lạm phát. Đây là những điều Hotak chưa bao giờ hình dung được trước khi biết về Bitcoin.
"Tôi quan tâm đến thế giới tiền mã hóa. Tôi đã kiếm được rất nhiều và nhận thấy tiềm năng lớn, giúp bản thân mình tiến xa hơn", Hotak cho biết.
Khủng hoảng hệ thống tài chính
Tuần vừa qua là thời điểm tồi tệ đối với nền kinh tế Afghanistan. Hệ thống tài chính ngưng trệ, biên giới đóng cửa, tiền mặt thiếu hụt và mất giá, trong khi giá cả hàng hóa tăng vọt.
Nhiều ngân hàng buộc phải đóng cửa sau khi hết sạch tiền trong kho. Những bức ảnh chụp cảnh hàng trăm người Afghanistan xếp bên ngoài nhà băng để chờ đến lượt rút tiền đã lan truyền mạnh mẽ trên Internet, phần nào nói lên tình trạng khó khăn hiện tại.
"Tôi ở trong khu vực có 2 ngân hàng và 3 máy ATM, nhưng họ đã nghỉ từ 12/8", Ali Latifi, một nhà báo sống ở Kabul, đề cập đến thời điểm trước khi Taliban tiến vào thủ đô của Afghanistan.
Dòng người xếp bên ngoài một ngân hàng ở Afghanistan hôm 15/8. Ảnh: Getty Images.
Western Union đã đóng tất cả dịch vụ. Thậm chí, hệ thống chuyển tiền thông qua các nhà môi giới truyền thống “hawala” đã tồn hàng trăm năm trong thế giới Hồi giáo hiện cũng ngừng hoạt động.
Sangar Paykhar, một người Hà Lan gốc Kabul, thường xuyên liên lạc với họ hàng của mình ở quê nhà trong những tuần gần đây. Ông cho biết, ban đầu, nhiều người duy trì cuộc sống theo kiểu vay trước tiền mặt và trả lại bằng lương. Nhưng giờ đây hoạt động này đã chấm dứt.
Những người cho vay bắt đầu tích trữ tiền mặt. "Họ nhận ra rằng chế độ đã sụp đổ, những người vay có thể không tìm được việc làm vào ngày mai", Paykhar giải thích.
Vài ngày trước khi Taliban tiến vào Kabul, Musa Ramin nằm trong số những người xếp hàng bên ngoài các nhà băng, nỗ lực rút tiền một cách vô vọng. Nhưng không giống như những người Afghanistan khác, vài tháng trước đó, Musa Ramin đã đầu tư một phần tài sản của mình vào tiền mã hóa.
Trước đây, Ramin từng chứng kiến cảnh đồng tiền pháp định tụt giá không phanh, trong khi tiền kỹ thuật số phi tập trung đã được chứng minh là một công cụ bảo vệ đáng tin cậy.
Tiếp cận tiền mã hóa
Vào năm 2020, trong chuyến đi ngắn từ London đến Kabul, Ramin bị mắc kẹt ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thời gian cách ly vì Covid-19 kéo dài từ một tuần thành 6 tháng.
"Tôi đã chuyển đổi tất cả tiền của mình sang đồng lira", anh nói. Sau khi đồng tiền Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu tụt giá số tài sản của Ramin mất đi một nửa và anh buộc phải tiết kiệm. "Đó là khi tôi phát hiện ra Bitcoin".
Tất cả chuyến bay bị hủy, không thể đi lại, Ramin vượt qua thời điểm khó khăn này bằng cách mua bán tiền mã hóa. "Lúc đầu, tôi mất rất nhiều tiền", Ramin nói. Nhưng sau đó, anh ấy đã nắm bắt được khả năng quản lý tài sản kỹ thuật số của mình nhờ vào Twitter và các bài hướng dẫn trên YouTube.
Musa Ramin từng trải qua 6 tháng cách ly tại Thổ Nhĩ Kỳ và biết đến tiền mã hóa. Ảnh: CNBC.
Sau khi trở lại Kabul, chàng trai 27 tuổi tập trung toàn bộ vào giao dịch tiền mã hóa. 80% vốn của Ramin thuộc dạng giao dịch thường xuyên, chủ yếu là các đồng tiền chính như Bitcoin, Rthereum và Binance coin. 20% còn lại được tích lũy cho tương lai.
"Số tiền mã hóa tôi kiếm được trong một tháng có giá trị hơn khi làm trong ngành xây dựng cả năm", Ramin nói. Dù vậy, anh thừa nhận lĩnh vực này có khá nhiều rủi ro. "Kiếm tiền từ coin thì dễ nhưng giữ được sự giàu có mới là một phần khó khăn".
Ramin không phải là người Afghanistan duy nhất đặt tương lai của mình vào tiền mã hóa. Theo số liệu của Google Trends, các tìm kiếm từ khóa Bitcoin và tiền mã hóa đã tăng mạnh ở quốc gia này vào tháng 7, trước thời điểm Taliban chiếm quyền kiểm soát.
Tuy nhiên, tại một đất nước vẫn phụ thuộc phần lớn vào giao dịch tiền mặt, không nhiều người lựa chọn gửi tiền ở ngân hàng, ví điện tử lại càng hiếm hoi hơn.
Trở lại với Hotak. Dù là người đầu tư vào tiền mã hóa, đồng thời xem đó là cơ hội của mình trong tương lai, Hotak vẫn thu nhập chủ yếu từ các công việc lao động hàng ngày như làm gạch, đào giếng và trông coi một cửa hàng may quần áo.
Hotak lại sống ở một vùng hẻo lánh của Afghanistan, nơi không có máy ATM hay chi nhánh ngân hàng nào. Anh phải giữ nhiều tiền mặt để trang trải chi phí sinh hoạt.
Dấu hiệu của nền kinh tế tiền mã hóa đang phát triển
Thật khó để có cái nhìn chính xác về quy mô phát triển của tiền mã hóa tại Afghanistan khi đa số những người sở hữu tài sản này không muốn tiết lộ.
Afghanistan vẫn là quốc gia phụ thuộc lớn vào tiền mặt. Ảnh: Shutterstock.
"Cộng đồng tiền mã hóa ở Afghanistan rất nhỏ. Họ thực sự không muốn gặp nhau. Hiện tại, mọi người chỉ muốn ở ẩn cho đến khi mọi thứ tốt đẹp", Hotak giải thích.
Theo nghiên cứu từ công ty dữ liệu blockchain Chainalysis, mô hình mạng lưới giao dịch tiền mã hóa ngang hàng (P2P) rất phù hợp tại đất nước như Afghanistan. Hotak và những người sở hữu coin tại quốc gia này đang sử dụng sàn giao dịch P2P của Binance, cho phép họ mua trực tiếp với người dùng từ khắp nơi trên thế giới.
Bảng Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu năm 2021 của Chainalysis đã xếp Afghanistan đứng thứ 20 trong số 154 quốc gia được đánh giá mức độ chấp nhận tiền mã hóa nói chung. Riêng về khối lượng giao dịch trao đổi P2P (trực tiếp giữa người dùng với nhau), Afghanistan tăng lên vị trí thứ 7.
Đó là sự thay đổi chóng vánh và đầy bất ngờ trong vòng 12 tháng. Năm ngoái, Chainalysis cho rằng sự hiện diện của tiền mã hóa ở Afghanistan rất ít, đến mức quốc gia này không có mặt trong bảng xếp hạng 2020.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng Chainalysis đã đánh giá chưa chính xác về mức độ chấp nhận tiền mã hóa tại Afghanistan.
"Không giống như nhiều nước khác, các quốc gia bị trừng phạt không có dữ liệu tốt và rõ ràng về thị trường P2P. Điều này là một trong những yếu tố khiến cho việc theo dõi các giao dịch khó khăn hơn", Boaz Sobrado, nhà phân tích dữ liệu công nghệ tài chính tại London (Anh) nhận định.
Nguồn : zingnews