lần trước có đọc bài của bác nào về vụ tàu khựa mua con đỉa giá cao và giờ là hậu quả >.<
:
Đỉa có thể thành vấn nạn như ốc bươu vàng
Với khả năng sinh sôi rất nhanh, những con đỉa có thể gây hậu quả to lớn đối với môi trường sinh thái và sức khỏe của con người. Tiêu diệt loài vật này không phải việc dễ.
> Đỉa 'tấn công' khu dân cư TP HCM
Những con đỉa. Ảnh: Hội An.
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân ở ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh đang phải sống trong tâm trạng lo sợ do những con đỉa có thể tấn công họ bất cứ lúc nào. Nguyên nhân là do người dân tin lời một đầu nậu thu mua đỉa để mang bán sang Trung Quốc với giá cao. Nhưng sau đó đầu nậu này bỏ đi và để lại những con đỉa.
Các nhà khoa học cho biết, thực trạng này được cảnh báo từ rất lâu nhưng người dân không nghe mà thi nhau làm theo phong trào với cái lợi trước mắt.
"Tốc độ sinh trưởng và phát triển của đỉa rất nhanh. Chẳng có vấn đề gì xảy ra nếu chúng phát triển bình thường. Nhưng nếu nuôi nhiều và không kiểm soát, chúng sẽ phát triển ồ ạt, tấn công hút máu các loài thủy sinh khác trong cùng môi trường", tiến sĩ Bùi Quang Tề, chuyên gia thủy sản nhấn mạnh.
Ông Tề còn cho biết, giống như muỗi anopheles, đỉa còn là loài vật trung gian. Khi ký sinh ở người hoặc động vật có bệnh, chúng sẽ truyền mầm bệnh đến người hoặc động vật khi hút máu.
Đồng tình quan điểm trên, giáo sư Đặng Huy Huỳnh, chủ tịch Hội động vật học Việt Nam nhấn mạnh, đỉa là loài rất dễ sinh sôi trong mọi điều kiện, nhất là vùng chiêm trũng.
"Trong điều kiện tự nhiên, đỉa sẽ phát triển ở mức độ cân bằng, sinh trưởng rồi chết đi. Nhưng trong trường hợp người dân nuôi đỉa để bán, số lượng đỉa phát triển vượt ngưỡng chịu đựng của hệ sinh thái thì có tác dụng ngược lại. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh thái mà con ảnh hưởng tới cả cuộc sống của con người", ông Huỳnh nói.
"Nếu không được kiểm soát, những con đỉa sẽ tràn ra môi trường, trở thành tai họa, giống như hiện tượng nuôi ốc bươu vàng, rùa tai đỏ", ông Huỳnh cảnh báo.
Về biện pháp tiêu diệt đỉa, giáo sư Huỳnh cho rằng, đây là việc làm khó. "Ngay cả việc đốt cháy, nếu không cháy hết còn sót lại một vài tế bào, gặp điều kiện thuận lợi, nó cũng có thể phát triển thành một con đỉa bình thường”, giáo sư Huỳnh lưu ý.
Theo tiến sĩ Bùi Quang Tề, để tiêu diệt đỉa, người dân có thể bắt trực tiếp hoặc dùng hóa chất.
"Dùng hóa chất có thể ảnh hưởng tới môi trường thủy sinh, nên cách tốt nhất là nên bắt chúng và sau đó đào hố chôn rồi rắc vôi sống lên", tiến sĩ Tề nói.
Một vài chuyên gia khác cho rằng, sau một thời gian đỉa sẽ ngừng phát triển. Nhưng muốn tiêu diệt đỉa ngay cần phải ngâm cồn rồi đốt thì đỉa mới chết hẳn, còn các phương pháp như chặt càng khiến loài đỉa sinh sản nhanh hơn.
Nguồn : http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2011/11/dia-co-the-thanh-van-nan-nhu-oc-buou-vang/
:
Đỉa có thể thành vấn nạn như ốc bươu vàng
Với khả năng sinh sôi rất nhanh, những con đỉa có thể gây hậu quả to lớn đối với môi trường sinh thái và sức khỏe của con người. Tiêu diệt loài vật này không phải việc dễ.
> Đỉa 'tấn công' khu dân cư TP HCM
Những con đỉa. Ảnh: Hội An.
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân ở ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh đang phải sống trong tâm trạng lo sợ do những con đỉa có thể tấn công họ bất cứ lúc nào. Nguyên nhân là do người dân tin lời một đầu nậu thu mua đỉa để mang bán sang Trung Quốc với giá cao. Nhưng sau đó đầu nậu này bỏ đi và để lại những con đỉa.
Các nhà khoa học cho biết, thực trạng này được cảnh báo từ rất lâu nhưng người dân không nghe mà thi nhau làm theo phong trào với cái lợi trước mắt.
"Tốc độ sinh trưởng và phát triển của đỉa rất nhanh. Chẳng có vấn đề gì xảy ra nếu chúng phát triển bình thường. Nhưng nếu nuôi nhiều và không kiểm soát, chúng sẽ phát triển ồ ạt, tấn công hút máu các loài thủy sinh khác trong cùng môi trường", tiến sĩ Bùi Quang Tề, chuyên gia thủy sản nhấn mạnh.
Ông Tề còn cho biết, giống như muỗi anopheles, đỉa còn là loài vật trung gian. Khi ký sinh ở người hoặc động vật có bệnh, chúng sẽ truyền mầm bệnh đến người hoặc động vật khi hút máu.
Đồng tình quan điểm trên, giáo sư Đặng Huy Huỳnh, chủ tịch Hội động vật học Việt Nam nhấn mạnh, đỉa là loài rất dễ sinh sôi trong mọi điều kiện, nhất là vùng chiêm trũng.
"Trong điều kiện tự nhiên, đỉa sẽ phát triển ở mức độ cân bằng, sinh trưởng rồi chết đi. Nhưng trong trường hợp người dân nuôi đỉa để bán, số lượng đỉa phát triển vượt ngưỡng chịu đựng của hệ sinh thái thì có tác dụng ngược lại. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh thái mà con ảnh hưởng tới cả cuộc sống của con người", ông Huỳnh nói.
"Nếu không được kiểm soát, những con đỉa sẽ tràn ra môi trường, trở thành tai họa, giống như hiện tượng nuôi ốc bươu vàng, rùa tai đỏ", ông Huỳnh cảnh báo.
Về biện pháp tiêu diệt đỉa, giáo sư Huỳnh cho rằng, đây là việc làm khó. "Ngay cả việc đốt cháy, nếu không cháy hết còn sót lại một vài tế bào, gặp điều kiện thuận lợi, nó cũng có thể phát triển thành một con đỉa bình thường”, giáo sư Huỳnh lưu ý.
Theo tiến sĩ Bùi Quang Tề, để tiêu diệt đỉa, người dân có thể bắt trực tiếp hoặc dùng hóa chất.
"Dùng hóa chất có thể ảnh hưởng tới môi trường thủy sinh, nên cách tốt nhất là nên bắt chúng và sau đó đào hố chôn rồi rắc vôi sống lên", tiến sĩ Tề nói.
Một vài chuyên gia khác cho rằng, sau một thời gian đỉa sẽ ngừng phát triển. Nhưng muốn tiêu diệt đỉa ngay cần phải ngâm cồn rồi đốt thì đỉa mới chết hẳn, còn các phương pháp như chặt càng khiến loài đỉa sinh sản nhanh hơn.
Nguồn : http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2011/11/dia-co-the-thanh-van-nan-nhu-oc-buou-vang/