Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, khi bố mẹ không còn khả năng lao động, gánh nặng mưu sinh đè nặng lên các em còn chưa đến tuổi trưởng thành. Những câu chuyện sau đây có thể khiến các tiểu thư thành phố phải giật mình.
Các em cùng phụ Hương (trái) nuôi cả gia đình.
9 tuổi nuôi 7 miệng ăn
Bố bị u não, mẹ bị sỏi thận nằm liệt giường, nhà có năm chị em, từ khi 9 tuổi cô bé Nguyễn Thị Hương (SN 1997, Thuận Thành, Bắc Ninh) đã phải oằn mình gánh trên vai nỗi lo cái ăn cái mặc cho bảy miệng ăn.
Chị Đặng Thị Hoà, mẹ Hương kể: Số nó khổ từ bé rồi. Khi mới học mẫu giáo Hương đã biết bắc nước nấu cho mẹ. Em còn bé nên nồi nước sôi đổ lên người phải nằm viện mất mấy tuần. Cô bé có gương mặt buồn như gánh hết cả nỗi buồn và bất hạnh cho gia đình nghèo.
Tuổi thơ của Hương là những trận đòn roi vô cớ của người bố bị bệnh thần kinh. Hơn 1 năm trời nằm ở Bệnh viện Việt Đức để cắt bỏ khối u trong não khiến bố em trở nên hung dữ hơn bình thường, và cũng từ đó, những khi trái gió trở trời ông thường lên cơn điên đập phá mọi vật trong nhà.
Hương kể, có lần em đang nấu cơm dưới bếp, bố lên cơn điên cầm luôn viên gạch ném thẳng vào người em khiến em phải đi cấp cứu. Không ít lần bố đánh đuổi mấy mẹ con ra khỏi nhà, thậm chí có lần đánh mẹ em đến gãy chân. Hết người cha đau ốm rồi mẹ em cũng qua một lần mổ sỏi mật, đau ốm thường xuyên phải nằm liệt giường.
Một cô bé phải làm chỗ dựa, chèo chống nuôi cả một gia đình là học sinh duy nhất mà quãng đời làm giáo viên của tôi được chứng kiến...
Nhà có năm người con, là chị cả nên dường như Hương không có một chút thời gian rảnh rỗi. Ba sào ruộng không đủ nuôi 7 miệng ăn bởi các em đều đang đi học, em bé nhất mới được hai tuổi.
Hương nhận mặt nai (một loại hàng mã) về làm để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Từ năm lớp một Hương đã theo mẹ làm mặt nai. Ban đầu mẹ quy định, mỗi ngày Hương phải dán đủ 50 chiếc, rồi tăng lên 100 chiếc và bây giờ là 150 chiếc.
Ngày trước còn bé em làm được ít, làm nhiều cũng thành quen, giờ thì em có thể làm thành thạo được rồi. Mẹ bảo, nếu chưa làm đủ thì chưa được đi học. Nhiều lần chưa đủ, sợ mẹ mắng nên em cứ mải miết dán mà quên cả giờ đi học - Hương nói.
Một chiếc mặt nai nếu đi bán là một trăm đồng, nhà Hương không có ai đi bán phải nhập cho các hộ kinh doanh chỉ được 7 xu/1chiếc. Nếu cả nhà Hương cùng dán, chưa trừ tiền mua giấy báo cũng chỉ được chừng 20 nghìn đồng/ngày. Hai em của Hương học lớp 3, một em lớp 1 nhưng đều đã biết làm.
Cô bé nói: Làm mặt nai nhiều lúc em mỏi nhừ cả người, chỉ muốn nghỉ một lúc nhưng không dám vì sợ không đủ hàng người ta sẽ trừ tiền, lại bớt đi tiền mua gạo cho cả nhà.Hương còn bảo, những nhà khác họ làm mặt nai to sẽ được nhiều tiền hơn nhưng nhà Hương các em đều còn nhỏ không cầm được mặt to để làm đều phải làm mặt nhỏ.
Năm ngoái là lúc gia đình Hương khốn đốn nhất, bố em đi ngẩn ngơ ngoài đường bị xe máy đâm phải nhập viện. Mẹ cũng vào viện vì mổ sỏi, các chị em phải vừa làm vừa lo cho nhau đến trường. Nhà có con bò là tài sản có giá trị nhất bố mẹ đi vay tiền để mua nhưng không có ai trông cũng chết mất.
Căn nhà tồi tàn, bố mẹ mất sức lao động và 4 em nhỏ đang tuổi ăn học đè nặng lên vai Hương.
Năm nay Hương lên lớp 7, suốt mấy năm học em đều là học sinh giỏi và tham gia các kì thi của huyện. Không có tiền đi học thêm, Hương tự học ở nhà, và nhờ ý chí và nỗ lực của bản thân, em đã thi đỗ vào lớp chọn của Trường THCS Nguyễn Thị Định. Đêm nào cũng vậy, trước khi học em đều phải làm đủ mặt nai để sáng giao hàng, có hôm em mải mê làm đến tận đêm.
Chị Hoà cho biết, dù nhà đông con và còn khoản nợ lên đến 20 triệu nhưng chị vẫn quyết không cho con nghỉ học. Mặc cho những giọt nước mắt cứ lăn dài trên gương mặt khắc khổ, chị tâm sự: Đời tôi khổ nhiều rồi nên chỉ mong cho con cái ăn học để thoát khỏi cái cảnh túng bấn. Có những hôm người ta đến đòi nợ, chị lại phải đi vay nhà khác để trả, cứ luẩn quẩn như vậy, đến nay khoản nợ vẫn còn đeo đẳng gia đình chị. Thương mẹ, Hương càng ra sức làm...
Cô Vân, giáo viên Trường THCS Nguyễn Thị Định - chủ nhiệm lớp Hương cho biết: Nhà trường tạo mọi điều kiện cho Hương đến trường vì em có ý chí và ham học thật sự, là một học trò hiền lành và ngoan ngoãn. Một cô bé phải làm chỗ dựa, chèo chống nuôi cả một gia đình là học sinh duy nhất mà quãng đời làm giáo viên của tôi được chứng kiến.
Mong có bữa cơm không chỉ là rau
Một tuổi thơ không lành lặn khiến cô bé Nguyễn Thị Vui (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) nhìn có vẻ chín chắn hơn ở cái tuổi 13. Liên tục bảy năm liền em là học sinh giỏi với điểm tổng kết trên 8 phẩy. Năm 2006, Vui được nhận học bổng của Bảo hiểm Prudential.
Tháng 6/2009, Vui lại là một trong số 70 em học sinh nghèo vượt khó, chăm ngoan học giỏi của tỉnh được nhận học bổng Đèn đom đóm của Công ty sữa Ducth Lady. Ngày đi nhận học bổng ở thành phố, mẹ ốm, bố lại ngẩn ngơ, được thầy giáo đưa đi mà lòng em vẫn không vui vì ở nhà còn các em nhỏ không có ai trông.
Gặp chúng tôi, cô bé nói về một ước mơ hết sức giản dị: Mong bữa cơm của mẹ con em không chỉ có rau với rau, mẹ bệnh tật mà ăn uống thiếu thốn em sợ bệnh của mẹ không khỏi được.
Người mẹ tàn tật và gia đình bây giờ chỉ trông cậy vào cô bé học lớp 7.
Bố Vui bị thiểu năng trí tuệ, giờ đã là cha của hai cô con gái nhưng ông vẫn không thể xem được đồng hồ, không biết đếm tiền, không làm được bất cứ việc gì. Mẹ đặt em là Vui vì mong cuộc đời em toàn những niềm vui, nhưng tuổi thơ của Vui lại trôi qua trong những nỗi buồn.
Khi sinh con thứ hai, chị Dương Thị Viên, mẹ của Vui bị viêm đa khớp vì làm ruộng quá sức. Chị vay tiền đi viện chữa trị. Tiền hết. Con được mấy tháng khát sữa, chị lại lặn lội về. Một năm sau bệnh biến chứng, chị Viên phải nằm liệt giường cho đến nay.
Mẹ nằm liệt giường, mới 13 tuổi nhưng Vui lo toan như một phụ nữ thực thụ trong gia đình. Mẹ không ngồi dậy được, em bê chậu nước to vào tận giường tắm cho mẹ.
Và cũng từ ngày ấy, bé Vui phải đứng ra lo lắng, quán xuyến mọi việc trong nhà. Sáng em dậy từ rất sớm nấu cơm, sau đó bón cho em ăn rồi đưa em đến nhà trẻ. Sau giờ học, Vui lại tất tả về lo cơm nước. Nhiều hôm đi học về đói quá, Vui ra vườn hái nắm rau vào luộc ăn tạm cho đỡ đói.
Mẹ đặt em là Vui vì mong cuộc đời em toàn những niềm vui, nhưng tuổi thơ của Vui lại trôi qua trong những nỗi buồn.
Khi được hỏi, ai là người đi chợ hàng ngày, thì Vui nói: Nhà em ít khi đi chợ lắm, vì mẹ không có tiền. Em toàn lang thang trong xóm tìm lá rau dền, lá rau đay để nấu canh ăn qua bữa. Sau nhiều lần như thế, Vui tự cuốc đất trồng rau, em mang rau đi đổi lấy thức ăn về cải thiện bữa ăn cho cả nhà.
Có những lúc lên cơn điên, bố em lại đem cuốc phá hết ruộng rau Vui vừa trồng. Cô Thắm, một người hàng xóm cho biết: Lắm lúc sang nhà thấy Vui nấu cơm mà củi ướt, khói bay mù mịt, lửa không cháy, cô bé ngồi khóc, nhìn thương lắm.
Vui bảo, mong ước lớn nhất của em là mẹ em có thể đi lại được. Và em từng nói với mẹ:Mẹ đừng chết, nếu mẹ chết con sẽ dắt em đi xin ăn, còn không con sẽ đi làm thuê, con không để em đói đâu. Nhìn cô bé xinh xắn có khuôn mặt rất sáng, đôi mắt to tròn tôi thấy có một sự nỗ lực, không chỉ là về mặt vật chất mà cả tinh thần. Bởi vì, em chính là chỗ dựa cho cả gia đình nghèo khó ấy.
Ở cái tuổi ăn tuổi chơi, cái tuổi mà đáng ra như bao cô bé khác được vui chơi, được cha mẹ chiều chuộng, ấy thế mà Hương, Vui lại đang phải trăn trở về những bữa cơm hàng ngày của gia đình, phải oằn mình gánh trách nhiệm gia đình như những người phụ nữ.
Chặng đường phía trước còn dài, chỉ mong, các em sẽ tránh được những sóng gió cuộc đời ở phía trước...
Các em cùng phụ Hương (trái) nuôi cả gia đình.
9 tuổi nuôi 7 miệng ăn
Bố bị u não, mẹ bị sỏi thận nằm liệt giường, nhà có năm chị em, từ khi 9 tuổi cô bé Nguyễn Thị Hương (SN 1997, Thuận Thành, Bắc Ninh) đã phải oằn mình gánh trên vai nỗi lo cái ăn cái mặc cho bảy miệng ăn.
Chị Đặng Thị Hoà, mẹ Hương kể: Số nó khổ từ bé rồi. Khi mới học mẫu giáo Hương đã biết bắc nước nấu cho mẹ. Em còn bé nên nồi nước sôi đổ lên người phải nằm viện mất mấy tuần. Cô bé có gương mặt buồn như gánh hết cả nỗi buồn và bất hạnh cho gia đình nghèo.
Tuổi thơ của Hương là những trận đòn roi vô cớ của người bố bị bệnh thần kinh. Hơn 1 năm trời nằm ở Bệnh viện Việt Đức để cắt bỏ khối u trong não khiến bố em trở nên hung dữ hơn bình thường, và cũng từ đó, những khi trái gió trở trời ông thường lên cơn điên đập phá mọi vật trong nhà.
Hương kể, có lần em đang nấu cơm dưới bếp, bố lên cơn điên cầm luôn viên gạch ném thẳng vào người em khiến em phải đi cấp cứu. Không ít lần bố đánh đuổi mấy mẹ con ra khỏi nhà, thậm chí có lần đánh mẹ em đến gãy chân. Hết người cha đau ốm rồi mẹ em cũng qua một lần mổ sỏi mật, đau ốm thường xuyên phải nằm liệt giường.
Một cô bé phải làm chỗ dựa, chèo chống nuôi cả một gia đình là học sinh duy nhất mà quãng đời làm giáo viên của tôi được chứng kiến...
Nhà có năm người con, là chị cả nên dường như Hương không có một chút thời gian rảnh rỗi. Ba sào ruộng không đủ nuôi 7 miệng ăn bởi các em đều đang đi học, em bé nhất mới được hai tuổi.
Hương nhận mặt nai (một loại hàng mã) về làm để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Từ năm lớp một Hương đã theo mẹ làm mặt nai. Ban đầu mẹ quy định, mỗi ngày Hương phải dán đủ 50 chiếc, rồi tăng lên 100 chiếc và bây giờ là 150 chiếc.
Ngày trước còn bé em làm được ít, làm nhiều cũng thành quen, giờ thì em có thể làm thành thạo được rồi. Mẹ bảo, nếu chưa làm đủ thì chưa được đi học. Nhiều lần chưa đủ, sợ mẹ mắng nên em cứ mải miết dán mà quên cả giờ đi học - Hương nói.
Một chiếc mặt nai nếu đi bán là một trăm đồng, nhà Hương không có ai đi bán phải nhập cho các hộ kinh doanh chỉ được 7 xu/1chiếc. Nếu cả nhà Hương cùng dán, chưa trừ tiền mua giấy báo cũng chỉ được chừng 20 nghìn đồng/ngày. Hai em của Hương học lớp 3, một em lớp 1 nhưng đều đã biết làm.
Cô bé nói: Làm mặt nai nhiều lúc em mỏi nhừ cả người, chỉ muốn nghỉ một lúc nhưng không dám vì sợ không đủ hàng người ta sẽ trừ tiền, lại bớt đi tiền mua gạo cho cả nhà.Hương còn bảo, những nhà khác họ làm mặt nai to sẽ được nhiều tiền hơn nhưng nhà Hương các em đều còn nhỏ không cầm được mặt to để làm đều phải làm mặt nhỏ.
Năm ngoái là lúc gia đình Hương khốn đốn nhất, bố em đi ngẩn ngơ ngoài đường bị xe máy đâm phải nhập viện. Mẹ cũng vào viện vì mổ sỏi, các chị em phải vừa làm vừa lo cho nhau đến trường. Nhà có con bò là tài sản có giá trị nhất bố mẹ đi vay tiền để mua nhưng không có ai trông cũng chết mất.
Căn nhà tồi tàn, bố mẹ mất sức lao động và 4 em nhỏ đang tuổi ăn học đè nặng lên vai Hương.
Năm nay Hương lên lớp 7, suốt mấy năm học em đều là học sinh giỏi và tham gia các kì thi của huyện. Không có tiền đi học thêm, Hương tự học ở nhà, và nhờ ý chí và nỗ lực của bản thân, em đã thi đỗ vào lớp chọn của Trường THCS Nguyễn Thị Định. Đêm nào cũng vậy, trước khi học em đều phải làm đủ mặt nai để sáng giao hàng, có hôm em mải mê làm đến tận đêm.
Chị Hoà cho biết, dù nhà đông con và còn khoản nợ lên đến 20 triệu nhưng chị vẫn quyết không cho con nghỉ học. Mặc cho những giọt nước mắt cứ lăn dài trên gương mặt khắc khổ, chị tâm sự: Đời tôi khổ nhiều rồi nên chỉ mong cho con cái ăn học để thoát khỏi cái cảnh túng bấn. Có những hôm người ta đến đòi nợ, chị lại phải đi vay nhà khác để trả, cứ luẩn quẩn như vậy, đến nay khoản nợ vẫn còn đeo đẳng gia đình chị. Thương mẹ, Hương càng ra sức làm...
Cô Vân, giáo viên Trường THCS Nguyễn Thị Định - chủ nhiệm lớp Hương cho biết: Nhà trường tạo mọi điều kiện cho Hương đến trường vì em có ý chí và ham học thật sự, là một học trò hiền lành và ngoan ngoãn. Một cô bé phải làm chỗ dựa, chèo chống nuôi cả một gia đình là học sinh duy nhất mà quãng đời làm giáo viên của tôi được chứng kiến.
Mong có bữa cơm không chỉ là rau
Một tuổi thơ không lành lặn khiến cô bé Nguyễn Thị Vui (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) nhìn có vẻ chín chắn hơn ở cái tuổi 13. Liên tục bảy năm liền em là học sinh giỏi với điểm tổng kết trên 8 phẩy. Năm 2006, Vui được nhận học bổng của Bảo hiểm Prudential.
Tháng 6/2009, Vui lại là một trong số 70 em học sinh nghèo vượt khó, chăm ngoan học giỏi của tỉnh được nhận học bổng Đèn đom đóm của Công ty sữa Ducth Lady. Ngày đi nhận học bổng ở thành phố, mẹ ốm, bố lại ngẩn ngơ, được thầy giáo đưa đi mà lòng em vẫn không vui vì ở nhà còn các em nhỏ không có ai trông.
Gặp chúng tôi, cô bé nói về một ước mơ hết sức giản dị: Mong bữa cơm của mẹ con em không chỉ có rau với rau, mẹ bệnh tật mà ăn uống thiếu thốn em sợ bệnh của mẹ không khỏi được.
Người mẹ tàn tật và gia đình bây giờ chỉ trông cậy vào cô bé học lớp 7.
Bố Vui bị thiểu năng trí tuệ, giờ đã là cha của hai cô con gái nhưng ông vẫn không thể xem được đồng hồ, không biết đếm tiền, không làm được bất cứ việc gì. Mẹ đặt em là Vui vì mong cuộc đời em toàn những niềm vui, nhưng tuổi thơ của Vui lại trôi qua trong những nỗi buồn.
Khi sinh con thứ hai, chị Dương Thị Viên, mẹ của Vui bị viêm đa khớp vì làm ruộng quá sức. Chị vay tiền đi viện chữa trị. Tiền hết. Con được mấy tháng khát sữa, chị lại lặn lội về. Một năm sau bệnh biến chứng, chị Viên phải nằm liệt giường cho đến nay.
Mẹ nằm liệt giường, mới 13 tuổi nhưng Vui lo toan như một phụ nữ thực thụ trong gia đình. Mẹ không ngồi dậy được, em bê chậu nước to vào tận giường tắm cho mẹ.
Và cũng từ ngày ấy, bé Vui phải đứng ra lo lắng, quán xuyến mọi việc trong nhà. Sáng em dậy từ rất sớm nấu cơm, sau đó bón cho em ăn rồi đưa em đến nhà trẻ. Sau giờ học, Vui lại tất tả về lo cơm nước. Nhiều hôm đi học về đói quá, Vui ra vườn hái nắm rau vào luộc ăn tạm cho đỡ đói.
Mẹ đặt em là Vui vì mong cuộc đời em toàn những niềm vui, nhưng tuổi thơ của Vui lại trôi qua trong những nỗi buồn.
Khi được hỏi, ai là người đi chợ hàng ngày, thì Vui nói: Nhà em ít khi đi chợ lắm, vì mẹ không có tiền. Em toàn lang thang trong xóm tìm lá rau dền, lá rau đay để nấu canh ăn qua bữa. Sau nhiều lần như thế, Vui tự cuốc đất trồng rau, em mang rau đi đổi lấy thức ăn về cải thiện bữa ăn cho cả nhà.
Có những lúc lên cơn điên, bố em lại đem cuốc phá hết ruộng rau Vui vừa trồng. Cô Thắm, một người hàng xóm cho biết: Lắm lúc sang nhà thấy Vui nấu cơm mà củi ướt, khói bay mù mịt, lửa không cháy, cô bé ngồi khóc, nhìn thương lắm.
Vui bảo, mong ước lớn nhất của em là mẹ em có thể đi lại được. Và em từng nói với mẹ:Mẹ đừng chết, nếu mẹ chết con sẽ dắt em đi xin ăn, còn không con sẽ đi làm thuê, con không để em đói đâu. Nhìn cô bé xinh xắn có khuôn mặt rất sáng, đôi mắt to tròn tôi thấy có một sự nỗ lực, không chỉ là về mặt vật chất mà cả tinh thần. Bởi vì, em chính là chỗ dựa cho cả gia đình nghèo khó ấy.
Ở cái tuổi ăn tuổi chơi, cái tuổi mà đáng ra như bao cô bé khác được vui chơi, được cha mẹ chiều chuộng, ấy thế mà Hương, Vui lại đang phải trăn trở về những bữa cơm hàng ngày của gia đình, phải oằn mình gánh trách nhiệm gia đình như những người phụ nữ.
Chặng đường phía trước còn dài, chỉ mong, các em sẽ tránh được những sóng gió cuộc đời ở phía trước...