Chính quyền Seoul (Hàn Quốc) đã chính thức khởi động dự án “Metaverse Seoul” giai đoạn I cho cư dân thành phố.
Trong cuộc họp báo ngày 16/11, Thị trưởng Seoul Oh Se-hoon đã thông báo khởi động giai đoạn đầu tiên của “Metaverse Seoul” hậu thử nghiệm beta.
Đây là nền tảng vũ trụ ảo công cộng do chính quyền Seoul phát triển và đây cũng là thành phố đầu tiên trên thế giới triển khai loại hình dịch vụ này. Hiện có thể dễ dàng tải Metaverse Seoul từ Google Play Store và App Store.
Theo kế hoạch, Metaverse Seoul bao gồm 3 giai đoạn: quảng bá ra mắt (2022), mở rộng (2023-2024) và thực hiện (2025-2026), tiến đến hiện thực hóa mục tiêu trở thành nền tảng “tất cả trong một”, xử lý tất tật các dịch vụ quản trị thành phố.
Trên Metaverse Seoul, người dùng được di chuyển tham quan đến 10 điểm du lịch nổi tiếng nhất của Seoul trong thế giới metaverse bất kể rào cản về thời gian và không gian; đọc sách điện tử do chính quyền thành phố phát hành và xem các thông tin về chính sách được chính quyền xúc tiến…
Bên cạnh đó, không gian văn phòng Thị trưởng Seoul cũng được tái hiện theo thực tế. Tại đây, người dân có thể đề xuất ý kiến và nhận phản hồi về các chính sách chung.
Thông qua nền tảng ảo, người dùng còn có thể xin cấp 7 loại giấy tờ hành chính, bao gồm bản sao chứng minh thư hay phòng trò chuyện trực tuyến về các vấn đề dân sự và tư vấn cho thanh thiếu niên. Chính quyền Seoul cho biết nhằm bảo mật thông tin, người dùng chỉ được kiểm tra hồ sơ thông qua ứng dụng “Ví Seoul” dựa trên blockchain.
Chính quyền Seoul được cho là đã chi khoảng 2 tỷ won (khoảng 1,6 triệu USD) cho giai đoạn đầu tiên của dự án metaverse, vào 5 lĩnh vực kinh tế, giáo dục, thuế, hành chính và trao đổi thông tin. Ở giai đoạn thứ hai, dự án sẽ tập trung tiếp cận nhóm người cao tuổi, những người thường khó khăn trong việc trực tiếp đến các văn phòng. Hơn 17% dân số Hàn Quốc trên 65 tuổi tính đến năm 2022, theo Statistica.
Song đất nước 52 triệu dân này đã dẫn đầu một số sáng kiến áp dụng metaverse và blockchain trong những năm gần đây. Vào tháng 08/2022, Busan đã công bố kế hoạch xây dựng sàn giao dịch crypto, với sự cộng tác của FTX. Sau khi FTX sụp đổ vào tháng 11, chính quyền địa phương đã loại bỏ các sàn giao dịch toàn cầu khỏi kế hoạch. Ngoài ra, xứ sở kim chi sẽ sớm cho phép công dân của mình sử dụng nhận dạng kỹ thuật số dựa trên blockchain, thay vì thẻ vật lý sau năm 2024.
Kể từ khi Facebook đổi thương hiệu thành Meta và bắt đầu dấn thân vào chinh phục giấc mơ vũ trụ ảo, từ khóa metaverse ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, sự sụp đổ của các nền tảng lớn như FTX, Voyager Digital và Celsius Network dường như đã làm chậm tiến trình áp dụng metaverse.
Trong cuộc họp báo ngày 16/11, Thị trưởng Seoul Oh Se-hoon đã thông báo khởi động giai đoạn đầu tiên của “Metaverse Seoul” hậu thử nghiệm beta.
Đây là nền tảng vũ trụ ảo công cộng do chính quyền Seoul phát triển và đây cũng là thành phố đầu tiên trên thế giới triển khai loại hình dịch vụ này. Hiện có thể dễ dàng tải Metaverse Seoul từ Google Play Store và App Store.
Theo kế hoạch, Metaverse Seoul bao gồm 3 giai đoạn: quảng bá ra mắt (2022), mở rộng (2023-2024) và thực hiện (2025-2026), tiến đến hiện thực hóa mục tiêu trở thành nền tảng “tất cả trong một”, xử lý tất tật các dịch vụ quản trị thành phố.
Trên Metaverse Seoul, người dùng được di chuyển tham quan đến 10 điểm du lịch nổi tiếng nhất của Seoul trong thế giới metaverse bất kể rào cản về thời gian và không gian; đọc sách điện tử do chính quyền thành phố phát hành và xem các thông tin về chính sách được chính quyền xúc tiến…
Bên cạnh đó, không gian văn phòng Thị trưởng Seoul cũng được tái hiện theo thực tế. Tại đây, người dân có thể đề xuất ý kiến và nhận phản hồi về các chính sách chung.
Thông qua nền tảng ảo, người dùng còn có thể xin cấp 7 loại giấy tờ hành chính, bao gồm bản sao chứng minh thư hay phòng trò chuyện trực tuyến về các vấn đề dân sự và tư vấn cho thanh thiếu niên. Chính quyền Seoul cho biết nhằm bảo mật thông tin, người dùng chỉ được kiểm tra hồ sơ thông qua ứng dụng “Ví Seoul” dựa trên blockchain.
Chính quyền Seoul được cho là đã chi khoảng 2 tỷ won (khoảng 1,6 triệu USD) cho giai đoạn đầu tiên của dự án metaverse, vào 5 lĩnh vực kinh tế, giáo dục, thuế, hành chính và trao đổi thông tin. Ở giai đoạn thứ hai, dự án sẽ tập trung tiếp cận nhóm người cao tuổi, những người thường khó khăn trong việc trực tiếp đến các văn phòng. Hơn 17% dân số Hàn Quốc trên 65 tuổi tính đến năm 2022, theo Statistica.
Song đất nước 52 triệu dân này đã dẫn đầu một số sáng kiến áp dụng metaverse và blockchain trong những năm gần đây. Vào tháng 08/2022, Busan đã công bố kế hoạch xây dựng sàn giao dịch crypto, với sự cộng tác của FTX. Sau khi FTX sụp đổ vào tháng 11, chính quyền địa phương đã loại bỏ các sàn giao dịch toàn cầu khỏi kế hoạch. Ngoài ra, xứ sở kim chi sẽ sớm cho phép công dân của mình sử dụng nhận dạng kỹ thuật số dựa trên blockchain, thay vì thẻ vật lý sau năm 2024.
Kể từ khi Facebook đổi thương hiệu thành Meta và bắt đầu dấn thân vào chinh phục giấc mơ vũ trụ ảo, từ khóa metaverse ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, sự sụp đổ của các nền tảng lớn như FTX, Voyager Digital và Celsius Network dường như đã làm chậm tiến trình áp dụng metaverse.