chả bao giờ post news nhưng mới đọc tin này Nóng không chịu dc .... độc đoán chuyên quyền tự cho là giỏi
TT - Bên lề phiên họp Quốc hội sáng 17-11, trả lời Tuổi Trẻ, đại biểu Hoàng Hữu Phước đề xuất đợi đến khi nào trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn thì mới có thể ban hành Luật biểu tình.
Trong khi dó đại biểu Trương Trọng Nghĩa và đại biểu Dương Trung Quốc lại cho rằng cần thiết phải xây dựng Luật biểu tình.
Đại biểu Hoàng Hữu Phước Ảnh
* Đại biểu HOÀNG HỮU PHƯỚC:
Dân trí cao hơn thì mới ban hành Luật biểu tình
* Thưa ông, biểu tình được coi là quyền hiến định, tại sao ông cho rằng không nên có Luật biểu tình?
- Đã là quyền tự do ghi trong Hiến pháp thì không sớm thì muộn nó cũng sẽ được thể chế hóa. Nhưng vấn đề là ở thời điểm nào thì thích hợp. Tại sao người dân các nước khác họ có quyền đó mà dân mình lại chậm? Lý do là hoàn cảnh của VN khác. Các nước thì có ai chống họ đâu, trong khi VN thì nhiều thế lực thù địch tập trung công kích. Phải biết rằng kẻ thù đang rình rập mình, họ không bỏ qua cơ hội nào.
Bên cạnh đó chúng ta cũng cần biết rằng những nước văn minh như Anh, Mỹ mà tại sao biểu tình vừa rồi cũng xảy ra đốt phá, cướp bóc. Vậy với nước mình thì sao? Cho nên không phải mình triệt bỏ quyền tự do đó của người dân, nhưng quyền tự do đó phải đợi đến lúc dân trí và kinh tế phát triển đến một trình độ nào đó.
* Trong thời gian qua có một số cuộc tụ tập đông người xảy ra ở Hà Nội và TP.HCM. Nhiều người lập luận rằng: có Luật biểu tình thì vừa đảm bảo được quyền của người dân, vừa khiến hoạt động biểu tình diễn ra trong trật tự và hợp pháp, ông nghĩ sao?
- Không. Tất nhiên khi có luật sẽ rất chặt chẽ như phải đăng ký, phải có người đứng đầu, phải tới địa điểm quy định... Nhưng đèn đỏ đèn xanh lập ra giữ gìn trật tự giao thông mà người ta vẫn vi phạm. Vậy khi mình cho phép thì phải đương đầu với sự cho phép đó. Những người phá hoại họ không nằm trong số những người xin phép biểu tình và những người biểu tình, mà họ trà trộn hoặc đứng ở góc đường nào đó để phá hoại.
* Vậy theo ông, thời điểm nào là thích hợp để xây dựng Luật biểu tình?
- Khi nào trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn thì mới có thể ban hành Luật biểu tình. Vừa rồi có một số cuộc biểu tình diễn ra làm ảnh hưởng đến trật tự giao thông, cản trở hoạt động của người dân nên rất nhiều người bức xúc. Tôi cho rằng phải hỏi xem có bao nhiêu người muốn có Luật biểu tình.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - Ảnh: L.K.
* Đại biểu TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA:
Nói dân trí thấp là hạ thấp nền dân trí VN
* Là một trong những người đầu tiên đề xuất Luật biểu tình, ông nghĩ thế nào về ý kiến của ông Hoàng Hữu Phước?
- Không phải ngẫu nhiên mà thế giới người ta thống nhất với nhau về những quyền cơ bản của công dân. Những quyền ấy mang tính đặc trưng trong thể chế dân chủ và nhà nước pháp quyền. Quyền cơ bản được hiến pháp thừa nhận và đó là quyền tối thượng, tùy nhu cầu mà nó phải được triển khai trong cuộc sống.
Tôi thấy với những lý do đại biểu Phước đưa ra như biểu tình làm cản trở giao thông, xâm phạm đến lợi ích của người khác thì cho thấy càng cần thiết phải có Luật biểu tình. Nhiều cơ quan quản lý, trong đó có cả công an, nói rằng có luật này sẽ quản lý hoạt động biểu tình dễ dàng hơn. Khi đã có hành lang pháp lý, ai lợi dụng nó để làm việc xấu thì bị trừng trị.
* Ông Phước nói rằng tại thời điểm này dân trí VN chưa cao và kinh tế chưa phát triển nên khó quản lý.
- Tôi nghĩ rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, VN đã hội nhập với thế giới thì dân trí chúng ta hiện nay là khá cao cho dù kinh tế chưa bằng nhiều nước. Nói dân trí VN thấp để cho rằng chưa nên cho thực thi một số quyền là hạ thấp nền dân trí của VN, không thể lập luận như vậy được.
Còn nói rằng luật ra đời sẽ bị lợi dụng, thì đến Luật doanh nghiệp cũng còn bị lợi dụng, vừa rồi có ông thành lập 37 công ty. Cho nên luật nào cũng vậy, nó đưa ra khuôn khổ và có công cụ để thực thi, nếu ai vượt qua khuôn khổ của luật thì cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ chấn chỉnh.
Còn có người lập luận rằng không được biểu tình chống một nước khác thì lập luận này hoàn toàn sai lầm, vì trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của VN, chúng ta đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân thế giới thông qua nhiều cuộc biểu tình chống Mỹ ở hàng chục quốc gia khác.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhìn thấy được vấn đề và sự cần thiết có Luật biểu tình nên ông mới đề nghị Quốc hội xây dựng. Đây là vấn đề được cho còn mới ở VN nhưng kinh nghiệm quốc tế thì không thiếu để chúng ta có thể tham khảo xây dựng luật.
LÊ KIÊN thực hiện
nguồn http://tuoitre.vn
TT - Bên lề phiên họp Quốc hội sáng 17-11, trả lời Tuổi Trẻ, đại biểu Hoàng Hữu Phước đề xuất đợi đến khi nào trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn thì mới có thể ban hành Luật biểu tình.
Trong khi dó đại biểu Trương Trọng Nghĩa và đại biểu Dương Trung Quốc lại cho rằng cần thiết phải xây dựng Luật biểu tình.
Đại biểu Hoàng Hữu Phước Ảnh
* Đại biểu HOÀNG HỮU PHƯỚC:
Dân trí cao hơn thì mới ban hành Luật biểu tình
* Thưa ông, biểu tình được coi là quyền hiến định, tại sao ông cho rằng không nên có Luật biểu tình?
- Đã là quyền tự do ghi trong Hiến pháp thì không sớm thì muộn nó cũng sẽ được thể chế hóa. Nhưng vấn đề là ở thời điểm nào thì thích hợp. Tại sao người dân các nước khác họ có quyền đó mà dân mình lại chậm? Lý do là hoàn cảnh của VN khác. Các nước thì có ai chống họ đâu, trong khi VN thì nhiều thế lực thù địch tập trung công kích. Phải biết rằng kẻ thù đang rình rập mình, họ không bỏ qua cơ hội nào.
Bên cạnh đó chúng ta cũng cần biết rằng những nước văn minh như Anh, Mỹ mà tại sao biểu tình vừa rồi cũng xảy ra đốt phá, cướp bóc. Vậy với nước mình thì sao? Cho nên không phải mình triệt bỏ quyền tự do đó của người dân, nhưng quyền tự do đó phải đợi đến lúc dân trí và kinh tế phát triển đến một trình độ nào đó.
* Trong thời gian qua có một số cuộc tụ tập đông người xảy ra ở Hà Nội và TP.HCM. Nhiều người lập luận rằng: có Luật biểu tình thì vừa đảm bảo được quyền của người dân, vừa khiến hoạt động biểu tình diễn ra trong trật tự và hợp pháp, ông nghĩ sao?
- Không. Tất nhiên khi có luật sẽ rất chặt chẽ như phải đăng ký, phải có người đứng đầu, phải tới địa điểm quy định... Nhưng đèn đỏ đèn xanh lập ra giữ gìn trật tự giao thông mà người ta vẫn vi phạm. Vậy khi mình cho phép thì phải đương đầu với sự cho phép đó. Những người phá hoại họ không nằm trong số những người xin phép biểu tình và những người biểu tình, mà họ trà trộn hoặc đứng ở góc đường nào đó để phá hoại.
* Vậy theo ông, thời điểm nào là thích hợp để xây dựng Luật biểu tình?
- Khi nào trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn thì mới có thể ban hành Luật biểu tình. Vừa rồi có một số cuộc biểu tình diễn ra làm ảnh hưởng đến trật tự giao thông, cản trở hoạt động của người dân nên rất nhiều người bức xúc. Tôi cho rằng phải hỏi xem có bao nhiêu người muốn có Luật biểu tình.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - Ảnh: L.K.
* Đại biểu TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA:
Nói dân trí thấp là hạ thấp nền dân trí VN
* Là một trong những người đầu tiên đề xuất Luật biểu tình, ông nghĩ thế nào về ý kiến của ông Hoàng Hữu Phước?
- Không phải ngẫu nhiên mà thế giới người ta thống nhất với nhau về những quyền cơ bản của công dân. Những quyền ấy mang tính đặc trưng trong thể chế dân chủ và nhà nước pháp quyền. Quyền cơ bản được hiến pháp thừa nhận và đó là quyền tối thượng, tùy nhu cầu mà nó phải được triển khai trong cuộc sống.
Tôi thấy với những lý do đại biểu Phước đưa ra như biểu tình làm cản trở giao thông, xâm phạm đến lợi ích của người khác thì cho thấy càng cần thiết phải có Luật biểu tình. Nhiều cơ quan quản lý, trong đó có cả công an, nói rằng có luật này sẽ quản lý hoạt động biểu tình dễ dàng hơn. Khi đã có hành lang pháp lý, ai lợi dụng nó để làm việc xấu thì bị trừng trị.
* Ông Phước nói rằng tại thời điểm này dân trí VN chưa cao và kinh tế chưa phát triển nên khó quản lý.
- Tôi nghĩ rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, VN đã hội nhập với thế giới thì dân trí chúng ta hiện nay là khá cao cho dù kinh tế chưa bằng nhiều nước. Nói dân trí VN thấp để cho rằng chưa nên cho thực thi một số quyền là hạ thấp nền dân trí của VN, không thể lập luận như vậy được.
Còn nói rằng luật ra đời sẽ bị lợi dụng, thì đến Luật doanh nghiệp cũng còn bị lợi dụng, vừa rồi có ông thành lập 37 công ty. Cho nên luật nào cũng vậy, nó đưa ra khuôn khổ và có công cụ để thực thi, nếu ai vượt qua khuôn khổ của luật thì cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ chấn chỉnh.
Còn có người lập luận rằng không được biểu tình chống một nước khác thì lập luận này hoàn toàn sai lầm, vì trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của VN, chúng ta đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân thế giới thông qua nhiều cuộc biểu tình chống Mỹ ở hàng chục quốc gia khác.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhìn thấy được vấn đề và sự cần thiết có Luật biểu tình nên ông mới đề nghị Quốc hội xây dựng. Đây là vấn đề được cho còn mới ở VN nhưng kinh nghiệm quốc tế thì không thiếu để chúng ta có thể tham khảo xây dựng luật.
LÊ KIÊN thực hiện
nguồn http://tuoitre.vn