Chiến lược giao dịch hàng ngày của FX Trader JP Morgan London

Joined
Feb 11, 2018
Messages
72
Reactions
4
MR
0.000
[Phiên Giao Dịch Châu Âu] Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 27/04/2020
EUR

Đồng EUR tăng vào buổi sáng phiên Âu hôm nay khi USD suy yếu trên diện rộng. Tâm lý lạc quan xung quanh việc tái mở cửa các nền kinh tế đang được lên kế hoạch trên khắp Châu Âu đã phần nào thúc đẩy phản ứng tích cực ban đầu của thị trường. Tâm điểm quan trọng hiện nay là mức độ các nền kinh tế thể hiện tốt đến mức nào trong các tháng sắp tới sau khi tái mở cửa, cũng như bất kỳ dấu hiệu tăng trở lại của các ca lây nhiễm. Thị trường chứng khoán duy trì tích cực và không có dấu hiệu nhượng bộ nào. Đây sẽ là tuần lễ tràn ngập các sự kiện và dữ liệu kinh tế, khi cả Fed và ECB đều sẽ có những cuộc họp quan trọng diễn ra. Trọng tâm chính của cuộc họp đó là ECB sẽ làm gì với chương trình PEPP và mức độ mà ECB mở rộng chương trình này đến đâu. Chúng ta sẽ bàn đến điều này sau. Cho đến lúc này, chúng tôi giữ nguyên trạng thái Short EUR nhưng không khuyến nghị vào lệnh thời điểm hiện tại. Trong bối cảnh tâm lý lạc quan vừa phải đang tràn ngập mọi nơi trước các thông tin tái mở cửa nền kinh tế, không có gì ngạc nhiên nếu tỷ giá EUR/USD tiếp tục được hỗ trợ trong ngắn hạn, nhất là khi các giới đầu cơ vẫn nghiêng về Short. Chúng tôi sẽ tái đánh giá chiến lược của mình nếu kháng cự 1.0900/20 bị phá vỡ.

GBP

Cable đã phá vỡ vùng giao dịch 1.2300-1.2420 nhưng không theo hướng mà chúng tôi kỳ vọng. Tài sản rủi ro tiếp tục giao dịch thuận lợi, và với quy mô thị trường suy giảm bởi khủng hoảng Covid-19, thì việc trạng thái các đồng tiền bị siết trạng thái (squeezed) là rất dễ xảy ra – trong trường này là trạng thái Long USD. Trong tầm nhìn lớn hơn, chúng tôi vẫn thích đồng Cable giảm, nhưng trong ngắn hạn thì mọi thứ đang dần thiếu rõ ràng. Không loại trừ khả năng các trạng thái Long USD tiếp tục bị quét, nhưng nếu việc này khiến GBP/USD tăng lên vùng 1.2550/75, thì đây là mức giá hấp dẫn để chúng tôi mở lại vị thế Short GBP cho trung và dài hạn.

CHF

Tỷ giá EUR/CHF tăng vào buổi sáng phiên Âu giữa lúc tâm lý lạc quan về việc số lượng gia tăng các quốc gia khu vực Châu Âu xem xét tái mở cửa đang tràn ngập khắp các mặt báo. Mức hỗ trợ cứng 1.05 tiếp tục trụ vững trong hai tuần vừa qua, và các trạng thái Short EUR/CHF sẽ ít nhiều chịu áp lực. Chúng tôi vẫn thận trọng đối với chiến lược Short khi giá quanh 1.0510/30, nhưng với mức 1.0560/80 (và đặc biệt là tại 1.06) thì chúng tôi có thể sẽ mở trạng thái Short. Chúng tôi tiếp tục quan sát kỹ dòng chảy vốn tuần này. Liệu các quỹ tiền thật có lợi dụng đà bật tăng hiện nay của EUR/CHF để tiếp tục mua thêm CHF, hay dòng vốn này hiện đang cạn kiệt, sẽ là điều chúng tôi quan tâm. Hiện tại, chúng tôi giữ quan điểm trung lập. Khi tỷ giá EUR/CHF xác định được mức đỉnh ngắn hạn, chúng tôi sẽ có chiến lược mới với vùng giao dịch hoàn chỉnh hơn.

Nguồn: dubaotiente.com
 
[Phiên Giao Dịch Châu Âu] Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 28/04/2020

Trung lập với EUR và GBP, nhưng có thể tái đánh giá lại tại những vùng kháng cự quan trọng. Long AUD và JPY.


EUR

Thị trường ngoại tệ gần đây giao dịch trầm lắng và gần như không biến động gì đáng kể trong hôm qua. Đồng EUR có nhịp điều chỉnh tương đối quanh vùng đỉnh của ngày, trong khi đồng USD giảm nhẹ so với các đồng G10, mặc dù vậy xu hướng có vẻ đã đảo chiều hoặc ít ra là bắt đầu có tín hiệu như thế. Phe mua dầu tiếp tục đối mặt thử thách, khi mà giá WTI giảm sâu vào hôm qua và vẫn duy trì xu hướng này vào buổi sáng phiên Âu hôm nay. Bất ngờ thay, diễn biến này chỉ tác động rất khiêm tốn lên các ngoại tệ có tương quan với dầu, và điều này vẫn tiếp diễn khi tôi viết báo cáo này. Quan điểm của chúng tôi với EUR gần đây hầu như là bearish, mặc dù chúng tôi có suy nghĩ là trạng thái ngắn hạn đã được thiết lập xong trong các tuần vừa qua. Tâm lý lạc quan vừa phải xoay quanh khả năng tái mở cửa trở lại của các quốc gia đang tràn ngập thị trường, và có vẻ đây sẽ là tâm lý chủ đạo trong thời điểm này. Điều này sẽ là trở ngại cho đà tăng mạnh của chỉ số DXY. Trong trường hợp nào đi nữa, quan điểm EUR của chúng tôi là ở mức trung lập cho đến bearish, và sẽ tái đánh giá lại nếu giá vượt 1.0900/20. ECB, FOMC, và kết thúc tháng diễn ra trong tuần này sẽ là những sự kiện trọng tâm cho các đồng G10, nhưng hôm nay có lẽ thị trường không biến động quá nhiều.

GBP

Phiên giao dịch hôm qua trầm lắng và không có bất kỳ sự hứng khởi nào, với biên độ tiếp tục thu hẹp khi mà thế giới điều chỉnh theo một hình thái mới. Cable gần như không dao động gì vào hôm qua và khó mà có bất kỳ diễn biến tích cực nào để thay đổi cục diện trong hôm nay. Mức hỗ trợ và kháng cự kỹ thuật trong ngắn hạn là 1.2360 và 1.2450.

AUD, NZD, CAD

Đang diễn ra sự phân hóa giữa các đồng tiền châu Đại dương trong 24h qua, khi mà AUD ghi nhận nhu cầu mua đáng kể, trong khi NZD lại suy yếu trong đêm khi một ngân hàng của New Zealand đề xuất biện pháp hạ lãi suất về dưới 0%. RBNZ đã chọn hướng tiếp cận chủ động đối vối chính sách nới lỏng tiền tệ của mình hơn bất kỳ NHTW nào, và dĩ nhiên họ cần đồng tiền của mình suy yếu hơn nữa để hỗ trợ cho tài khoản vãng lai đang thâm hụt nghiêm trọng nhất trong nhóm G10, nếu họ chọn cách giảm lãi suất về dưới 0%, hoặc nếu họ bắt đầu mua vào các tài sản nước ngoài. Dù câu chuyện về NZD suy yếu là rất thuyết phục nhưng trạng thái hiện tại lại không phản ánh được hết câu chuyện đó. Trong khi đó, đồng AUD tăng mạnh hôm qua là điều khá kỳ quặc nhưng có vẻ các trạng thái long USD đã bị siết tại một số thời điểm. Diễn biến của thị trường chứng khoán sẽ dẫn dắt hành động giá của USD trong thời gian tới và chúng ta có thể thấy các tuần lễ sắp tới tâm lý risk-off tăng trở lại khi các nền kinh tế sớm mở cửa trở lại. NZD có lẽ sẽ có biểu hiện kém nhất so với các đồng khác trong thời gian này khi các trạng thái Short NZD vẫn đang gia tăng. CAD đã đánh mất momentum của mình. Đúng là USDCAD hôm qua bị tác động mạnh bởi sự suy yếu của USD hôm qua và chưa phản ánh đúng ảnh hưởng của xu hướng dầu trong hôm nay, nhưng tôi nghĩ USDCAD sẽ giao dịch ở khối lượng thấp hơn nhiều so với các đồng khác cho đến khi nào có một tín hiệu rõ nét hơn.

CHF

Tỷ giá EUR/CHF tăng đáng kể vào hôm qua so với bối cảnh biến động hạn chế trong các phiên trước, trong đó ghi nhận mức đỉnh 1.05795 trước khi giảm trở lại về vùng 1.0560. Tôi cảm thấy mức tăng vọt của tiền gửi không kỳ hạn so với tuần rồi đã phát đi thông điệp đến thị trường rằng ngưỡng chặn 1.05 khó bị xô đổ, và điều này thúc đẩy các động thái cover short. Chúng tôi cần phải nhắc lại rằng đầu năm nay tại vùng giá 1.06, mọi thứ cũng diễn ra tương tự hiện nay và duy trì suốt một thời gian trước khi “đầu hàng” và bị xuyên thủng 1.06. Dĩ nhiên chúng tôi không biết được những ý định chính xác của NHTW Thụy Sĩ (SNB) là gì, nhưng tôi hoài nghi việc SNB muốn giữ vững vùng mức hỗ trợ cứng hiện nay và sẽ cố gắng kiềm hãm bất kỳ một nhịp giảm sâu nào đó. Vận động giá bất ngờ của hôm qua rất đáng chú ý, và cũng cần ghi nhận việc tỷ giá EUR/CHF tiếp tục tăng vào hôm nay ngay khi phiên Âu chuẩn bị mở cửa. Động thái cover short rõ ràng là yếu tố góp phần vào xu hướng này, nhưng nếu chúng tôi tiếp tục thấy một lực mua bền bỉ vào hôm nay, thì cần phải xem xét phải chăng xu hướng bị dẫn dắt bởi cầu mua thực tế. Chúng ta đang gần đến giai đoạn cuối tháng, nên nhu cầu này có thể đóng vai trò quan trọng. Nhìn vào dòng chảy vốn của khách hàng hôm qua, các hedge funds nhìn chung là bên bán CHF, trong khi các quỹ tiền mặt và các doanh nghiệp lại khá im ắng. Điều này đã góp phần hỗ trợ tình trạng cover short tỷ giá EUR/CHF, nhưng cũng không hoàn toàn phủ định khả năng về sự xuất hiện của lượng Inflow lớn của đồng CHF. Tôi nghiêng về phía Sell on rally, nhưng với tình hình hiện nay, tôi sẽ kiên nhẫn chờ đợi thời cơ. Từ đây cho đến hết tuần, tôi nghĩ bất kỳ lần bật tăng nào của EUR/CHF lên vùng 1.0620/50 sẽ xuất hiện lực bán rải, hoặc thậm chí bán trước cả khi giá chạm vùng này. Trong ngắn hạn, chú ý mức 1.0590/1.0600.

JPY

Phiên Châu Á khá trầm lắng khi chứng kiến giao dịch của USD/JPY tích lũy trong biên độ 15 pip quanh vùng 107 sau chuỗi 11 phiên liên tiếp đóng cửa trên mức này. Không có gì để nói thêm vào lúc này ngoại trừ việc các cặp tỷ giá chéo JPY sắp bước vào tuần lễ Vàng đáng chú ý. Cuối tháng đang đến gần, kèm với đó là các sự kiện liên quan đến Fed và ECB (mà trong đó các thông tin của ECB có vẻ thú vị hơn) và với tình hình thị trường chứng khoán khởi sắc, thì chúng tôi ưu tiên Short USD so với các đồng khác. Trên tinh thần đó, nếu giá phá vỡ 107 và đóng cửa dưới mức này, USD/JPY sẽ hướng đến vùng 106.10/20, với ngưỡng kháng cự vẫn là 108.10/20 và xa hơn là 108.50/60

Nguồn: dubaotiente.com
 
[Phiên Giao Dịch Châu Âu] Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 05.05.2020
Chờ bán EUR khi giá tăng lên 1.0970/00. Chờ bán AUD và NZD tại 0.6500 và 0.6130. Chờ mua USD/CAD tại 1.3930. Tiếp tục giữ short GBP.
EUR

Đồng tiền chung Châu Âu đã bị bán tháo khá mạnh ngày hôm qua và vẫn giữ mức giá thấp qua phiên giao dịch châu Á ngày hôm nay. Đồng USD mất giá nhẹ đêm qua khi chứng khoán và đặc biệt là dầu thô có dấu hiệu phục hồi, do đó đồng EUR có khả năng sẽ được mua vào trong bối cảnh này, tuy nhiên về tổng thể thị trường vẫn đang rất tĩnh mịch. Các vị thế short đầu cơ EUR tăng lên trong những tuần gần đây tuy nhiên chúng tôi cảm nhận một số trạng thái đã được đóng lại vào tuần trước. Dữ liệu về các giao dịch giao ngay của chúng tôi cho thấy vẫn đang còn rất nhiều vị thế bán đang được nắm giữ, do đó việc phân tích vị thế thị trường của EUR vẫn đang là một thử thách vào lúc này. Tôi đã đề cập đến vùng 1.0900/15 ngày hôm qua và nhấn mạnh rằng một đợt giảm giá mạnh xuyên phá qua mức này sẽ có thể thu hút thêm nhiều lực bán hơn nữa. Cho tới bây giờ chúng tôi đã thấy vùng hỗ trợ này bị đe dọa vào hôm qua tuy nhiên chưa thật sự bị phá vỡ. Thị trường hiện về cơ bản đang ở trong trạng thái rất im ắng trong bối cảnh toàn thế giới đang theo dõi sát sao việc dỡ bỏ phong tỏa tại các khu vực kinh tế lớn. Điều này có nghĩa rằng thị trường FX có thể sẽ tiếp tục ở trong trạng thái chờ đợi thêm một thời gian nữa, tuy nhiên cuối cùng chúng ta cũng sẽ biết được rằng liệu việc dỡ bỏ phong tỏa có thành công và là một cú hích cho sự phục hồi kinh tế với con số các nhiễm được kiểm soát, hay việc mở cửa trở lại thất bại và chứng kiến số lượng người nhiễm bệnh tăng vọt. Dù theo cách nào đi nữa, thị trường cuối cũng cũng sẽ chọn hướng để đi, hoặc đó là sự phục hồi ngoạn mục hoặc suy thoái nghiêm trọng. Cho đến thời điểm hiện tại, chúng tôi vẫn đang giữ góc nhìn chiến thuật với khoảng thời gian mở vị thế không quá một tuần và trong một vài trường họp có thể chỉ trong 1 hoặc 2 ngày. Đối với đồng Euro, chúng tôi vẫn đang nghiêng về quan điểm bearish nhưng vẫn cần quan sát vị thế thị trường cẩn thận. Kỳ vọng tỷ giá giảm sâu về vùng 1.0800/20 trước khi có những đánh giá tiếp theo.

GBP


Sterling gần như không thay đổi đáng kể trong 24 giờ qua. Vùng 1.2400/30 mà chúng tôi đề cập hôm qua tiếp tục được duy trì (đáy hôm qua là 1.2405) và đây vẫn sẽ là vùng giá quan trọng của tuần này, đặc biệt khi mà thị trường tiếp tục nhận định yếu tố thời vụ của tháng Năm là lý do để mở các trạng thái Short mới. Không có gì nghi ngờ đối với xu hướng này, nhưng dữ kiện 5 năm qua cho thấy mức giảm trung bình là 1.6% và hiện nay thì Cable đã giảm gần 1% so với giá đóng cửa tháng Tư rồi. Có rất nhiều lý do để chúng tôi đánh giá bearish với Cable nhưng yếu tố thời vụ không nên lạm dụng quá vào lúc này. Tiếp tục giữ Short, chờ đợi mở thêm trạng thái nếu giá bật lên mức 1.2550/75 hoặc giá thực sự phá vỡ mức hỗ trợ 1.2390. Bất kỳ xu hướng tăng nào vượt 1.2660 thì chúng tôi sẽ tái đánh giá quan điểm này.

JPY

Bước vào Tuần lễ vàng nhưng tỷ giá USD/JPY hôm qua cực kỳ trầm lắng khi giao động chủ yếu phụ thuộc vào đà tăng của đồng USD khi mà chứng khoán tích lũy trở lại sau chuỗi giảm điểm gần đây. Không có thông tin hay ghi nhận dòng vốn nào mới mẻ ở thời điểm này, từ khóa “yếu tố thời vụ” được chú ý trong những ngày qua, bước đầu lý giải những xu hướng các phiên vừa qua nhưng vẫn tạo tâm lý lo ngại một cú short squeeze khi giá giảm về sâu hơn. Chúng tôi đã đề cập đến trạng thái các cặp tỷ giá chéo so với JPY đang nắm giữ, và dự kiến sẽ gia tăng trạng thái trên cơ sở cốt lõi là Short. Chỉ số PMI lĩnh vực dịch vụ và ISM PMI lĩnh vực phi sản xuất sẽ là tâm điểm hôm nay (mặc dù số liệu đáng thất vọng của tháng Tư không hề ảnh hưởng nhiều đến thị trường). Hỗ trợ ngắn hạn tại 106.50 và thấp hơn nữa là 106.20/25, trong khi kháng cự ngắn hạn tiếp tục là 107.00/10 và xa hơn là mức 107.40/50.

CHF

Dữ liệu tiền gửi không kỳ hạn được công bố hôm qua ghi nhận một tuần ấn tượng nữa với tổng số tiền gửi tăng thêm khoảng 13 tỷ CHF. Việc này càng làm rõ rét hơn sự can thiệp vào thị trường của ngân hàng trung ương Thụy Sĩ. Cuối giờ chiều ngày hôm qua với việc đồng EUR mất giá trên diện rộng, tỷ giá EUR/CHF đã giảm trở lại giữa vùng 1.0520s. 1.0510/25 rõ ràng là vùng chờ mua đáng chú ý đối với những nhà giao dịch trong biên độ giá, và nhìn từ góc độ tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro vùng này trông khá hấp dẫn với điểm dừng lỗ rõ ràng khi giá giảm xuống dưới 1.05. Như đã nhiều lần đề cập trong những bình luận trước, ưu tiên của chúng tôi vẫn là sell on rallies khi giá tiến đến 1.06, nhưng với tình hình thị trường tiến triểm chậm chạp như hiện nay thì giao dịch linh hoạt từ cả hai phía là điều nên làm.

AUD, NZD, CAD

Trong cáo cáo từ cuộc họp của RBA vừa qua, có một điều cần lưu ý đó là tỷ lệ thất nghiệp dự báo sẽ trên mức 7% vào cuối 2021, tăng so với phát biểu gần nhất của Thống đốc RBA khi ông từng nhận định tỷ lệ này sẽ chỉ ở quanh 6% trong các năm tới. Số liệu việc làm của ABS công bố trước đó cũng cho thấy bức tranh ảm đạm của kinh tế Úc, khi dự báo thị trường lao động suy giảm 7.5% trong giai đoạn tháng Ba – tháng Tư. Tuy nhiên, giá dầu tăng vọt hôm qua là yếu tố dẫn dắt các đồng tiền hàng hóa, hỗ trợ chúng tăng 50-70 pips so với USD. Tôi đang chờ đợi thị trường chứng khoán quay đầu giảm/USD tăng cao hơn và hiện nay thì chúng tôi dần nhìn thấy các tín hiệu này phản ánh trong hành động giá vừa qua. Như tôi khuyến nghị hôm qua, tôi ưu tiên gia tăng trạng thái cốt lõi là Long USD so với các đồng này một khi các quỹ tiền thật nhập cuộc, điều này đang dần diễn ra. AUD/USD, NZD/USD và USD/CAD đang tiệm cận các mức mà tôi đề xuất trong hôm qua để xây dựng trạng thái Long USD, đó là các mức 0.6500, 0.6130 và 1.3930 đối với từng cặp.

Nguồn: dubaotiente.com
 
[Phiên Giao Dịch Châu Âu] Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 06.05.2020
https://dubaotiente.com/chuyen-gia-nguyen-phan-bao-giang-1005.html
Trung lập hoặc Short thêm (giới hạn) với EUR. Duy trì trạng thái Short GBP và USD/JPY,. Chờ đợi Long USD khi giá AUD/USD về 0.6500, NZD/USD về 0.6130 và USD/CAD về 1.3930.
EUR

Sự kiện quan trọng và đáng chú ý nhất ngày hôm qua chính là phán quyết của Tòa án Đức yêu cầu trong vòng ba tháng ECB phải cung cấp thêm luận điểm xung quanh tỷ lệ của chương trình QE để tránh việc Ngân hàng Đức không hợp tác. Tin tức tác động tiêu cực lên đồng EUR, dẫn đến đà bán mạnh khiến giá giảm gần 100 pips. Mặc dù chúng tôi không cho rằng phán quyết này làm thay đổi chính sách của ECB, vì ECB dễ dàng đưa ra luận điểm cho các quyết sách của mình, nhưng rõ ràng điều này càng khoét sâu những rạn nứt về ý thức hệ đang tồn tại ở Châu Âu. Việc đồng EUR phản ứng tiêu cực là không đáng ngạc nhiên. Chúng tôi đã luôn nghiêng về hướng Short và vẫn có xu hướng Short khi có nhịp hồi, mặc dù với mức độ dao động vẫn còn thấp, tôi cảm thấy sự thoái lui từ mức cao nhất của ngày thứ Sáu 1.1017 có lẽ đây là lúc mà xác định vị thế mới là mối quan tâm, và việc Short thêm có thể gặp trở ngại trước các nhịp điều chỉnh. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là EUR đã chạm đáy ở mức hiện tại (là 1.0790) - thực tế tôi nghĩ có lẽ là không - nhưng với mức độ biến động chung và quãng đường chúng ta đã đi qua, tôi nghĩ rằng xu hướng giảm ngắn hạn trở nên ít hấp dẫn hơn, cho nên một nhịp giảm hay giá tạm thời đi ngang đều hợp lý vào lúc này. Rõ ràng rằng chúng tôi đã tham gia vào thị trường, và cho đến khi nào thay đổi quan điểm, thì tôi dự định chỉ tập trung vào mục tiêu ngắn hạn. Với ý nghĩ đó, chúng tôi trung lập hoặc chỉ mở trạng thái Short nhỏ, ưu tiên bán ở các nhịp chỉnh khi giá chạm 1.0900/20. Nếu giá quay lại mức 1.1050 thì sẽ tái đánh giá quan điểm bearish của mình. Còn nếu giá xuyên thủng 1.0800 có thể mở ra xu hướng giảm sâu trong thời gian tới, nhưng mức 1.0720/30 để đóng vai trò là hỗ trợ ban đầu cho bất kỳ đà tiếp diễn nào.

GBP

Khối lượng và biến động tiếp tục giảm dần trong phiên hôm qua khi phần lớn là các giao dịch thực hiện bởi nhà đầu tư nhỏ lẻ. Cable được giao dịch trong phạm vi hẹp trong khi EURGBP đảo ngược tất cả đà tăng của ngày hôm trước để quay về mức quen thuộc gần đây của nó là quanh vùng 0.8700. Chúng tôi vẫn duy trì trạng thái Short GBP với chiến lược gia tăng trạng thái Short khi có nhịp tăng nào hoặc khi giá phá vỡ mức 1.2390. Quyết định sớm hơn bình thường của BOE vào ngày (7 giờ sáng giờ London) dự kiến sẽ không tác động nhiều đến thị trường.

JPY

Một chút phấn khích của JPY trong phiên giao dịch hôm qua, khi EURJPY chạm mức đáy của nhiều năm trước khi tiếp cận vùng hỗ trợ quan trọng tại 114.80/00, trong khi USD/JPY tạm dừng đà giảm khi chạm 106.20. Quyết định của GFCC hôm qua là một động lực rõ ràng của EUR/JPY, và dù xuất hiện những dấu hiệu đáng lo ngại (nhưng không đáng ngạc nhiên) cho cuộc tranh luận chung giữa Bắc và Nam Châu Âu, thì trước mắt đây không phải là vấn đề quá lớn đối với ECB. Chúng tôi đã có trạng thái Short các đồng so với JPY, nhưng rất ngạc nhiên bởi mức độ dao động của các vị thế này trong bối rủi ro gia tăng. Chúng tôi chọn giữ vị thế Short hiện tại vì có thể tác động mang tính thời vụ của tháng Năm có thể giúp chúng tôi đạt đến mức tốt hơn. Số liệu ADP dự báo sẽ công bố một con số xấu khủng khiếp (và tệ nhất lịch sử) vào tối nay trước khi báo cáo NFP công bố. Ngưỡng hỗ trợ tiếp theo ở 106.10/20 với USD/JPY và xa hơn là 105.15/25, trong khi 107.00/10 vẫn là mức kháng cự quan trọng và xa hơn là 107.35/40 ở trên. Có một lưu ý đặc biệt đối với EUR/JPY khi mức thấp nhất 3.5 năm là 114.86 (đã bị phá vỡ trên chart H1 khi báo cáo này được hoàn thành).

CHF

Tỷ giá EUR/CHF mở ra cơ hội giao dịch ngày hôm qua khi giảm xuống mức thấp nhất là 1.05165, và ngay lập tức bật trở lại vùng 1.0550s. Phạm vi rộng về cơ bản là 1.0510/1.0610, và trong khi chúng tôi rất sẵn lòng giao dịch ở cả hai biên, thì ưu tiên của chúng tôi là Sell on rallies vì đến cuối cùng chúng tôi vẫn dự đoán cặp tỷ giá này sẽ giảm sâu. Tuy nhiên, chúng tôi nhận ra rằng động thái này có thể cần thêm thời gian để diễn ra, nên việc giao dịch ở cả hai biên của vùng giá (tại các mức quan trọng) vẫn hoàn toàn phù hợp.

AUD, NZD, CAD

Ngày kỳ lạ trên thị trường FX vào hôm qua khi các cặp tỷ giá chéo so với EUR đã chi phối hành động giá của thị trường. Mặc dù không có gì lạ khi thấy AUD/USD tăng khi cổ phiếu tăng, nhưng khá ngạc nhiên khi phán quyết của tòa án Đức không ảnh hưởng đến tâm lý thị trường chứng khoán. Thông tin tiêu cực hiện nay xoay quanh việc (1) các công ty đang gặp khó khăn, (2) bảng lương phi nông nghiệp (NFP) có thể là thảm họa vào ngày mai và (3) dường như chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi chúng ta nhìn làn sóng lây nhiễm thứ hai. Doanh số bán lẻ của Úc đã tăng cao, được thúc đẩy bởi doanh số siêu thị khi người dân nước này tích trữ hàng hóa, và dữ liệu thất nghiệp quý I nhích lên một chút, nhưng điều tồi tệ nhất vẫn còn đó. Tôi tiếp tục ưu tiên vị thế Short khiêm tốn đồng AUD, NZD, CAD so với USD và tôi nghĩ việc thêm JPY vào rổ Long là hợp lý. Tôi đang chờ đợi mở trạng thái Long USD khi giá AUD/USD lên 0.6500, NZD/USD lên 0.6130 và USD/CAD về 1.3930.

Nguồn: dubaotiente.com
 
[Phiên Giao Dịch Châu Âu] Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 07.05.2020
Short USD/JPY, chờ đợi cơ hội gia tăng vị thế long USD so với AUD, NZD, CAD. Sell on rally GBP/USD, EUR/USD.
JPY

Tokyo đã trở lại sau kỳ nghỉ dài tuần lễ vàng, mặc dù tôi đã hình dung hoạt động giao dịch sẽ không sớm trở lại mức bình thường cho đến tuần sau, thì đã có những dấu hiệu cho thấy lực mua lên USD/JPY từ các tổ chức trong nước và điều đó khiến nhiều người bất ngờ, trong đó có tôi, khi chỉ mới ngày hôm qua thôi các cặp chéo X-JPY vẫn đang trong đà giảm khá sâu. EUR/JPY đang ở vùng giá rất quan trọng và xu hướng bearish trên cặp tỷ giá này đang được củng cố bởi hành động đóng cửa và giữ giá dưới hỗ trợ đêm qua. Dòng tiền khá trầm lắng mặc dù chúng tôi đã chú ý thấy động lượng bán ra trên các cặp chéo X-JPY. Chứng khoán vẫn khá vững, còn lợi suất trài phiếu thì tăng lên, dù vậy thị trường đã phớt lờ đi điều này (mặc dù đây có thể không phải là tin tốt trong bối cảnh lãng phí tài chính như hiện nay). Thật khó để nhìn rõ đâu là yếu tố chính đang điều hướng cho tỷ giá ngoài động lượng vào lúc này, và trong khi chúng tôi nhìn thấy một vài quỹ tiền thật nước ngoài đã mua vào JPY ngày hôm qua, thì về phía bản thân tôi vẫn chưa vội vàng vào cuộc lúc này trong bối cảnh thị trường Tokyo chưa quay trở lại như bình thường. Tôi đã giảm bớt các vị thế short các cặp chéo JPY trong tình hình này và để lại vị thế lõi short USD/JPY; 106.00/10 là vùng hỗ trợ đầu tiên với 105.15/25 bên dưới, ở chiều ngược lại 106.35/40 là kháng cự gần nhất với mức quan trọng hơn ở 107.00/10 phía trên.

AUD, NZD, CAD

Thật khó để đọc được hành động giá gần đây của những đồng tiền này, tôi vẫn giữ quan điểm thận trọng với các vị thế mua USD để bán ra AUD, NZD, CAD ở chiều ngược lại, trong khi đang chờ đợi một tín hiệu bán tháo mạnh mẽ hơn từ thị trường chứng khoán hoặc lực mua USD rõ ràng từ các quỹ tiền thật để gia tăng vị thế của mình. Không có nhiều thay đổi đáng chú ý tuy nhiên những bước giá trong ngày có thể khá đáng kể. Tôi đang chờ đợi cơ hội để gia tăng thêm vị thế long USD khi tỷ giá tiến về các mức 0.6500, 0.6130 và 1.3930 trên các cặp tiền AUD/USD, NZD/USD và USD/CAD tương ứng.

EUR

Đồng EUR tiếp tục đối mặt với áp lực
. Sức mạnh bao trùm của đồng USD vào hôm qua, kết hợp với việc thị trường chứng khoán không thể mở rộng đà tăng khi mối bất hòa giữa Mỹ và Trung Quốc được hâm nóng trở lại. Với việc các ngân hàng Anh sẽ bước vào kỳ nghỉ lễ vào ngày mai, các hoạt động giao dịch có thể dần giảm bớt vào buổi chiều phiên Âu, hoặc có thể sớm hơn nữa. Tâm điểm của hôm nay sẽ là số liệu thất nghiệp tại Mỹ và ngày mai là bảng lương phi nông nghiệp (NFP), dù tôi vẫn cho rằng dữ liệu quan trọng nhất sẽ là con số phản ánh hoạt động kinh tế sau khi các lệnh phong tỏa được dỡ bỏ trên diện rộng, điều đang dần đồng thời diễn ra tại Châu Âu và Mỹ. Chúng tôi khá trung lập vào lúc này, nhưng có thể nghiêng về hướng Sell on rally khi EUR quay lên vùng 1.09. Theo quan điểm của tôi thì khi giá giảm về dưới 1.0720/30 sẽ thúc đẩy việc mở trạng thái Short ngay lập tức.

CHF

Tỷ giá EUR/CHF vẫn không thể tăng được khi mà đồng EUR vẫn đang chịu áp lực bán ra, dù vậy giá cũng vẫn chưa đến mức đe dọa vùng 1.0500/10. Trường hợp cơ sở đó là hoạt động giao dịch ngoại hối sẽ dần trở nên trầm lắng vào hôm nay khi nước Anh bước vào kỳ nghỉ dài đến hết tuần kể từ ngày mai. Chiến thuật của chúng tôi nhìn chung không thay đổi. Trong trung hạn, chúng tôi đánh giá EUR/CHF bearish, tuy nhiên vẫn khuyến nghị nên giao dịch linh hoạt ở hai biên của vùng giao dịch vào thời điểm này, bởi xu hướng dài hạn phải cần thêm thời gian để thiết lập. Cặp tỷ giá USD/CHF tiếp tục đi ngang trong giai đoạn này.

GBP

BOE đã công bố giữ nguyên chính sách tiền tệ vào sáng sớm phiên London, và trong khi Cable không phản ứng quá mạnh lúc tin ra, thì nó cũng tăng nhẹ lên trên vùng 1.24 bởi thị trường xem đây là cơ hội để chốt lời các trạng thái trước khi UK nghỉ lễ đến hết tuần. Đà bán tháo ngày hôm qua đã khiến Cable giảm mạnh xuyên thủng vùng hỗ trợ mà chúng tôi từng đề cập và hướng thẳng đến mức 1.2309. Những cú hồi của Cable đang gặp cản tại 1.2390/1.2410 và vùng kháng cự gần này sẽ duy trì trong hôm nay. Nếu tỷ giá phá vỡ mức này sẽ trigger hàng loạt động thái chốt lời nhưng nhìn chung chúng tôi vẫn duy trì quan điểm bearish với GBP và chờ thời cơ Short khi giá bật lên vùng 1.2430. Cuối cùng, cần lưu ý rằng mặc dù có đợt bán tháo hôm qua, nhu cầu của quỹ tiền mặt vẫn đáng kể trong suốt buổi chiều hôm qua.

Nguồn: dubaotiente.com
 
[Phiên Giao Dịch Châu Âu] Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 11.05.2020
Mở lại trạng thái Short GBP. Trung lập với EUR nhưng có thể Sell on rallies khi giá tăng gần 1.09. Đóng bớt vị thế USD/JPY. Kỳ vọng Short AUD/USD 0.6570, NZD/USD 0.6180, Long USD/CAD 1.3800/50.

EUR

Tâm lý rủi ro khá ổn định sáng nay trong bối cảnh các nền kinh tế lớn bắt đầu mở cửa trở lại, cùng với việc con số tử vong và các ca nhiễm mới giảm xuống. Có một số báo cáo đơn lẻ về việc số ca nhiễm vụt tăng tại một vài khu vực khi được mở cửa trở lại, tuy nhiên cho đến hiện tại điều đó vẫn chưa đủ để gây sợ hãi cho một thị trường đang dồn tập trung vào những điều tích cực như bây giờ. EUR/USD đã có động thái siết giá nhẹ tại vùng hỗ trợ vào cuối tuần trước và tỷ giá hầu như không thay đổi khi mở cửa thị trường ngày hôm nay. Bà Lagarde gần đây đã phát biểu rằng ECB sẽ không bị nao núng bởi phán quyết của tòa án Đức, và điều đó có thể phần nào đó tạo hỗ trợ cho đồng tiền chung vào lúc này. Chúng tôi đang giữ quan điểm khá trung lập đối với EUR tại mức giá này (1.0840) nhưng sẽ “sell on rallies” khi tỷ giá tăng gần đến mức 1.09 và đánh giá lại vị thế nếu vùng 1.1025/35 bị phá.

GBP

Biến động giá của đồng Bảng tăng cao trong hai phiên cuối tuần trước, tỷ giá GBP/USD mặc dù bị đẩy xuống mốc 1.2266 hôm thứ 5, vẫn tăng vọt hơn 200 pips chỉ một ngày sau đó. Như đã đề cập trước đó, mặc dù xu hướng chung chúng tôi nhận định là giảm, nhưng không có nghĩa tỷ giá sẽ giảm liên tục. Trong điều kiện hiện nay, những biến động đột ngột của Bảng Anh dù theo hướng nào, cũng sẽ đi kèm với phản ứng đảo chiều nhanh chóng. Chúng tôi đã mở lại vị thế Short trong lần GBP/USD phục hồi gần đây nhất và kỳ vọng tỷ giá sẽ giảm về vùng mục tiêu 1.23. Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ quan sát và đánh giá lại chiến lược nếu cặp tiền tiếp tục tăng qua mốc 1.2490.

CHF

Tỷ giá EUR/CHF tiếp tục bật tăng khi chạm hỗ trợ quan trọng – là vùng dưới của biên độ giá đã từng đề cập gần đây. Chủ tịch NHTW Thụy Sĩ, ông Jordan, đã nhận định trong một cuộc phỏng vấn với cánh báo chí địa phương vào cuối tuần qua rằng SNB thực hiện can thiệp thị trường mạnh mẽ hơn và có thể cắt giảm lãi suất. Tuy vậy điều này không tác động mạnh đến thị trường, có lẽ cũng bởi đây không phải tin tức gì mới mẻ. Dù thế, đây cũng là một điều đáng lưu tâm, ít ra trong thời điểm này, rằng bất kỳ nhịp giảm nào của tỷ giá EUR/CHF đều cũng sẽ diễn ra chậm rãi và vững chắc, và cần thêm thời gian để đà giảm có thể hình thành xu hướng mới. Cả hai biên của vùng giá rộng 1.05/1.06 đều phù hợp để giao dịch, mặc dù tôi sẽ tái đánh giá lại chiến lược Long nếu vùng 1.05 bị xuyên thủng. “Sell on rallies” khi giá tăng lên quanh 1.06 vẫn là quan điểm của tôi lúc này. Đối với USD/CHF thì tôi không có khuyến nghị nào cụ thể.

JPY

Tâm lý rủi ro trên thị trường có phần dịu bớt sau kỳ nghỉ lễ của Vương quốc Anh, nhưng so với từ đầu tháng, thị trường đã phục hồi khá nhiều từ đáy. Có vẻ như mọi thứ sẽ trở nên khó đoán trong thời gian tới bởi thị trường vẫn cần phải đánh giá lại kỳ vọng khi mở cửa trở lại các nền kinh tế lớn trên thế giới dựa trên khía cạnh về các hoạt động kinh doanh hay liệu dịch bệnh có bùng phát mạnh trở lại hay không. Thời gian sẽ trả lời, nhưng tôi rất ghét khi phải nói ra điều này: thị trường sẽ còn biến động giật hai chiều trong thời gian dài. Mặc dù hiện tại Nhật Bản đã quay trở lại hoạt động bình thường sau kỳ nghỉ lễ, nhưng dòng tiền vẫn còn hạn chế. Thậm chí, còn có nhiều dấu hiệu cho thấy các quỹ nội mua vào cặp tỷ giá USD/JPY trong đêm qua khiến tỷ giá này bứt phá khỏi đợt giảm dài từ đỉnh 109.80 vào tháng Ba. Đáng chú ý, các cặp tỷ giá chéo với JPY cũng đang cho thấy dấu hiệu đảo chiều khi đều thoát khỏi mức đáy khi biểu đồ kỹ thuật tiến tới vùng hỗ trợ quan trọng (ví dụ EUR/JPY, GBP/JPY và AUD/JPY). Khả năng cao là USD/JPY sẽ trên mốc 107 vào hôm nay. Chúng tôi hiện đã đóng bớt vị thế short cặp USD/JPY và chờ đợi các điểm giao dịch hai chiều quan trọng trên thị trường. Trước mắt, các mức kháng cự gồm 107.40/50, sau đó là 108.10/20; trong khi đó, vùng hỗ trợ ở ngưỡng 106.75/80 theo sau là 106.00/20.

AUD, NZD, CAD

Đồng USD giảm nhẹ trong cuối tuần qua, hồi phục trở lại từ mức thấp đêm qua khi bắt đầu phiên London. Động thái tiếp theo của thị trường chứng khoán sẽ mang nhiều ý nghĩa, bởi chúng ta sẽ biết được liệu thị trường có quan tâm đến sự tăng mạnh của số ca nhiễm COVID-19 mới hay không. Tôi có thể thấy mức giao động khoảng 10% giá trị theo bất kì chiều hướng nào, phụ thuộc vào việc thế giới sẽ phong tỏa trở lại hay sẽ nhắm mắt bỏ qua các ca nhiễm mới và tái mở cửa để vực dậy nền kinh tế với bất kỳ giá nào. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi thị trường và đồng USD duy trì trong trạng thái tích lũy. Với cá nhân tôi, cái giá phải trả sẽ là quá lớn để cho phép các chính phủ có thể bỏ qua vấn đề sức khỏe con người, và tôi dự đoán các lệnh phong tỏa được ban hành trở lại và thị trường chứng khoán giảm điểm. Đồng USD sẽ duy trì mối quan hệ ngược chiều với thị trường chứng khoán. Tôi đã khuyến nghị Long USD bằng cách Short AUD/USD ở 0.6500 và NZD/USD ở 0.6130, đồng thời mua USDCAD tại 1.3930. Hiện tại chúng ta đã qua các mức này sau đợt bán tháo vào thứ Sáu vừa qua. Tôi kỳ vọng các mức mới ở 0.6570 đối với AUD/USD, 0.6180 với NZD/USD và 1.3800/50 của USD/CAD sẽ được giữ vững.

Nguồn: dubaotiente.com
https://dubaotiente.com/chuyen-gia-nguyen-phan-bao-giang-1005.html
 
[Phiên Giao Dịch Châu Âu] Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 12.05.2020
Giữ vị thế Short EUR, bán rải khi tăng lên 1.09. Giữ vị thế Short GBP, gia tăng vị thế khi giá lên 1.2400/50. Đứng ngoài với JPY. Short NZD/USD. Gia tăng vị thế Short AUD/USD khi lên đến 0.6500/10.
EUR (Jeffrey Simmons)

Đồng USD phục hồi trên diện rộng so với các đồng khác ngày hôm qua, mặc dù EUR/USD nhìn chung vẫn duy trì trong biên độ giao dịch nhất định bởi thị trường vẫn đang chờ đợi một yếu tố thực sự làm thay đổi thế trận. Chú ý quan sát dữ kiện của khu vực Châu Âu và Mỹ trên cả hai mặt kinh tế cũng như tỷ lệ lây nhiễm và số ca tử vong, bởi đây là những thứ cực kỳ trọng yếu trong những tuần và những tháng tới đây. Chia rẽ ngay trong nội bộ khu vực Châu Âu, mà gần đây nhất là bởi phán quyết thách thức ECB của Tòa án hiến pháp Liên bang Đức, đang phủ bóng đen lên triển vọng của EUR. Mặc dù chúng tôi tin rằng mức đỉnh của tháng là mức cản mạnh cho vị thế Short của EUR, thì vùng này vẫn trong tầm kiểm soát cho đến lúc này, và quan điểm chúng tôi vẫn nghiêng về phía EUR giảm. Hành động giá ngày hôm qua cho thấy rằng mức giá 1.0876 mà EUR/USD từng bật lên vào cuối tuần trước có thể là mức cản hiệu quả cho nhịp chỉnh vào lúc này. Chúng tôi ưu tiên vị thế lõi Short EUR và giữ quan điểm bán rải khi giá tăng lên quanh 1.09. Vùng 1.0720/30 là mức hỗ trợ quan trọng vào lúc này.

GBP (Karim Mir)

Những quan ngại xung quanh khả năng xử lý khủng hoảng Covid-19 của chính phủ Anh, cùng lo lắng về đàm phán thương mại Brexit đã gây áp lực lên đồng Bảng Anh, tạo ra lực cung trên vùng 1.2400 đối với tỷ giá GBP/USD và kết quả là cặp tiền đã giảm mạnh hôm qua. Chúng tôi tiếp tục ủng hộ chiến lược Short GBP/USD, gia tăng vị thế nếu tỷ giá tăng trở lại vùng 1.2400/50 nhưng sẽ không kỳ vọng quá nhiều vào đà giảm sâu trong trung hạn, trừ khi các yếu tố cơ bản đưa cặp tiền phá qua vùng đáy 1.2250. Cần lưu ý rằng các dữ liệu kinh tế quan trọng của Anh sẽ được công bố ngày mai, bao gồm GDP quý 1 và GDP tháng 3.

CHF (Jeffrey Simmons)

Cặp tỷ giá EUR/CHF đang được giao dịch quanh ngưỡng 1.0515 vào phiên hôm qua và tính đến thời điểm viết bài, tỷ giá vẫn chưa có nhiều thay đổi báo hiệu một cú tăng giá. Chúng tôi hiện đang có thiên hướng Long EUR/CHF một cách cẩn trọng tại mức giá hiện tại với mức dừng lỗ có thể ở gần khu vực 1.05. Mặc dù chúng tôi nhận ra rằng các chiến thuật như trên có đặc điểm chung là mang lại mức lợi nhuận tương đối nhỏ, nhưng tôi vẫn có cảm giác rằng đây là chiến lược tốt nhất nếu muốn đi ngược ‘sóng’ ngay lúc này. Ngoài ra, Long EUR/CHF ở thời điểm này chỉ là tạm thời vì nó ngược hoàn toàn so với quan điểm về dài hạn, vì vậy dừng lỗ sớm khả năng cao sẽ xảy ra. Về mặt trung hạn chúng tôi kỳ vọng EUR/CHF giảm, nhưng tỷ giá khác như USD/CHF thì giữ quan điểm khá trung lập, bởi chúng tôi muốn nhấn mạnh là các cặp tiền liên quan còn lại như EUR/USD và EUR/CHF kỳ vọng được giao dịch ở ngưỡng thấp hơn hiện tại. Nếu như viễn cảnh đó xảy ra, kỳ vọng của chúng tôi là EUR/USD sẽ giảm mạnh hơn so với EUR/CHF, còn USD/CHF sẽ tăng lên các ngưỡng cao hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường FX đang diễn biến chậm như hiện tại, khả năng cao viễn cảnh trên chưa thể xảy ra được.

JPY (Charlie Cass)

Một ngày tăng giá đáng kể của USDJPY hôm qua và đánh giá trên những gì đã diễn ra, chúng tôi không bao giờ xem xét lại một khi đà giảm của 6 tuần đã bị phá vỡ, và mặc dù chúng tôi thấy dòng tiền mua bán của thị trường Nhật không nhiều, thì thực tế là Nhật Bản đã quay trở lại làm việc sau Tuần lễ Vàng để kích hoạt bán JPY nhằm thoát khỏi các trạng thái Long đang chịu áp lực lớn khi mà các cặp tỷ giá chéo so với JPY đều đã quay đầu tăng kể từ cuối tuần rồi. Một khối lượng lớn giao dịch mua USD/JPY được ghi nhận (mua bán ròng USD/JPY trên hệ thống EBS của CME Group là 1.8 tỷ USD) nhưng chi nhánh của chúng tôi tại Nhật lại không hề tham gia vào hoạt động này trong hôm qua, dù rằng hedge fund đã thực hiện bán JPY. Không chắc đây là khởi đầu của bất kỳ điều gì quá lớn trên thị trường giao dịch JPY ngoài câu chuyện đà tăng phấn khích của Yên có dấu hiệu quay đầu. Bức tranh nội tại của Nhật khá u ám, chúng tôi cho rằng các kế hoạch đầu tư có thể dịch chuyển qua hướng mua các trái phiếu phòng hộ, khi mà chi phí phòng hộ thấp, nhưng lý luận này chưa được chứng minh rõ ràng, trong khi dòng tiền hồi hương tiếp tục duy trì bên cạnh thị trường chứng khoán Mỹ vẫn rất khả quan. Chúng tôi đứng ngoài đối với JPY vào lúc này, chờ đợi thời cơ tốt hơn, trên mức 107.75. Vùng 108.10/20 là kháng cự quan trọng trong khi ngưỡng hỗ trợ gần là 107.00/10, và xa hơn là 106.75/80.

AUD, NZD (James Clark)

AUD/USD giảm nhẹ vào sáng nay xuống 0.6432 do Trung Quốc ban hành lệnh cấm đối với 4 công ty xuất khẩu thịt bò của Úc. Điều quan trọng ở đây không phải là ảnh hưởng kinh tế mà đây là tín hiệu cho thấy tình trạng xấu đi của mối quan hệ giữa 2 nước từ khi thủ tướng Úc lên tiếng ủng hộ cuộc điều tra quốc tế để truy tìm nguồn gốc của Covid-19. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng mặc dù Úc và New Zealand đang ở tình trạng tốt hơn phần còn lại của thế giới vì đã phần nào kiểm soát được đại dịch, họ vẫn sẽ bị ảnh hưởng từ sự xung đột thương mại giữ Trung Quốc và phương Tây, thêm với rủi ro xung quanh mối quan hệ thương mại không tương xứng của chính họ với Trung Quốc.
Chúng ta sẽ được nghe bài phát biểu của RBNZ vào đêm nay và trong lúc này thì tâm lý bearish cho đồng tiền này đang khá phổ biến trong giới đầu cơ ngắn hạn. Nguyên nhân khá trực quan bởi RBNZ đang là người tích cực nhất nới lỏng định lượng nhất tròng số ngân hàng trung ương, Thống đốc ngân hàng – ông Orr gần đây đã phát biểu công khai về ý định tiền tệ hóa các khoản nợ quốc gia và rõ ràng đó là một mối đe dọa về một tương lai lãi suất âm trong tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai như hiện nay. Mức độ cam kết ở trong các quỹ phòng hộ hiện nay khá cao tuy nhiên dòng tiền từ các quỹ chúng tôi ghi nhận được vẫn đang ở mức âm lớn nhất kể từ đầu năm. Còn rất nhiều dư địa để short NZD cho các quỹ tiền thật – những người mà đã mua ròng NZD cùng với chúng tôi từ đầu năm, tuy nhiên tôi nghĩ rằng sẽ cần phải có một khả năng lớn hơn nữa về lãi suất âm để có thể thay đổi hành vi của họ vào lúc này. Các nhà kinh tế học của chúng tôi tin rằng RBNZ đã sẵn sàng để cắt giảm lãi suất thêm 15 điểm cơ bản về 0.1% và mở rộng chương trình LSAP (điều này sẽ khiến họ nằm trong top những quốc gia có gói nới lỏng định lượng lớn nhất tính theo % GDP) trong buổi họp tới. Việc thị trường phản ứng như thế nào về triển vọng lãi suất âm cùng với áp lực vận hành đang phải đối mặt từ các ngân hàng trong nước sẽ là nhân tố quyết định hướng đi của Kiwi trong những phiên giao dịch sắp tới. Các nhà đầu cơ giá xuống sẽ gặp rủi ro siết giá nếu thái độ hướng đến lãi suất âm của RBNZ không thực sự đáng tin, nhưng dù sao 15 điểm cơ bản cũng là một động thái rất bearish. Tôi ưu tiên short NZD/USD cho đến phiên họp sáng sớm mai của RBNZ. Ở một góc nhìn rộng hơn, SP500 đang tiến đến mốc 3000 và NZD/USD đang trông khá mệt mỏi khi đến vùng 0.61xx, do đó tôi khá thoải mái khi gia tăng thêm vị thế short trên AUD/USD khi cặp tiền này phục hồi lên đến mức 0.6500/10 với 2 đỉnh phía trên nằm tại 0.6570. Với NZD/USD, mức kháng cự quan trọng cần phải giữ được nằm tại 0.6180/8

Nguồn: dubaotiente.com
 
[Phiên Giao Dịch Châu Âu] Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 13.05.2020
https://dubaotiente.com/chuyen-gia-nguyen-phan-bao-giang-1005.html
Tiếp tục giữ trạng thái Short GBP nhưng quan sát mức 1.2250. Vẫn brearish đối với EUR và các cú tăng giá là cơ hội để mở vị thế Short. Short nhẹ NZD/USD tại giá hiện tại và tăng vị thế tại 0.61. Vẫn giữ lệnh Short AUD/USD.
EUR – Jeffrey Simmons

Đồng Euro đã siết trạng thái Short ngày hôm qua khi nhu cầu của quỹ tiền thật tăng cao trên thị trường, như thảo luận gần đây, đã chứng kiến sự tích tụ của các vị thế Short đầu cơ trong vài tuần qua. Mặc dù mức cao 1.0876 từ tuần trước bị phá vỡ trong khoảng thời gian ngắn, cặp này vẫn giữ dưới mức 1.09 và từ đó đã giảm nhẹ xuống một lần nữa. Trong khi đó, thị trường chứng khoán đã có một đợt bán tháo đáng kể vào ngày hôm qua khi giọng điệu thận trọng từ cả Fauci và các quan chức Fed đã gây áp lực, và một kịch bản USD mạnh hơn so với các đồng tiền còn lại của G10 (ví dụ GBP và NZD) đã được thiết lập. Giọng điệu không thân thiện giữa tòa án Đức và ECB cũng tiếp tục gây sức ép lên EUR. Tất cả các yếu tố trên đều ủng hộ kịch bản giảm giá EUR rất thuyết phục và hợp lý theo quan điểm của tôi. Cú tăng giá ngày hôm qua, theo quan điểm của tôi, là một cơ hội để tăng thêm các vị thế Shorts. Sự cảnh báo chính mà tôi thấy đối lập với kịch bản giảm giá là vị thế hiện tại trên thị trường (Positioning), nhưng trong tuần qua, các đợt siết trạng thái vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Tôi có thể đánh giá lại kịch bản khi giá tăng lên trên 1.0900/10, mặc dù 1.1015/30 mới là khu vực quan trọng cần chú ý trong quan điểm của tôi. Một sự phá vỡ và đóng cửa dưới 1.0720/30 là cần thiết để mở ra cơ hội giảm giá và sẽ gây áp lực giảm về mức thấp của năm.

GBP - Karim Mir

Bảng Anh giảm vào hôm qua bởi chịu tác động từ sự kết hợp của nhiều yếu tố tiêu cực. Ngoài các chỉ trích ngày càng tăng về khả năng ứng phó khủng hoảng Covid-19 của chính quyền Anh, thì tâm điểm chú ý đổ dồn vào deadline kéo dài thời hạn chuyển giao của Brexit đang đến dần, và trong hôm qua chúng tôi cũng ghi nhận rằng chương trình hỗ trợ duy trì việc làm (cho người nghỉ không lương) sẽ được gia hạn tới hết tháng Mười. Chi phí cho chương trình trên là rất lớn, và với nền kinh tế đang bước vào thời kỳ suy thoái, ảnh hưởng của gói tài khóa này càng làm các nhà đầu tư thêm lo ngại. Tất cả những điều trên khiến Cable giảm sâu về đáy của vùng giá giao dịch gần đây, và tỷ giá EUR/GBP phá vỡ kháng cự 0.8810/15. Dữ liệu sáng nay hỗ trợ Bảng Anh phục hồi nhẹ, khi mà chỉ số sản xuất (dù trước đây rất xấu) công bố vượt kỳ vọng thị trường. Chúng tôi vẫn bearish với GBP nhưng mức 1.2250 phải được phá vỡ thì mới mở ra xu hướng giảm sâu hơn. Có thể mở vị thế Short khi 1.2250 bị xuyên thủng hoặc Sell on rally tại 1.2370/90.

AUD, NZD - James Clark

Ngân hàng RBNZ vừa tăng gấp đôi quy mô chương trình nới lỏng QE vào đêm qua tới xấp xỉ 30% tổng GDP của nước này, tin chấn động này rõ ràng khiến New Zealand vào danh sách các nước sử dụng gói QE nhiều nhất trên thế giới. Phó thống đốc RBNZ ông Bascand từng nói rằng các ngân hàng thương mại nên chuẩn bị sẵn tâm lý với sự xuất hiện của lãi suất âm vào cuối năm 2020, trong khi ở một diễn biến khác, RBNZ tuyên bố rằng việc mua lại tài sản nước ngoài là một công cụ đã sẵn sàng để kích hoạt. Tôi nghĩ rằng đã đến lúc tất cả chúng ta phải công nhận rằng gói QE khổng lồ, xác suất cao lãi suất âm đối với một đất nước có tài khoản vãng lai thâm hụt lớn như New Zealand và rủi ro can thiệp vào thị trường FX bằng cách mua lại tài sản nước ngoài sẽ góp phần làm đồng Kiwi giảm trong trung hạn. Short NZD hiện đang là một chiến thuật rất rõ ràng trên khung thời gian ngắn và nó càng ngày càng hiển nhiên hơn, nhưng chúng ta cũng cần theo dõi thêm hành động của các quỹ tiền thật. Chiến thuật hiện nay là Short nhẹ nhàng ở vùng giá hiện tại và tiếp tục gia tăng vị thế trở lại khi tỷ giá NZD/USD lên ngưỡng 0.61, cộng thêm các tín hiệu từ các quỹ tiền thật. 0.6160/80 là ngưỡng kháng cự quan trọng đối với cặp tiền này, trong khi đó, mức hỗ trợ ở quanh vùng 0.5990/00 sẽ cần thiết bị xuyên thủng nếu tỷ giá muốn rơi về ngưỡng 0.5910. Vẫn giữ lệnh Short AUD/USD từ các nhận định trước.

CHF – Jeffrey Simmons


EUR/CHF gần đây đang có ít biến động. Mặc dù mức độ can thiệp tăng lên, kết hợp một đợt rủi ro gia tăng đáng kể, và đồng Euro tương đối ổn định, cặp chéo này đang vật lộn để tăng thậm chí chỉ 10 pips vào lúc này. Ta có thể biện minh cho một chiến thuật mua ở giá hiện tại trên ngưỡng 1.05, nhưng sự trượt giá ở mức dừng lỗ dưới 1.05 có phần đáng lo ngại, trong khi các đợt tăng giá rất yếu và rủi ro dừng lỗ do trượt giá khiến cho tỉ lệ risk/reward không còn hấp dẫn. Dừng lỗ ở dưới mức 1.0505 thay vì 1.0500 là một cách để giải quyết mối lo ngại này, mặc dù điều đó đòi hỏi việc phải dừng lỗ ở trên mức hỗ trợ chính thay vì ngay bên dưới, dẫn đến phản trực giác. Tôi đang nghiêng nhiều hơn về phía Bearish đồng Euro, vì vậy, bất kỳ vị thế mua EUR/CHF nào trên 1.05 đều phải được quản lý chặt chẽ. Hiện tại, USD/CHF không phải là mối quan tâm trực tiếp cho chúng tôi, nhưng sự thiên vị của tôi sẽ là tăng giá trong thời gian gần vì tôi đang tiêu cực hơn đối với EUR/USD và EUR/CHF hiện đang được hỗ trợ ở trên mức 1.05.

JPY (Charlie Cass)

Sáng nay, biên độ giao dịch khá trầm lắng của USD/JPY dù đứng trước sự chuyển biến mạnh của thị trường (như phát biểu của RBNZ), nhưng dù đồng nghiệp của chúng tôi tại Tokyo có ghi nhận nhu cầu bán USD tại thị trường Nhật, tôi không tin rằng đây là tâm lý FOMO mua JPY hậu tuần lễ vàng. Chúng tôi vẫn nhận định biến động những ngày qua là do siết trạng thái đi kèm với dòng tiền mua bán đáng kể. Quan điểm gần đây của chúng tôi về xu hướng JPY tăng bất kể áp lực bán Yên, và chúng tôi vẫn chờ đợi thời cơ thích hợp để mở lại vị thế, nhưng không phải lúc này khi mà tâm lý risk-on duy trì. Dù vậy chúng tôi sẵn lòng đón nhận nếu đồng nghiệp tại Tokyo có gợi ý nào đó khi mà xu hướng Short USD/JPY tiếp diễn. Phát biểu của Powell về vấn đề lãi suất âm cũng sẽ là tâm điểm vào đêm nay, hỗ trợ 107.00/10 và xa hơn là 106.75/80, trong khi kháng cự ngắn hạn là 107.75 và xa hơn là ngưỡng kháng cự quan trọng tại 108.10/20.

Gold

Hiện nay trên biểu đồ daily, kim loại quý này đang bị mắc kẹt trong một mô hình giá tam giác nằm giữa 1722.66 và 1679.29. Với việc các bước sóng a-b-c-d-e trong tam giác đã hoàn thành, nhiều khả năng chúng ta sẽ sớm thấy Vàng phá vỡ vùng giá này để trở lại xu hướng tăng trong trung hạn và hướng tới đỉnh cũ năm 2012 ở 1796. Nếu động thái “breakout” đó không xảy ra trong vòng 24-48 giờ tới, chúng tôi sẽ nghiêng về khả năng giá Vàng có thể điều chỉnh giảm trở lại về vùng 1636.63 (Fibonacci 38.2% của đợt sóng tăng từ giữa tháng 3 vừa qua).

Nguồn: dubaotiente.com
 
Chiến lược giao dịch JPMorgan London: Hold Long USD, nhưng cần thận trọng trước khả năng chốt lời vào phiên cuối tuần (15.05.2020)

Giữ vị thế Short EUR và GBP nhưng ở mức trạng tháo vừa phải, cẩn thận trước khả năng chốt lời trong phiên cuối tuần. Đặt ‘take-profit’ một phần ở ngưỡng hỗ trợ 1.2165 đối với GBP/USD . Giữ vị thế mua JPY nhưng cần thận trọng. Giảm bớt vị thế short AUD, NZD, CAD để chờ đợi cơ hội tốt hơn tại các vùng 0.6500/20, 0.6050/60 và 1.3295/50.

EUR – Jeffrey Simmons

Vùng giá 1.07xx tiếp tục cho thấy đây là mức hỗ trợ khá cứng của EUR, nhất là khi thị trường chứng khoán tăng mạnh vào tối hôm qua và rạng sáng nay. Do đó, đồng USD giảm nhẹ vào buổi sáng phiên London hôm nay. Price action kiểu này như lời nhắc nhở rằng, dù cho USD có tăng khoảng 2-3% trong thời gian tới, thì như đã nhắc đến vào hôm qua, vẫn còn khá sớm để điều chỉnh vị thế một cách quyết liệt, nhất là nếu bạn vẫn đang đuổi theo xu hướng. Chúng tôi cần phải quan sát kỹ hơn về các chỉ số kinh tế và số liệu ca nhiễm bệnh khi các nước tái mở cửa vào các tuần sắp tớ đây. Theo tôi, thị trường chứng khoán đang đánh giá triển vọng vài tháng tới khá lạc quan cả về 2 khía cạnh tôi vừa nêu, nhưng không may là tôi lại chẳng lạc quan thế, và tôi nghi ngờ có thể chúng ta sẽ chứng kiến làn sóng Risk-off trở lại vào một thời điểm không xa. Dù vậy, chúng tôi vẫn luôn quan sát dao động giá hàng ngày cũng như vị thế ngắn hạn, và giá đóng cửa của chứng khoán hôm qua chính là thông điệp cứng rắn cho phe Bear, rằng họ chớ ăn mừng quá sớm. Quan điểm chúng tôi không thay đổi, nhưng khuyến nghị mở trạng thái vừa phải vào lúc này.

GBP – Karim Mir


Sterling vẫn tiếp tục được giao dịch một cách tẻ nhạt vào sáng nay sau 24 tiếng khá im ắng, đồng nghĩa với việc cặp GBP/USD đang được giao dịch trong biên độ hẹp quanh ngưỡng 1.2200 và cùng với đó, cặp EUR/GBP cũng đang ở quanh ngưỡng 0.8850. Các chỉ số cổ phiếu của Mỹ đảo chiều tăng vào cuối phiên hôm qua khiến tỷ giá GBP/USD tăng lên 1.2243, nhưng vẫn nằm dưới ngưỡng 1.2250 – điểm ‘pivot’ quan trọng, và tỷ giá lại quay về 1.2200 vào buổi sáng phiên London hôm nay. Chiến lược giao dịch của chúng tôi tiếp tục Short và đặt ‘take-profit’ một phần ở ngưỡng hỗ trợ 1.2165 đối với GBP/USD. Dù chúng tôi nghĩ rằng thứ Sáu sẽ chứng kiến một nhịp hồi của GBP/USD bởi cả thị trường dường như đang short sẽ phải ‘square’ trạng thái vào cuối tuần, tuy nhiên, vẫn giữ quan điểm Short.

JPY – Charlie Cass

Thị trường khá trầm lắng vào sáng nay sau khi các tài sản rủi ro tăng mạnh vào ngày hôm qua nhưng chỉ gây ra những biến động tương đối nhỏ trong G10, nhu cầu USD tăng trong "ngày Gotobi" đã đưa USD/JPY trở lại mức 107.50, nhưng sau đó đã giảm nhẹ trở lại về mức đóng cửa phiên London ngày hôm qua. Không thực sự có điều gì để nói thêm vào lúc này, trừ một vài diễn biến như sự hiếu chiến của Trump đối với Trung Quốc, nền kinh tế mở cửa trở lại, và sự tiến bộ của ngành dược. Chúng tôi vẫn cho rằng thị trường tài sản rủi ro đang có quá nhiều tin tức tốt. Chúng tôi vẫn giữ các vị thế mua JPY, dù niềm tin có phần giảm dần trong vòng 24 giờ qua – không có gì để thêm vào bức tranh của dòng tiền mua bán, ngoài việc một số tài khoản đang tích cực bán USD/JPY về mức thấp của ngày hôm qua. Rất nhiều dữ liệu của Mỹ sẽ được công bố ngày hôm nay mặc dù số liệu tháng 4 phần lớn đều không được quan tâm như: Chỉ số bán lẻ, Chỉ số sản xuất, và Chỉ số tuyển dụng và Khảo sát Doanh thu lao động (JOLTS). 106.70/75 vẫn là hỗ trợ tốt, xa hơn là 106.00/20, trong khi 107.75 là mức kháng cự và 108.10/20 ở mức cao hơn phía trên.

AUD, NZD, CAD – James Clark

Hôm qua dường như là một ngày rất then chốt trên thị trường FX khi mọi thứ đều ủng hộ cho quan điểm bearish sau những phát biểu không mấy tích cực của những nhà tạo lập thị trường gần đây. Tuy nhiên điều đang làm chúng tôi khá bối rối là trong khi các tin tức tiêu cực bao phủ khắp các mặt báo ngày hôm qua, như việc Trump ngụ ý rằng có thể "nghỉ chơi" hoàn toàn với Trung Quốc, thì chúng ta vẫn không được lần đầu tiên chứng kiến ngày thứ 3 giảm điểm liên tiếp của S&P500, kể từ khi Fed khai hỏa phát đại bác đầu tiên của họ vào tháng 3 vừa qua. Về mặt trung hạn tôi vẫn không có nhiều niềm tin vào đà tăng của thị trường chứng khoán, do đó tôi vẫn tiếp tục bảo lưu quan điểm của mình rằng sự mất giả của đồng bạc xanh chỉ mang tính chất tạm thời. Thêm vào đó, vị thế short Kiwi của tôi còn được củng cố bằng việc tôi đã thấy một số dấu hiệu bán ra NZD của các quỹ tiền mặt. Tuy nhiên sau ngày hôm qua chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với rủi ro về một động thái siết giá cho đến cuối tuần và sẽ có một mức giá tốt hơn để mua USD. Tôi đã giảm bớt một vài vị thế long USD của mình trước các vị thế lõi short AUD, NZD, CAD và sẽ tìm kiếm cơ hội xây dựng lại vị thế trên các cặp tỷ giá AUD/USD, NZD/USD, USD/CAD khi giá hướng về các vùng 0.6500/20, 0.6050/60 và 1.3925/50.

CHF – Jeffrey Simmons

EUR/CHF hôm qua giảm về 1.0505 do chịu áp lực bởi tâm lý Risk-on quay trở lại mạnh mẽ, nhưng sau đó cặp chéo này tăng nhẹ trở lại. Vào cuối giờ chiều phiên London hôm qua, tổng bán ròng cặp chéo EUR/CHF trên cơ sở ghi nhận của hệ thống EBS (thuộc CME Group) ghi nhận mức độ lên đến 2 tỷ EUR, con số không hề nhỏ. Chúng tôi không có dòng tiền mua bán CHF đáng kể nào tuần này, tuy nhiên rõ ràng có rất nhiều người bán ra EUR/CHF trên thị trường. Từ góc nhìn chiến thuật, trượt giá tại mức dừng lỗ ở 1.05 tiếp tục là điều đáng quan tâm, khiến chúng tôi thận trọng khi với việc mở trạng thái Long tại đây. Các cú tăng gần đây không nhiều. Chúng tôi sẽ bỏ qua tỷ giá EUR/CHF và tiếp tục đứng ngoài cho đến khi nào biên độ giá trong ngày được nới rộng hơn. Chỉ còn là vấn đề thời gian để mức cản 1.05 bị phá vỡ, tuy nhiên với việc chứng khoán đóng cửa tăng vào hôm qua thì áp lực tạm thời được giảm bớt. Với mức giao động của EUR/CHF quá nhỏ hiện nay, tỷ giá USD/CHF cũng vì thế thiếu hấp dẫn.

Nguồn: dubaotiente.com
 
Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan NewYork ngày 19.05.2020: Đóng trạng thái và đánh giá lại chiến lược Short các cặp tiền hàng hoá; Canh Long EUR/USD và tiếp tục canh Short GBP/USD
EUR (Scott McMurray)

Thông tin về kế hoạch quỹ phục hồi khu vực Châu Âu của Macron và Merkel là một nhân tố tích cực cho những ai đang kỳ vọng cặp EUR/USD phá qua khỏi biên độ hẹp thời gian gần đây. Hầu hết các cặp chéo của Euro (trừ EUR/AUD và EUR/NZD) đều tăng mạnh, EUR/JPY đạt mức cao nhất kể từ 13/4 và EUR/CHF cao nhất kể từ 5/3. Trong khi thị trường phản ứng tích cực với kế hoạch này, chúng ta cũng cần lưu ý nó chỉ được thông qua nếu tất cả 27 thành viên của liên minh Châu Âu đồng ý. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng đây không phải thời điểm thích hợp cho những ai đang có kế hoạch Short đồng Euro. Italia là nước được hưởng lợi nhiều hơn cả từ quỹ hồi phục khu vực này, thể hiện qua việc chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm giữ Ý và Đức đã giảm từ 235/245bps tuần trước xuống còn 208bps. Sẽ khá thú vị nếu xuất hiện các động thái đóng trạng thái Short EUR/USD, và nếu điều đó xảy ra, cặp tiền sẽ có nhiều cơ hội tăng tiếp lên vùng 1.1017/19 (đường trung bình MA200 ngày). Tuy nhiên cho tới thời điểm kế hoạch của Macron và Merkel được đồng thuận, tôi sẽ ưu tiên chờ Long EUR/USD khi giá điều chỉnh giảm xuống vùng 1.0910/30 thay vì mua ngay ở giá hiện tại.

GBP (Robert Palladino)


Đã xuất hiện động thái giảm vị thế Long Dollar Mỹ trên diện rộng trong phiên hôm qua, giúp tỷ giá GBP/USD phục hồi nhẹ. Dòng tiền đổ vào GBP do nhu cầu của các Hedge fund đối với đồng Bảng , giúp làm dịu đi xu hướng giảm của đồng bạc này. Hiện nay rõ ràng là hầu hết chiến lược Short GBP được nhà đầu tư thể hiện qua lệnh Long EUR/GBP do cặp tiền không thể phá qua được các vùng hỗ trợ ngắn hạn. Những đồn đoán về việc gia tăng quy mô gói QE của BoE và thậm chí khả năng áp dụng lãi suất âm sẽ tiếp tục là yếu tố ủng hộ triển vọng tiêu cực của Bảng Anh. Chiến lược hiện nay của chúng tôi là chờ Short GBP/USD quanh vùng 1.2300-1.2350.

AUD & NZD (Donal O Cofaigh)


Trong vòng 24 giờ qua, chiến lược short các cặp tiền hàng hóa chịu áp lực ghê gớm. Dường như cả thị trường bị kích hoạt cắt lỗ trạng thái Short. Có thể sẽ cần phải có thêm thời gian để đánh giá tác động từ vaccine của Moderna, nhưng tin đó đã thực sự giúp cải thiện tâm lý rủi ro trên thị trường và khiến các trạng thái short hai đồng Antipodean bị tổn thương trầm trọng hơn.

Đã có tín hiệu break kỹ thuật đối với các cặp tỷ giá chéo với JPY. Cụ thể, cặp AUD/JPY phá mốc 70.20 và NZD/JPY phá mốc 65.00 đã khiến tôi phải đánh giá lại cả hai vị thế short bởi hiện tại chưa có dấu hiệu hạ nhiệt từ cả hai cặp tỷ giá trên. Vào đêm qua theo giờ New York đã có tin Trung Quốc sẽ ra quyết định nâng thuế quan với mảng xuất khẩu lúa mạch của Úc (đây được coi là tin ủng hộ việc Aussie giảm giá), nhưng tin đó đã hoàn toàn bị lu mờ với đà tăng mạnh mẽ trên thị trường cổ phiếu. Biên bản cuộc họp RBA lại một lần nữa mang lại rất ít tác động gì mới mẻ tới câu chuyện hiện tại và dường như điều đó khiến tình hình trở nên ổn định hơn và các traders nên ngồi theo dõi điều gì diễn ra trong các tháng sắp tới. Cặp tỷ giá AUD/USD tiếp tục tăng lên các ngưỡng kháng cự quan trọng 0.6565/70, trong khi cặp NZD/USD vẫn đang trên đà test lại ngưỡng 0.6175. Tôi đã đóng hết các trạng thái, chấp nhận tổn thất và đánh giá lại chiến lược Short.

JPY (Shalin Patel)


USD/JPY giao dịch với xu hướng tăng trong sáng nay do nhu cầu đối với các cặp chéo JPY tiếp tục diễn ra, và có vẻ như nhu cầu nội địa với USD cũng tăng. USD/JPY đã phá qua vùng 107.50 và tạo đỉnh trong ngaỳ tại 107.76, gần giá mở cửa phiên NY hôm nay. Các trạng thái Short EUR/JPY phải đóng cắt lỗ khiến cặp này tăng vọt lên 118.09 (gần cạnh dưới mây trên khung thời gian Daily) và AUD/JPY đã vượt qua ngưỡng kháng cự chính ở 70.20 để tiến đến đường trung bình động MA 100 ngày của nó gần 70.60. Rõ ràng, vị thế thị trường hiện tại là Long USD và Short cặp chéo JPY, bằng chứng là Price action trong G10. USD/JPY đang bị “kẹt” giữa việc được hỗ trợ bởi các dòng tiền mua cặp chéo JPY và bị đẩy xuống thấp hơn bởi việc bán tháo USD trên diện rộng, điều này giải thích sự chuyển động hạn chế của cặp này so với các cặp USD/G10 khác. Hiện tại, đứng ngoài là sự lựa chọn khôn ngoan. Trước kỳ nghỉ lễ sắp tới ở Mỹ và Anh, dường như không có khả năng những người tham gia thị trường sẽ muốn có thêm bất kì rủi ro đáng kể nào, nếu không xuất hiện chất xúc tác bất ngờ. Cuối cùng, BoJ đã công bố một cuộc họp khẩn cấp cho thứ Sáu này. Mục đích của cuộc họp là quyết định một hoạt động cung cấp vốn mới để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này sẽ có ít tác động đến JPY.

CAD (Robert Palladino)

Các quỹ tiếp tục giao dịch USD/CAD trong phạm vi 1.38/1.42, và điều này có thể khiến nhiều nhà đầu tư “ngủ quên”. Giá dầu WTI tăng lên trên $30/thùng và S&P 500 trên mức 2,900 bắt buộc phe mua USD/CAD phải đầu hàng và bây giờ chúng ta phải đối mặt với việc giá sẽ test lại đường xu hướng hỗ trợ ở mức 1.3850/1.3900. Lực bán CAD từ các quỹ tiền thật diễn ra khá thường xuyên trong tháng Năm, nhưng thật thú vị khi để ý rằng ngày hôm qua rằng trong khi CAD được mua vào, nó đã bị lấn át bởi nhu cầu đối với các đồng ngoại tệ khác. Hiện nay chúng tôi cũng đang đứng ngoài đối với các vị thế Long USD/CAD và sẽ xem xét giao dịch trong biên độ, vì chiến lược breakout không hiệu quả ở thời điểm này.

Nguồn: dubaotiente.com
 
Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 21.05.2020: Chờ đợi thời cơ để Long USD!
https://dubaotiente.com/chuyen-gia-do-duy-dat-1016.html
AUD, NZD, CAD - James Clark

Kể từ thời điểm tuần trước, khi thị trường chứng khoán không thể giảm tới phiên thứ 3 liên tiếp, tình trạng siết vị thế diễn ra đã khiến các cặp Antidopeans tăng 3-4%, theo phía như tôi đã kỳ vọng. Có vẻ như AUD/USD cần phải kiểm tra mốc 0.66 và chúng ta đã chứng kiến nó thất bại trong khi cố phá vỡ mức này vào ngày hôm qua. Cú tăng giá đã diễn ra nhanh chóng vì vậy tôi không thể loại trừ khả năng về động thái squeeze mạnh hơn, đặc biệt là khi thị trường chứng khoán đang vẫn đang “lái” tâm lý thị trường chung và có thể sẽ tăng lên trên mốc 3000 (S&P500) trước khi giảm xuống. Nhưng các vị thế Long USD trên thị trường FX bây giờ sẽ rõ ràng hơn rất nhiều, đã được tích lũy vào tuần trước sau một khoảng thời gian tâm lý tiêu cực bao trùm. Lùi lại một chút, thị trường chứng khoán đã ở mức 2800-3000 (S&P500) trong khoảng một tháng qua và FX đã biến động cực kỳ mạnh mẽ trong phạm vi rộng, nhưng ở các mức này, rủi ro bắt đầu nghiêng về phía TTCK giảm giá, nghĩa là Long USD. Luồng tin tức nhiễu loạn, nhưng nhìn chung tôi không bị thuyết phục bởi bất cứ điều gì liên quan đến vắc-xin và triển vọng cho mối quan hệ thương mại giữa Mỹ-Trung (và Trung Quốc-Úc) có vẻ ảm đạm. Bắt đầu xây dựng các vị thế Long USD, giá có thể sẽ đi ngược với dự tính 1-1.5% so với hiện tại nếu S&P500 tăng lên trên 3000. 0.6155/75 ở NZD/USD là mức kháng cự cuối cùng phải giữ vững trong khoảng này, vì vậy hãy chú ý đến điều đó. Price action ở USD/CAD khá tốt (bullish) trong tuần này. Phải thừa nhận rằng nó đã có mức biến động thấp hơn nhiều so với các antipodes trong một thời gian, nhưng vị thế Short CAD đã tăng lên đáng kể và tôi đã ngạc nhiên khi thấy chúng ta vẫn giữ vững mốc 1.3850.

JPY - Charlie Cass

Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan việc ông Trump hướng tất cả những chỉ trích của mình gần đây vào ông Tập, mặc dù với giọng điệu nhẹ nhàng hơn một chút, chỉ số S&P500 vẫn rất cao với mốc 3000 ở trong tầm ngắm. Dù các cặp chéo JPY vẫn tăng nhẹ, nhưng USD/JPY lại thất bại ở ngưỡng kháng cự 108.10 - chúng tôi đã thấy nguồn cung JPY địa phương tăng nhờ vào hiệu ứng Gotobi (*) hôm qua, trong khi các dòng vốn mua bán lại bị xáo trộn nhiều hơn trong phiên này. Chỉ số Flash PMIs ngày hôm nay dường như là phần dữ liệu đầu tiên mà thị trường sẽ thực sự chú ý. Dù rằng có vẻ thế giới đã vượt qua thời kì phong tỏa đen tối xảy ra vào tháng 4, mọi thứ vẫn còn khá u ám. USD/JPY dường như sẽ không thể phá vỡ mốc 107.00 trong tương lai gần, vì vậy hãy tìm cách giao dịch trong phạm vi này – 108.10 là điểm kháng cự đầu tiên với mốc 108.45/50 ở trên đó, trong khi các vùng hỗ trợ ban đầu ở khoảng 107.35/45, và tiếp theo là 107.00/10. Cuộc họp BoJ đột xuất vào sáng mai, khi họ dự kiến sẽ công bố các biện pháp kích thích cho hệ thống tài chính để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sẽ có rất ít tác động đến JPY.

GBP - Karim Mir

Đồng Sterling giảm mạnh vào buổi sáng phiên London, và có vẻ xu hướng còn tiếp tục giảm sau khi Thống đốc BoE thừa nhận vào hôm qua rằng lãi suất âm sẽ có khả năng xuất hiện trong quyết định của Ủy ban điều hành chính sách tiền tệ. Tỷ giá GBP/USD giảm 100 pips tính từ đỉnh của ngày hôm qua, trong khi cặp EUR/GBP tiếp tục tăng mạnh hơn nữa. Chúng tôi đã khuyến nghị short GBP trong vài tuần trở lại đây và kết quả là GBP/USD cũng như các cặp chéo với GBP hiện nay đã đi đúng như nhận định, chúng tôi đã chốt lời một phần như nhấn mạnh từ trước. Trong một tuần bận rộn với tin tức này, tâm điểm hôm nay sẽ là nhóm các chỉ số PMI và xu hướng CBI (chỉ số đo lường kỳ vọng từ các nhà sản xuất của Anh) sẽ lần lượt công bố vào lúc 16:30h và 18h chiều tối nay theo giờ Việt Nam.

CHF - Jeffrey Simmons

Hôm qua đà tăng của tỷ giá EUR/CHF có chút gì đó chững lại mặc dù EUR/USD vẫn giữ xu hướng tăng mạnh. Chúng tôi ghi nhận nhiều khách hàng mua CHF vào hôm qua, trong đó có cả các quỹ tiền thật và tôi cho rằng điều này đã giải thích phần nào Price Action của EUR/CHF. Tất nhiên chúng tôi không thể biết chắc chắn về mọi thứ, nhưng phỏng đoán của tôi cho rằng sự can thiệp vào thị trường FX rất nhỏ hoặc gần như bằng không trong ngày hôm qua từ NHTW Thụy Sỹ (SNB) đã khiến tỷ giá EUR/CHF tăng mạnh vào đầu tuần và định hình luôn câu chuyện về cặp tiền này. Sáng nay các tỷ giá EUR/CHF sẽ chịu áp lực từ đồng Euro do dữ liệu PMI của khu vực EU công bố có thể sẽ có tác động trực tiếp nếu con số thực tế nằm ngoài dự đoán của giới chuyên gia. Nhìn xa hơn nữa, nếu để ý nhu cầu mua CHF, đặc biệt từ vô số các quỹ tiền thật, chúng ta sẽ có thể chủ động hơn trong việc thiết lập quan điểm bearish hoặc sell on rallies đối với EUR/CHF. Như đã đề cập trong ngày hôm qua, chúng tôi đã cảnh báo rằng những tháng gần đây, tỷ giá EUR/CHF thường tăng vài ngày trước thời điểm kết thúc tháng, và sau đó đảo chiều giảm khi tháng mới bắt đầu, do đó cần hết sức chú ý yếu tố chu kỳ này vào tuần tới.

EUR – Jeffrey Simmons

EUR đã có thể hiện rất tốt trong phiên giao dịch hôm qua khi đã thách thức mức kháng cự quan trọng 1.1000/20 và hôm nay có điều chỉnh giảm nhẹ trong phiên châu Á. Những tháng gần đây, trong khi chúng tôi vẫn rất chú ý bám sát các dữ liệu kinh tế được công bố, thì nhìn chung tôi không đánh giá quá cao tác động của chúng lên thị trường, bởi thế giới đang phải đối mặt với một đại dịch chưa từng xảy ra trước đây, và sự thật rằng đại dịch này đang gây nên thảm họa kinh tế toàn cầu. Dù vậy, chỉ số quản lý sức mua PMIs được công bố sáng nay đáng chú ý nếu nhìn từ góc độ trading, bởi hầu hết các quốc gia Châu Âu đã bắt đầu mở cửa trở lại trong tháng này, nên một cái nhìn lướt qua về cách mà các nền kinh tế trong khu vực phản ứng với việc này sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích. Tôi bắt đầu nghĩ rằng thị trường sẽ phản ứng mạnh với các tin tức tích cực hơn so với các thông tin tiêu cực, có một vài nguyên nhân cho hiện tượng này. Thứ nhất, rất dễ thấy thị trường đang ở trong giai đoạn chỉ nhìn mọi thứ với lăng kính màu hồng. Price action nhiều ngày gần đây sau tin tức được công bố về loại Vaccine đang trong giai đoạn phát triển của công ty Mordena là minh chứng rõ ràng nhất. Thứ hai, thị trường đã quen với việc các dữ liệu kinh tế được công bố luôn tồi tệ hơn dự báo, và nếu trong trường hợp tháng đầu tiên sau khi mở cửa mà các dữ liệu kinh tế không thể hiện tích cực như kỳ vọng, thì tôi nghĩ đó cũng sẽ không có tác động lớn đến xu hướng của tâm lý rủi ro nói chung, và tôi kỳ vọng sẽ thấy động thái “buy on dip” trên đồng tiền này. Ở chiều ngược lại, nếu các dữ liệu kế tiếp đây cho thấy sự chuyển biến tích cực, rất có thể chúng ta sẽ được thấy đồng Euro đột phá mức kháng cự quan trọng 1.1000/20. Có lẽ không cần phải nói, rằng để thị trường có những hành động giá đáng chú ý, thì các số liệu kinh tế phải thật sự đánh bại được kỳ vọng, dù theo hướng nào đi nữa. Một hai điểm khác biệt sẽ không thể có tác động nào đáng kể. Về mặt kỹ thuật, một hành động giá đóng cửa dứt khoát của cặp tỷ giá EUR/USD trên mức kháng cự quan trong 1.1000/20 kể trên sẽ là cơ sở rõ ràng nhất cho quan điểm bullish. Ở chiều ngược lại, nếu tỷ giá giảm sâu về mức 1.0900/10 sẽ là tín hiệu rõ ràng để từ bỏ quan điểm bullish chiến thuật ở thời điểm hiện tại.

Nguồn: dubaotiente.com
 
Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 28.05.2020: Tiêu cực với GBP, nhưng lạc quan với EUR. Cần thận trọng vào ngày cuối tháng.
Chúng tôi khá lạc quan với EUR và khuyến nghị Long và Buy on dips tại 1.0930/60. Tuy nhiên, do đánh giá triển vọng Sterling tiêu cực, khuyến nghị Sell on rallies khi GBP lên quanh 1.2350. Có thể Short USD/JPY nhưng với vị thế khiêm tốn. Các mức đáng chú ý của AUD/USD, NZD/USD, và USD/CAD là 0.6700, 0.6250 và 1.37.

EUR – Jeffrey Simmons

Hôm qua quả là một phiên giao dịch bận rộn. Đề xuất về gói hỗ trợ trị giá 750 tỷ EUR của Ủy ban Châu Âu khiến thị trường trở nên đầy phấn khích và bắt đầu mua EUR trở lại, và đà tăng lên vùng 1.1010/20 đã cổ vũ cho xu hướng bullish mạnh mẽ hơn bởi đây là vùng kỹ thuật quan trọng. Tuy nhiên, doanh nghiệp bán EUR ồ ạt ra thị trường (ngày đáo hạn cho các giao dịch hôm qua rơi vào cuối tháng) và điều đó khiến EUR quay trở lại quanh vùng 1.0950. Điều này hẳn đã khiến các trạng thái giao dịch trải qua giai đoạn “rung lắc” đáng kể. Kể từ đó, EUR dần ổn định và hiện nay đang quay lại tạo áp lực tại mức đỉnh. Chúng tôi tiếp tục giao dịch đồng này trên quan điểm bullish và càng cảm thấy vững tin sau phiên hôm qua. Đề xuất gói hỗ trợ lần này, bao gồm 500 tỷ EUR theo hình thức tài trợ và 250 tỷ EUR theo hình thức cho vay, là rất đáng kể và dường như việc đạt được thỏa thuận chung với nhóm “Frugal Four” đang dần trở nên dễ dàng hơn. Ngay cả khi đạt đến thành công cuối cùng, quá trình này vẫn cần thời gian để thực hiện, nhưng vẫn là tín hiệu tốt cho đồng Euro, do đó tôi khuyến nghị vùng giá trước đây 1.0775-1.1025 sẽ chỉnh thành 1.09/1.1150 cho thời gian tới. Vùng này vẫn có thể thay đổi nếu số ca nhiễm virus tăng mạnh ở các vùng chủ đạo của khu vực, nhưng hiện tại tâm lý lạc quan bao trùm nhờ vào việc tái mở cửa. Mở trạng thái Long và Buy on dips tại 1.0930/60 là ưu tiên hiện nay. Với việc hôm qua khối doanh nghiệp bán mạnh EUR, thì dòng vốn mua-bán hôm nay và ngày mai cần được chú ý quan sát, khi chúng ta bước vào ngày cuối tháng. 1.1030/35 là vùng giá kỹ thuật lúc này, và một cú phá vỡ vùng này (và đóng nến D1 nằm phía trên đường MA200 tại 1.1011) sẽ là tín hiệu bullish. Còn nếu giá giảm dưới 1.1000/30 sẽ cho thấy thị trường không cảm thấy tin tưởng vào quỹ hỗ trợ và chúng ta tiếp tục giữ nguyên biên độ giá cũ, với mức kháng cự tại 1.10.

GBP – Karim Mir

Sau cú tăng vào hôm thứ Ba, Sterling quay đầu giảm hôm qua, khi đánh rơi hơn 100 pips tính từ vùng đỉnh, do thị trường quan tâm trở lại các vấn đề mà nước Anh đang đối mặt. Tỷ giá EUR/GBP tăng lên gần mức 0.90, kể từ dưới mức 0.8900, trước khi xuất hiện lực chốt lời mạnh mẽ. Trước đây chúng tôi đã nhắc đến kháng cự tại 0.90; đây vẫn là mức quan trọng cho giai đoạn tới và dự kiến sẽ được kiểm nghiệm lại vào hôm nay. Buy in dip đối với cặp chéo này vẫn là ưu tiên của chúng tôi, kèm theo đó là Sell on rallies khi Cable lên quanh 1.2350. Dịp cuối tháng luôn xảy ra nhiều điều bất ngờ và chúng tôi khuyến nghị cần thận trọng trước khi thị trường đóng cửa vào ngày mai. Tuy nhiên bức tranh tổng thể thì chúng tôi vẫn đánh giá triển vọng tiêu cực với Sterling.

JPY – Charlie Cass

G10 đã tăng mạnh vào ngày hôm qua do thời điểm cuối tháng đang đến gần và do đề xuất của Ủy ban châu Âu, mặc dù USD/JPY vẫn chưa thể bứt phá lên trên 108.00 và các cặp chéo JPY cũng phản ánh điều đó, tôi hơi ngạc nhiên (theo hướng cực kỳ thất vọng) khi thấy khối lượng giao dịch 1 tháng của USD/JPY giảm xuống mức thấp là 5, rất nhanh sau khi giao dịch quanh mức 25 hồi tháng 3. Bây giờ chúng ta đang ở cuối tháng và một cái nhìn vào số liệu WEI sẽ cho thấy rằng USD/JPY có thể sẽ tăng vì Nikkei đang tăng mạnh hơn trong số các TTCK lớn, mặc dù giao dịch các 'tín hiệu' kiểu này thường vô ích, thì điều thú vị hơn là mức kháng cự đáng kể (108.10/40), nơi có Pivot mạnh và các đường MA 100/200 ngày. Điều này, cùng với một số nhu cầu từ hệ khách hàng địa phương trong tháng trước, cộng với TTCK đang ở mức cao, và tỷ lệ Risk-Reward của USD/JPY, khiến chúng tôi ưu tiên với các lệnh Short, nhưng niềm tin vào vị thế này chỉ ở mức khiêm tốn. 108.10 vẫn duy trì là mức kháng cự cùng với mức 108.35/40 phía trên (MA 100 & 200 ngày) trong khi các mức hỗ trợ nằm ở khoảng 107.30/35 và 107.00/10 ở dưới đó.

AUD, NZD, CAD – James Clark

Ngày hôm qua là một ngày sóng gió với các traders Khối Thịnh vượng chung khi AUD/USD đã từ chối bứt phá lên trên MA 200 ngày, trước khi giảm trở lại trong lúc TTCK bị bán tháo giảm 1.5% và có nhiều tin tức tiêu cực quanh mối quan hệ Trung Quốc-Úc, lần này liên quan đến việc hạn chế nhập khẩu than, và cuối cùng AUD/USD đã phục hồi trở lại vào cuối phiên khi TTCK cũng đã phục hồi và tăng cao hơn so với mức trước khi giảm. Đọc quá sâu vào Price action là một chiến lược không được khuyến khích trong thời gian gần đây. Ví dụ vào thứ Ba, bạn có thể ngạc nhiên AUD/USD không tăng khi hợp đồng tương lai mini S&P 500 mở cửa tăng 2%, thì chỉ 12 giờ sau đó AUD/USD đã tăng thêm 1.5% nữa để bắt kịp. Tuy nhiên, với tất cả các cảnh báo liên quan, đồng USD phản ứng tích cực (mạnh lên) so với các đồng tiền Commodity khi TTCK bị bán tháo, nhưng lại không gặp áp lực bán mạnh khi TTCK tăng điểm vào cuối ngày. Tôi không nghĩ rằng đó là nguyên nhân để tăng tính thuyết phục với các vị thế Long USD so với AUD, NZD và CAD ở giai đoạn này, nhưng nó đủ để giúp tôi tiếp tục giữ quan điểm đó. Tôi kỳ vọng các mức 0.6700, 0.6250 và 1.37 sẽ được giữ vững ở các cặp AUD/USD, NZD/USD và USD/CAD và sẽ đánh giá lại nếu giá bứt phá qua các mức đó. Dù vậy, chúng ta cần phải xem xét lại thời điểm cuối tháng. Đáng để lưu ý rằng USD/CAD đã không thể tăng mạnh cùng mức độ như các đồng antipodeans khác bị bán tháo ngày hôm qua, vì chúng tôi đã thấy nguồn cung đáng kể cho USD/CAD từ các quỹ tiền thật trong đợt tăng giá hôm qua. Ông Lowe đã tích cực hơn một chút khi phát biểu vào sáng nay, cho thấy có thể cuộc suy thoái sẽ không nghiêm trọng như suy nghĩ trước đó.

CHF – Jeffrey Simmons

Trong phiên hôm qua, tỷ giá EUR/CHF đã có một ngày sôi động khi tăng giá đầu phiên do dòng tiền cuối tháng, rồi tiếp tục tăng mạnh hơn nữa bởi tâm lý lạc quan về gói cứu trợ 750 tỷ Euro của Ủy ban Châu Âu. Nhịp giảm điều chỉnh của EUR (cùng với chứng khoán châu Âu) vào buổi chiều phiên London hôm qua khiến tỷ giá EUR/CHF rơi khỏi vùng đỉnh và quay về quanh 1.0630, nhưng có vẻ sẽ tăng trở lại vào buổi sang phiên London hôm nay. Dòng tiền vào cuối tháng có tiềm năng trở thành yếu tố ngắn hạn tác động Price Action trong phiên ngày hôm nay và ngày mai (kết tuần giao dịch tháng 5). Do đó, chúng tôi sẽ chờ mở vị thế bán dò đỉnh hoặc mua bắt đáy, bởi đây thường là chiến lược hiệu quả khi giao dịch EUR/CHF. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn còn khá ‘trung lập’ tại thời điểm này đối với cặp chéo này bởi kỳ vọng lạc quan về đồng Euro trở lại gần đây. Tuy nhiên, tôi vẫn tin vào việc CHF tăng lên, vì vậy ‘short’ USD/CHF có thể sẽ hợp lý hơn, đặc biệt là nếu đà tăng trên thị trường chứng khoán trở nên mơ hồ trong thời gian tới. Khu vực 0.9700 đối với USD/CHF sẽ rất thích hợp để mở vị thế short. Một lần nữa, chiến lược giao dịch xoay quanh dòng tiền cuối tháng rất đáng giá, bởi các cặp tỷ giá có thể biến động một cách bất ngờ và đáng kể trong các phiên giao dịch này.

Nguồn: dubaotiente.com
 
Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 29.05.2020: Tiếp tục Long EUR và Short GBP, nhưng thận trọng với các giao dịch cuối tháng.

Chúng tôi vẫn đánh giá Bullish đối với EUR và có thể Buy on dips tại 1.1030/50. Đối với các cặp tỷ giá AUD/USD, NZD/USD và USD/CAD, mức 0.6700, 0.6250, 1.3700 được kỳ vọng giữ vững. Tiếp tục Sell on rallies với GBP.

EUR - Jeffrey Simmons

Đồng EUR thể hiện cú bứt phá vượt trội vào hôm qua khi vùng giá 1.1030/40 cuối cùng đã bị phá vỡ. Price action xuyên suốt ngày qua khá thuyết phục, và vẫn tiếp tục duy trì cho đến lúc này, khi tỷ giá EUR/USD đã vượt xa lên mức 1.1110. Mức giá quan trọng kế tiếp là 1.1140/50, và tôi dự báo cũng sẽ sớm được kiểm nghiệm. Nhìn vào mặt trận vị thế lúc này, dù tôi nghĩ rằng một số lượng lớn các tài khoản đã phải thoát khỏi trạng thái Short hoặc thậm chí chuyển sáng Long vào lúc này, nhưng tôi cho rằng vẫn còn nhiều trạng thái Short trong cộng đồng chuyên gia phân tích vĩ mô. Mặc dù nhiều nhà quản lý quỹ vẫn chưa có động thái gì, nhưng những tay Long EUR vẫn bền bỉ mua vào cho đến lúc này. Hơn nữa, dù chúng tôi nhận thấy một lượng bán ra đáng kể của khối doanh nghiệp vào hôm thứ Tư, thì nhìn chung ap lực này, từng một thời có tác động mạnh mẽ trong giai đoạn 2018-2019, thì nay đã dần mất tầm ảnh hưởng kể từ tháng Tư năm nay. Trên thực tế, khối doanh nghiệp là bên mua ròng đồng EUR từ phía chúng tôi trong suốt thời gian qua. Với vị thế nhìn chung như vậy, đi liền với tâm lý lạc quan xoay quanh quỹ hỗ trợ của Ủy ban Châu Âu đã thêm củng cố quan điểm bullish ngắn hạn của chúng tôi. Với tất cả những điều này, bởi đây là đồng EUR, chúng ta không nên quá phấn khích và vào trạng thái mà không quan tâm giá. Nâng mức kháng cự lên 1.1125/50 là hoàn toàn khả dĩ, bởi tôi thấy mức 1.12 và xa hơn (nếu vùng kháng cự vừa nêu bị phá vỡ) thì đà rướn này sẽ thành hơi quá đà. Hôm nay là ngày cuối tháng, giá có thể dịch chuyển rất mạnh ở cả hai hướng với bất kỳ đồng nào. Chúng tôi cho rằng có thể Buy on dip tại 1.1030/50.

AUD, NZD, CAD - James Clark

Chứng khoán tiếp tiếp tục là nhân tố chủ đạo dẫn dắt hành động giá của đồng Dollar trên các cặp tỷ giá chính trong khối G10, và có vẻ như đà tăng lên đến đỉnh mới trên chỉ số S&P500 sẽ được giữ vững lần này. Mối quan hệ đang dần trở nên tồi tệ giữa Úc và Trung Quốc tiếp tục đóng vai trò là vật cản lớn đối với giá trị của đồng Aussie và là một rủi ro đuôi đáng kể cần phải để tâm đến. Quan điểm của chúng tôi đối với EUR đang dần trở nên tích cực hơn. Tôi không kỳ vọng gói hỗ trợ của EU sẽ được thông qua với các điều khoản như hiện tại tuy nhiên thái độ hợp tác giữa các quốc gia là một điều khá tích cực và do đó tôi sẽ tìm kiếm cơ hội để vào thêm vị thê long trên đồng EUR với đối trọng là các đồng tiền hàng hóa AUD, NZD, CAD. Bài phát biểu của Trump đêm nay về vấn đề Hồng Kông có thể kéo sự chú ý của thị trường trở lại vào vấn đề căng thẳng Trung – Mỹ. Tuy nhiên điều cần chú ý trong ngày hôm nay là sự khó lường của hành động giá vào thời điểm cuối tháng. Tôi kỳ vọng các mức 0.6700, 0.6250, 1.3700 trên các cặp tỷ giá AUD/USD, NZD/USD và USD/CAD sẽ được giữ vững.

GBP - Karim Mir


Ngoài các biến động trong ngày, cặp GBP/USD chưa có tín hiệu rõ ràng, và hiện đang kiểm tra vùng đỉnh của phạm vi giao dịch gần đây ở mức 1.2350. Trong khi đồng USD vẫn đang vật lộn ở mức thấp, điều này không có gì đáng ngạc nhiên, trong khi chúng tôi kỳ vọng đồng bảng Anh tiếp tục giảm, EUR/GBP là cặp tiền được ưu tiên để phản ánh điều đó vào lúc này. Tất nhiên price action của hôm nay, bất cứ điều gì xảy ra sáng nay, có khả năng cao bị chi phối bởi dòng tiền mua bán cuối tháng được đưa vào thị trường khoảng 4 giờ chiều London (22:00 giờ Việt Nam). Như mọi khi, những dòng vốn lớn và không thể đoán trước này thường gây biến động lớn, nên mặc dù chúng tôi sẽ tìm cách Sell on rallies ngày hôm nay, chúng tôi khuyên bạn nên thận trọng trong khoảng thời gian đó.

JPY - Karim Mir

Đồng USD đã giảm sâu hơn trong 24 giờ qua, kéo USD/JPY xuống vùng đáy của phạm vi giao dịch từ 107.00 đến 108.00, vùng mà cặp tiền này đã tích lũy trong tám ngày giao dịch vừa qua. Xu hướng đó có thể sẽ kết thúc ngày hôm nay khi biến động từ dòng vốn mua bán cuối tháng tràn vào thị trường, mặc dù mọi cố gắng dự báo về các dòng vốn này thường chỉ giống như các phỏng đoán thiếu cơ sở. Hiện tại, vùng hỗ trợ 107.00/10 đang giữ vững ở bên dưới, nhưng dù bất cứ điều gì xảy ra vào thời điểm cuối tháng này, chúng tôi kỳ vọng các đợt tăng giá đều sẽ kết thúc nhanh chóng vì đồng USD vẫn đang tiếp tục gặp khó khăn.

CHF - Jeffrey Simmons

Nhu cầu mua CHF đã tăng vào ngày hôm qua, trong khi EUR/CHF đã phải vật lộn thì EUR/USD và các cặp chéo EUR đã tăng mạnh vào ngày hôm qua. Chúng tôi đã thấy nhu cầu tiền thật đối với CHF dưới hình thức bán EUR/CHF và chúng tôi sẽ cho rằng nhu cầu này cũng được nhìn thấy ở các cặp CHF khác. Mua CHF bằng tiền thật là một chủ đề chúng tôi đã quan tâm từ đầu năm nay, và trong khi nó đã giảm đi phần nào trong tháng Tư/tháng Năm, nó chắc chắn là một hiện tượng có thể sẽ tiếp diễn. Tôi đã đề cập đến vị thế short USD/CHF tiềm năng ngày hôm qua và tôi vẫn cảm thấy đó vẫn là một vị thế hợp lý đối với những người thích Euro nhưng không hoàn toàn bị thuyết phục bởi tâm lý “bullish” đang tăng lên gần đây. Hôm nay là ngày giao dịch cuối tháng, có thể sẽ xuất hiện dòng vốn mua bán mạnh mẽ theo bất kỳ hướng nào. Tôi thường thấy EUR/CHF có thể biến động theo bất kỳ hướng nào vào cuối tháng để mua đáy/bán đỉnh, mặc dù phải thừa nhận rằng nó đã biến động mạnh hơn nhiều trong hai tuần qua so với sáu tuần trước đó, vì vậy điều đó đáng để lưu ý. Nếu cặp chéo này tiếp tục tăng cao hơn trong ngày hôm nay, mức 1.0730/40 đáng để theo dõi. Phía trên, mức 1.0780/90 đóng vai trò quan trọng.

Nguồn: dubaotiente.com
 
Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan New York ngày 03.06.2020: Có phải thị trường đang quá lạc quan với tâm lý Risk-on lan rộng?

Chốt lời từng phần khi EUR trên 1.12 - vùng 1.1040/70 là tối ưu để mua. Long EUR/GBP tại 0.8870, kết hợp Short GBP/USD tại 1.2650 nhưng phải cẩn trọng. Short AUD/USD tại 0.7030/90. Long USD/CAD tại 1.3380. Trung lập với JPY.

EUR – Jeffrey Simmons

Đồng EUR đã bứt phá mức 1.12 vào hôm qua khi USD tiếp tục suy yếu. Góc nhìn bullish của cộng đồng các nhà đầu tư nhỏ lẻ đang dần trở nên phổ biến, tuy nhiên tôi vẫn tin chắc rằng trạng thái Short trong trung và dài hạn của thị trường vẫn còn tồn tại đủ nhiều để lấn át những vị thế Long vừa mở trong những tuần gần đây. Ngoài ra, việc khối doanh nghiệp bán EUR, theo chúng tôi nhận thấy là đang giảm dần trong hai tháng qua. Điều này vô cùng quan trọng bởi lực bán từ khối này là yếu tố mạnh mẽ nhất cho sự suy yếu của EUR vào 2018 và 2019. Chúng tôi nhận thấy nhu cầu EUR từ các quỹ tiền thật thuộc Châu Âu vào hôm qua, và đây sẽ là xu hướng cần quan sát kỹ. Với các nhận định trên, cũng cần nhớ rằng EUR đã tăng 250 pips trong tuần này. Dù nhìn chung chúng tôi vẫn xây dựng trạng thái theo cấu trúc, nhưng khi EUR lên trên 1.12 thì sẽ chốt lời từng phần hoặc xem xét chuyển đổi qua Long cặp chéo EUR-X, ví dụ như EUR/GBP. Đối với cặp chéo EUR-X, quả thực sẽ gặp khó khăn để tìm ra một đồng tiền khác USD mà khiến chúng tôi an tâm để Short so với EUR vào lúc này. Mở vị thế Long EUR/USD kết hợp EUR/GBP là khuyến nghị của chúng tôi, nhưng vẫn giữ tính linh hoạt để kiểm soát khi tình hình xấu đi. Mức 1.1040/70 là vùng tối ưu để mua EUR/USD. Xét về mặt kỹ thuật, không có mức giá cụ thể nào, nhưng điều đó không làm chúng tôi bối rối để đưa ra nhận định là EUR sẽ chỉ tăng thêm 2-3% nữa thôi.

GBP – Karim Mir

Dollar Mỹ bước vào ngày giảm liên tiếp (ngoài trừ các cặp chéo X- JPY) bởi xu hướng của Aussie, nhưng Cable cũng đang lập thêm các mức đỉnh mới sau những tín hiệu tích cực trong phiên Á và cặp GBP/USD cũng đang tiến tới vùng kháng cự trung hạn tại 1.2650. Tại mức giá này, chúng tôi sẽ theo dõi kỹ lưỡng và sẽ mở vị thế Short nếu tình hình kinh tế tại Anh vẫn bất ổn. Tỷ giá EUR/GBP cũng đã giảm về mức 0.8870 và trông có vẻ thích hợp để ‘short’ GBP vào lúc này. Tuy nhiên đối với GBP/USD, nếu tỷ giá vượt 1.2675, chúng tôi sẽ cắt lỗ bởi vượt quá mức này tỷ giá sẽ còn tiến đi rất xa.

JPY – Charlie Cass

Hôm qua là một ngày tồi tệ cho đồng Yên Nhật khi lực mua trên các cặp chéo X-JPY là quá lớn để có thể kiềm chế, khiến tỷ giá USD/JPY xuyên phá mạnh qua mốc 108.00/50. Các mức kháng cự trung hạn trên những cặp chéo mà tôi đã đề cập đến trong tuần trước cũng đã bị đánh bại trong bối cảnh tâm lý Risk-on tràn ngập thị trường và khiến những ai đang nắm giữ vị thế short các đồng beta phải nhận trái đắng (theo báo cáo trước đây của IMM – International Monetary Market – thuộc CME, sự phân kỳ giữa các vị thế short các đồng beta /long các đồng dự trữ đã ở mức cao nhất trong những năm qua).

Tôi có nhắc đến vào đầu tuần này về việc chúng tôi đã bắt đầu thấy một số động thái mua vào các cặp chéo bởi các tổ chức nội địa, việc đó vẫn tiếp tục diễn ra trong phiên châu Á tuy nhiên phần nào được cân bằng bởi lực bán USD/JPY. Điều này cho thấy thông điệp từ các tổ chức trong nước là đang không nhất quán ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên có vẻ như họ không có ý định đi ngược lại đoàn tàu Risk-on vào lúc này. Điểm đáng chú ý duy nhất trong dòng tiền mua bán ngày hôm qua là việc bán ra JPY từ các quỹ phòng hộ, mặc dù khối lượng không lớn. Chúng tôi đã thoát khỏi vị thế Long và hiện nay giữ thái độ trung lập với JPY sau một thời gian giữ quan điểm bullish trên đồng tiền này. Tôi không nghĩ chặn đầu đoàn tàu Risk-on lúc này là một hành động khôn ngoan khi đang có rất nhiều yếu tố tích cực đang được phản ánh vào giá. Số liệu của Trung Quốc công bố sáng nay khá tốt, tuy nhiên tôi không nghĩ điều tương tự có thể xảy ra đối với các nước phương Tây tại thời điểm này. 108.85 là mức kháng cự trước mắt và bên trên là 109.40, ở chiều ngược lại, 108.30/40 là vùng hộ trợ gần nhất với 108.00/10 bên dưới. Chú ý dữ liệu ADP và ISM được công bố ngày hôm nay.

AUD – James Clark

AUD đã phục hồi không ngừng nghỉ và cũng không có dấu hiệu chậm lại, tăng gần 100 pips trong sáng nay do chỉ số PMI của Trung Quốc cao hơn dự báo, số liệu GDP của Quý 1 của Úc cũng cao hơn dự báo. Tôi đã đưa ra rất nhiều câu hỏi ngày hôm qua về lý do của đợt tăng giá này, và trong khi thật dễ dàng để chỉ ra bản chất bất khả xâm phạm của TTCK để giải thích xu hướng, điều đó không giúp chúng tôi giải thích cho phạm vi. Kiểm tra lại các mối tương quan đã biết (AUD/Sắt, AUD/Đồng, AUD/TTCK) cũng không thể giải thích đợt tăng giá 300 pips này, và câu trả lời cho riêng tôi chính là vị thế thị trường (positioning) (và FOMO). Chúng tôi đã thấy một lượng lớn các quỹ phòng hộ thoát vị thế Long USD vào thứ Hai tuần này, nhưng điều đáng ngạc nhiên là AUD là đồng tiền được mua nhiều thứ hai trong ngày hôm đó.

Các đồng tiền đang lần lượt thay nhau bị siết vị thế, chúng ta đã thấy các vị thế Short NZD, CAD và GBP bị siết, sau đó là các vị thế Long USD, CHF và JPY (ngày hôm qua), do đó không có gì bất thường khi đến lượt AUD. Tôi đã nghĩ rằng vị thế thị trường đối với AUD đã gọn gàng hơn trong vài tháng qua do RBA có ít động thái, nhưng dường như có một số nhu cầu còn sót lại, có khả năng liên quan đến xung đột giữ Úc và Trung Quốc. Vài tháng qua là một môi trường giao dịch khó khăn và theo tôi, thị trường đang gắn câu chuyện thực tế (mở cửa trở lại) vào price action trong đợt tăng giá mới nhất này, và có thể đã dẫn đến một số giao dịch FOMO do tốc độ của đợt tăng giá này. Bong bóng này cuối cùng sẽ vỡ và TTCK cùng với AUD sẽ sụp đổ trở lại, và thị trường cũng sẽ nhanh chóng gắn với những câu chuyện “bearish” (Mỹ/Trung Quốc, bạo loạn Mỹ, làn sóng lây nhiễm thứ hai) cho price action đó. Nhưng có lẽ chúng ta cần phải chờ cho thị trường tăng thêm một chút, vì vậy tôi kỳ vọng đợt tăng giá này có thể kéo dài tới 3150 ở SPX và 0.7030/90 ở AUD/USD, đó cũng là các mức phù hợp để quay lại với các vị thế Short.

CAD – James Clark

Tỷ giá USD/CAD được giao dịch với xu hướng giảm do ảnh hưởng của đồng USD suy yếu, nhưng mức độ tương quan không cao. Tôi nghĩ thị trường đang dần quen với câu chuyện mở cửa trở lại và cũng chính điều này đóng vai trò là Bullish cho Price Action của thị trường tài sản rủi ro, và rồi sau đó cũng sẽ diễn ra tương tự như thế, giá quay đầu giảm khi lường thông tin bearish bao trùm. Dòng tiền mua vào của khách hàng đối với Loonie đang khá tích cực gần đây bởi chúng tôi đang chứng kiến các quỹ tiền thật nội địa là người mua CAD chủ yếu. Chiến thuật của tôi là chờ giá di chuyển xuống mức 1.3380 để mở vị thế Long. Mức trung bình động 200 ngày (DMA200) đang ở 1.3460.

CHF – Jeffrey Simmons

Tỷ giá EUR/CHF đã tăng khá mạnh trong 24 tiếng vừa qua. Bắt đầu từ Euro, một điều chắc chắn rằng vẫn còn rất nhiều vị thế short tỷ giá chéo này mặc dù một số đã đóng bớt. Tôi vẫn duy trì quan điểm bullish với đồng Euro, nhưng tôi không áp dụng quan điểm này để long EUR/CHF bởi tôi không hề thấy đó là luận điểm thuyết phục chứng minh CHF sẽ giảm giá trong các vị thế ngắn hạn. Dù gì đi nữa, mức giá hiện tại đồng nghĩa với việc chúng ta đang quay trở lại các mức giá từ hồi tháng Một với cặp tiền chéo này. Mặc dù vậy, một cách thẳng thắn thì tôi không thoải mái với việc bán dò đỉnh đặc biệt trong lúc tôi vẫn còn yêu thích Euro, nhưng một chiến thuật bán dò đỉnh khác dành cho CHF đó là Sell on rallies USD/CHF tại các mức 0.9640/50 hoặc 0.9710/20. Hiện tại tôi vẫn duy trì quan điểm trung lập đối với CHF và tập trung vào các đồng tiền khác thay vào đó.

Nguồn: dubaotiente.com
 
Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 04.06.2020: Thận trọng với "cơn bão" từ ECB trong hôm nay - Bearish với GBP.

Chúng tôi tiếp tục Long EUR/GBP và lựa chọn Buy on dips đối với EUR/USD. Quan điểm Bearish đối với GBP vẫn giữ nguyên. AUD có vẻ đang đuối sức so với các cặp chéo khác, và Long EUR/AUD là lựa chọn hợp lý. Có thể chờ long USD/CAD tại 1.3400. Trung lập với JPY và CHF.

EUR – Jeffrey Simmons

EUR tiếp tục giao dịch sôi động và thiết lập đỉnh mới vào hôm qua nhờ vào sự dẫn dắt của các cặp chéo EUR-X. EUR/JPY, EUR/AUD, EUR/CHF, và (dĩ nhiên) EUR/GBP là các cặp chéo đáng chú ý. Ngoài ra, lực tác động lên EUR còn bởi đà tăng gần đây của TTCK Châu Âu, thậm chí vượt mặt cả TTCK Mỹ, và kèm với đó là gói kích thích kinh tế của Đức đã được đồng thuận bởi chính phủ bà Merkel. Tại thời điểm này, EUR đã đạt mục tiêu ban đầu trong đánh giá bullish của chúng tôi cách đây vài tuần. Tuy nhiên thay vì thoát trạng thái hoàn toàn, chúng tôi chọn tiếp tục nắm giữ Long EUR/GBP. Chúng tôi nhận thấy GBP bị Short nhẹ bởi một vài tài khoản của khách hàng vào hôm qua, sau chu kỳ siết trạng thái kéo dài của Cable gần đây, và khi thời hạn kéo dài giai đoạn chuyển giao đang đến gần, Sterling có thể gặp thách thức trong các tuần sắp tới. Ngoài ra, Long EUR/GBP giúp chúng tôi vẫn có trạng thái với EUR trong trường hợp tôi đánh giá sai về khả năng tăng giá thực sự của đồng này, có vẻ là như thế. Ẩn số lúc này là mức độ mà ECB sẽ gia tăng đối với chương trình Mua vào tài sản khẩn cấp trong đại dịch (PEPP). Thị trường đánh giá là 500 tỷ EUR; còn các nhà kinh tế học của chúng tôi dự đoán 750 tỷ EUR, nhưng sẽ kéo dài đến hết 2021 thay vì chỉ đến giữa năm 2021. Dù vậy, việc chương trình PEPP được tiếp thêm “đạn dược” sẽ dẫn đến EUR tăng gấp. Rõ ràng, có luận điểm đối lập rằng tăng thanh khoản là động thái nới lỏng và rồi sẽ tạo áp lực lên EUR, và mặc dù đây là suy luận hợp lý, tôi hoài nghi liệu thị trường có ngay lập tức bị tác động bởi quy mô tăng lên của chương trình không. Với suy nghĩ đó, như đã nêu trên, tôi nghĩ 500 tỷ EUR là điều thị trường đã phản ánh vào giá, nên việc theo đuổi giá tăng cao hơn sau khi có kết quả họp sẽ không khôn ngoan, nhất là khi mức độ của xu hướng đã được phản ánh. Buy on dips là lựa chọn lúc này của chúng tôi.

GBP – Karim Mir


Tuần này Sterling đang thu hút nhiều sự chú ý hơn với khối lượng giao dịch gia tăng trong bối cảnh nước Anh và EU đang dần tiến đến hạn chót để quyết định việc kéo dài thời hạn Brexit vào cuối tháng này. Khối lượng giao dịch bởi các khách hàng của chúng tôi tăng lên rõ rệt và, trong khi về tổng quan dòng tiền mua bán vẫn đang là hai chiều, tuần này chúng tôi đang thấy được lực bán đáng chú ý đối với GBP. Với việc các mức kháng cự/hỗ trợ mà chúng tôi đã đề cập đến (1.2650 trên GBP/USD và 0.8870 trên EUR/GBP) đang được giữ vững, cùng với đó là dấu hiệu đảo chiều đầu tiên trong phiên Châu Á vừa qua, mức độ tự tin đối với quan điểm bearish đồng Bảng của chúng tôi đã quay trở lại, đặc biệt là đối với cặp tỷ giá EUR/GBP. Chúng tôi đã gia tăng thêm vị thế mua trên cặp chéo này và kỳ vọng mức 0.8900 sẽ được giữ vững. Chiến thuật hiện tại đó là Buy on dips khi giá điều chỉnh về 0.8910/20 với mức dừng lỗ nằm dưới 0.8870. Rủi ro lớn nhất cho chiến thuật này đó là một sự thất vọng về chương trình kích thích tài khóa PEPP tại cuộc họp ECB hôm nay, điều mà không nghi ngờ gì sẽ khiến đồng EUR bị bán tháo. Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư bám sát thị trường và giữ quan điểm linh hoạt xung quanh sự kiện này.

JPY – Charlie Cass

Phiên giao dịch đêm qua khá yên ắng với JPY khi đồng tiền này đang tiến vào giai đoạn tích lũy sau đợt giảm giá gần đây cùng với đường cong lợi suất của Mỹ ngày càng dốc do số dữ liệu kinh tế tốt hơn. Tình trạng thoát vị thế tiếp diễn và chúng tôi nhận thấy một lượng đáng kể nhu cầu bán JPY (qua AUD và USD) từ các quỹ tiền thật nước ngoài, nhóm mà cho đến thời điểm này vẫn khá im ắng, trong khi các quỹ tiền thật trong nước thì “lộn xộn” hơn (số bán ròng thấp). Chúng tôi đã không thấy có gì đáng chú ý trong phiên Tokyo nhưng tôi kỳ vọng JPY sẽ tiếp tục tăng, ít nhất là trong vài phiên tới. Chúng tôi vẫn khuyến nghị đứng ngoài tại thời điểm này; 108.40/109.40 sẽ là phạm vi để giao dịch trong ngày hôm nay, ngoài ra 108.00/10 và 110.00/10 sẽ là các mức cần theo dõi. ECB sẽ thu hút sự chú ý trong hôm nay, với EUR/JPY, mức cao của năm nay tại 122.88 sẽ là trở ngại lớn tiếp theo cho đà tăng giá ấn tượng gần đây, hồi phục từ mức thấp nhất 3.5 năm được ghi nhận chưa đầy một tháng trước tại 114.43!

AUD, NZD, CAD – James Clark

Price action trong ngày hôm qua đã bắt đầu trông giống như đỉnh đã được thiết lập, vì đây là lần đầu tiên AUD/USD có một đợt giảm nhanh chóng và đáng kể, tính từ ngày cuối tháng trước. AUD/USD đang giao dịch ở trên mức mà các phép hồi quy đơn giản với SPX dự báo, và tôi nghĩ rằng chênh lệch định giá có thể đã giúp giá sụt giảm nhanh chóng ngày hôm qua. Tuy nhiên, cú giảm điều chỉnh đã bị chặn đứng với nhu cầu của các quỹ tiền thật ở nước ngoài, gây lo lắng cho phe bán. Rõ ràng AUD/USD sẽ được giao dịch theo tâm lý rủi ro và SPX, và nếu SPX cần kiểm tra mức 3200 như tôi nghĩ thì bạn nên bán AUD/USD ở khoảng 0.6990/0.7010 hơn là ở đây tại mức 0.6890, nhưng tôi nghĩ công bằng mà nói thì đúng là cặp này có vẻ đang ở vùng quá mua và có dấu hiệu đuối sức. Long EUR/AUD dường như cũng là một vị thế hợp lý đối với tôi. AUD/NZD đã giảm đáng kể vào ngày hôm qua trong phiên London và đã giữ mức thấp đến cuối phiên, càng cho thấy AUD có vẻ đang yếu dần trên các cặp chéo.

Loonie nhận được “sự ủng hộ” sau cuộc họp của BoC hôm qua khi cho rằng tác động của COVID đã đi qua đỉnh điểm. USD/CAD nhiều khả năng tiếp tục giao dịch phụ thuộc vào xu hướng của USD. Tôi hy vọng TTCK sẽ tăng điểm và kiểm tra ngưỡng 3200, vùng mà tôi đánh giá sẽ xuất hiện rủi ro trở lại và bắt đầu mua lại USD tại đây. 1.3460 là hỗ trợ hiện nay, nhưng vùng mua lý tưởng phải là 1.3400.

CHF – Jeffrey Simmons

EUR/CHF đã vượt quá tất cả các mức cản kỹ thuật mà chúng tôi đã theo dõi gần đây và có khả năng đã gây ra sự sụt giảm lớn trong số lượng vị thế đầu cơ. Các cặp chéo EUR nói chung đều tăng vào ngày hôm qua. Tôi cũng sẽ lưu ý rằng, bất chấp động thái này, chúng tôi đã không thấy nhiều nhu cầu bán EUR/CHF từ các quỹ tiền thật mặc dù hiện tại dường như là một cơ hội tốt để làm việc đó. Rõ ràng thị trường đã tỏ ra lạc quan hơn về châu Âu và đồng EUR trong hai tuần qua và đã có hiện tượng tái định giá. Mặc dù tôi muốn bán EUR/CHF ở mức này, tôi vẫn không “Bearish” với đồng EUR, và dường như không có nhiều chất xúc tác giảm giá vào lúc này. Chúng tôi vẫn trung lập với CHF ở hiện tại.

Nguồn: dubaotiente.com
https://dubaotiente.com/chuyen-gia-nguyen-phan-bao-giang-1005.html
 
Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan New York ngày 08.06.2020: Tiếp tục tích cực với Euro, đồng thời đánh giá lại chiến lược với Bảng Anh.

EUR (Scott McMurray)

Dữ liệu Non farm vượt xa kỳ vọng của Mỹ đã giúp DXY hồi phục nhẹ từ vùng đáy 96.45 và đưa EURUSD giảm xuống vùng hỗ trợ 1.1260/80. Các cặp chéo của EUR cũng gặp phải lực bán, tỷ giá EURJPY điều chỉnh giảm từ đỉnh 124.43. Mặc dù các điều kiện ủng hộ xu hướng tăng của Euro không thay đổi (ECB tăng 600 tỷ euro cho PEPP, Đức tăng 130 tỷ euro kích thích tài khoá), nhưng price action dường như đang thể hiện việc các nhà đầu tư đang giảm bớt vị thế. Chiến lược của chúng tôi là Buy on dips EURUSD khi giá giảm về vùng 1.1187/95 (fibo truy hồi 38.2% từ mốc 1.1384), gia tăng vị thế Long tại 1.1060/70 (fibo truy hồi 61.8%), dừng lỗ dưới đường trung bình MA 200 ngày (1.1016).

GBP (Robert Pallandino)


Đà tăng của GBP sáng nay đã bị chặn lại, tỷ giá GBP/USD giảm về mức đáy 1.2629, gần 100 pips kể từ đỉnh trong phiên Tokyo, sau đó hồi phục lên vùng 1.2680 đầu phiên NY. Chẳng có một thông tin gì liên quan tới đồng GBP ngoài một bài báo hôm nay đề cập rằng các quan chức cấp cao trong ngành Thủy sản của EU muốn Barnier hãy tuân thủ ‘làn ranh đỏ’ trong suốt cuộc đàm phán (tờ Telegraph đưa tin). Trên khung thời gian tuần, đồng Cable đã đóng cửa trên mức trung bình động 200 ngày là 1.2680 vào thứ Sáu tuần trước, đây có thể là tín hiệu bullish rất mạnh trong quá khứ. Tôi nghĩ rằng đã đến lúc cân nhắc xu hướng bullish dành cho GBP, bởi các vị thế short GBP mang tính đầu cơ vẫn tiếp tục xuất hiện và có thể chịu áp lực cắt lỗ nếu cuộc họp của Boris và Ursula kết thúc tốt đẹp. Sẽ có rất nhiều ‘rung lắc’ khi leo trèo trên chiếc thang mang tên GBP, nhưng trong ngắn hạn, GBP sẽ còn có khả năng tăng giá. Chúng tối khuyến nghị Long GBPUSD khi giá giảm về 1.2550/1.2600, với mục tiêu 1.28/1.30. Chiến lược này đang đi ngược so với xu hướng hiện nay, nên hãy kiên nhẫn chờ điểm entry.

AUD & NZD (Donal O Cofaigh)


Aussie và Kiwi bắt đầu tuần mới khá nhẹ nhàng do không có bất kỳ tin tức nào liên quan tới 2 đồng bạc này, sự tăng giá khiêm tốn trên TTCK châu Á sáng nay sau sự tăng vọt của TTCK Mỹ vào thứ 6 đã làm dịu bớt tâm lý nhiệt tình đối với các đồng tiền rủi ro trong G10, mặc dù USD phục hồi so với cả EUR và GBP, thì AUD và NZD vẫn đáng chú ý khi tiếp tục tăng nhẹ so với đồng bạc xanh. Số liệu bảng lương phi nông nghiệp vào thứ Sáu đã làm dấy lên niềm háo hức với chỉ số S&P 500, mặc dù sự hoài nghi xung quanh bản báo cáo vẫn khá cao và dự kiến có thể sẽ có một số sửa đổi trong những ngày tới. Tôi thực sự khá ngạc nhiên khi chúng ta không thấy một sóng điều chỉnh đáng kể nào thời điểm này đối với AUD/USD hoặc NZD/USD, mặc dù phân tích vị thế cũng chỉ ra rằng số lượng các vị thế Short đầu cơ vẫn đang khá cao (cao hơn đối với AUD). Điều này khiến tôi suy luận rằng vẫn còn dư địa cho đà tăng giá tiếp diễn mặc dù hai lần vượt lên trên mốc 0.70 đến thời điểm này đều đã gặp phải lực cung lớn, 0.7013/30 là mức kháng cự tốt đối với AUDUSD. Trrong khi đó 0.6850 sẽ là vùng hỗ trợ hợp lý gần nhất, và cũng là vùng thích hợp để bắt đầu xây dựng các vị thế Long, nhưng cần phải chừa thêm dư địa để thêm tăng vị thế nếu giá giảm xuống đường MA 200 ngày. Tôi sẽ nhắc lại rằng cuối cùng thì đây vẫn là một giao dịch dựa trên tương quan với thị trường chứng khoán, và nếu chúng ta có được một số tin tức tiêu cực giữa Trung Quốc và Mỹ thì thị trường có thể sẽ quay đầu khá nhanh, nhưng hiện tại, con đường ít chông gai nhất vẫn là xu hướng tiếp tục tăng ở AUD. Good luck!

CAD (Robert Palladino)

OPEC đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng thêm một tháng nữa và WTI đã bứt phá lên trên mốc $40/thùng. USD/CAD đã giảm xuống dưới 1.34 trong một khoảng thời gian ngắn nhưng nhìn chung vẫn giao dịch trong một phạm vi hẹp. Số liệu việc làm hôm thứ Sáu cực kỳ mạnh mẽ đã ủng hộ quan điểm ít dovish hơn dự kiến của BOC. Trong khi USD/CAD giao dịch ở các mức hỗ trợ chính (1.3350/1.3400), tôi không thể ủng hộ vị thế Long ở các mức hiện tại. Các chi nhánh trên toàn thế giới của chúng tôi đã ghi nhận động thái chốt lời đối với những vị thế short USD/CAD trong vài phiên vừa qua, trong khi các quỹ tiền thật tiếp tục bán USD/CAD. Rất thú vị khi phân tích vị thế cho thấy nhóm đầu cơ tuần qua vẫn khá ủng hộ vị thế Long USD/CAD. Đà bán tháo ở USD/CAD đã rất dữ dội đến nỗi những người tham gia thị trường có khả năng cao phải cắt lỗ trạng thái Long hoặc gia tăng vị thế Short sau các đợt điều chỉnh lên phía trên mức 1.35. Quan điểm của tôi là trung lập ở các mức hiện tại.

JPY (Shalin Patel)


Tỷ giá USD/JPY đã lùi bước khi tiếp cận cản tâm lý quan trọng 110.00. Khả năng cao sự điều chỉnh này đến từ việc các quỹ nội địa bán ra USD (hoặc một số quỹ chốt lời các vị thế long USD). Mở cửa phiên Mỹ tối nay, USD/JPY đang ở gần mức 109.20 và vùng giá 109.80/00 tiếp tục đóng vai trò là kháng cự ngắn hạn. Ở phía dưới, các mốc 108.30/50 và 108.10 duy trì vai trò là vùng hỗ trợ quan trọng. Chừng nào tâm lý đầu tư vào tài sản rủi ro trên thị trường vẫn được ủng hộ (hợp đồng tương lai S&P 500 đang tăng 0.6% tại thời điểm viết bài), vẫn sẽ có lực bắt đáy đối với USD/JPY (tương tự với các cặp chéo của JPY). Sau báo cáo việc làm quá tốt so với dự báo của Mỹ, thị trường hiện đang chờ cuộc họp của Fed vào thứ Tư tuần này để có nhận định rõ ràng hơn về việc Cục dự trữ liên bang sẽ làm gì và dự định hỗ trợ nền kinh tế Mỹ ra sao.

Nguồn: dubaotiente.com
 
Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan New York ngày 09.06.2020: Tận dụng nhịp điều chỉnh của DXY để Buy on dip các đồng G7
EUR (Scott McMurray)

Sau khi tăng tới mốc 1.1315 trong phiên Á, EUR/USD đã quay đầu giảm về vùng 1.1285. Đợt bán tháo nhẹ ở TTCK đã khiến các cặp tiền rủi ro giảm đáng kể ở đầu phiên London, và khiến EURUSD phá qua vùng hỗ trợ 1.1260/70, xuống đến 1.1241. Cặp này đã phục hồi trở lại trên 1.130 đầu phiên NY, có thể báo hiệu rằng động thái sáng nay là một đợt “gột rửa” của một thị trường có nhiều vị thế Long. Mặc dù DXY có vẻ như đang tích lũy ở mức thấp hơn trong đợt bán tháo gần đây, tôi có xu hướng nghĩ rằng các cặp chéo EUR (EUR/JPY) có thể đang thúc đẩy price action của EUR/USD. Chúng tôi tiếp tục chiến lược Buy on dip quanh vùng 1.1180/1.1207, cũng là Fibo 38.2% và MA 200 giờ. Một mức đóng cửa trên 1.1320 sẽ báo hiệu cho tôi rằng giai đoạn tích lũy kết thúc và EUR/USD sẽ test lại đỉnh của tháng 3 tại 1.1495.

GBP (Robert Palladino)

Còn quá sớm để nói, nhưng GBP/USD có vẻ sẽ tạo ra một xu hướng giảm cùng với các cặp tiền rủi ro khác. Không có thông tin gì nổi bật khiến GBP suy yếu ngoài việc giảm hoặc đóng các vị thế Short USD từ nhiều ngày trước đó. Doanh số bán lẻ của Anh cao hơn dự báo trong sáng nay khiến nhà đầu tư tin rằng có lẽ vẫn còn “ánh sáng ở cuối đường hầm.” Thị trường đã ủng hộ khả năng của một bước đột phá nhỏ, hoặc thậm chí là một thỏa thuận thương mại giữa Boris Johnson và Ursula Von Der Leyen khi hai người gặp nhau tuần tới. Viễn cảnh đó đã khiến tôi ưu tiên chiến thuật Buy on dip với GBP và sẽ tiếp tục Long GBP trong trung hạn. Rõ ràng, Brexit có thể thay đổi suy nghĩ của một người chỉ trong nháy mắt, nhưng mỗi quốc gia sau khi mở cửa trở lại nền kinh tế của họ đã thấy số liệu kinh tế nhảy vọt, và có thể lần này sẽ đến lượt nước Anh. Mức hỗ trợ của GBP/USD hiện đang ở vùng 1.2530/50.

CAD (Robert Pallandino)


USD/CAD phản ứng khá mạnh sau 3 lần cố gắng phá qua ngưỡng 1.34 nhưng đều thất bại. Sau cú bán tháo tới 240 pips vào ngày 1/6, USD/CAD vẫn tiếp tục giảm đều. Nếu thị trường cổ phiếu thật sự tiến vào vùng tích lũy, hoặc thậm chí điều chỉnh lại sau những phiên tăng mạnh gần đây, tỷ giá USD/CAD có thể điều chỉnh tăng về 1.36/1.37 bởi một số vị thế đầu cơ phải đóng trạng thái short. Từ giờ trở đi, tôi vẫn duy trì quan điểm trung lập đối với tâm lý rủi ro dẫn dắt thị trường và cố gắng giao dịch trong biên độ với USD/CAD: Long tại 1.3350 và Short nếu giá tăng lên 1.3550. Các dữ liệu kinh tế sẽ không phải là tất cả trong tuần này, vì vậy phân tích tâm lý đối với tài sản rủi ro và đồng USD sẽ là yếu tố then chốt. Các chi nhánh của chúng tôi vẫn nhận thấy xu hướng mua vào CAD trên các tài khoản, nhưng khối lượng đã giảm đi ít nhiều.

JPY (Shalin Patel)

Pha bán tháo của USD/JPY vào hôm qua hoàn toàn vượt xa kỳ vọng của tôi và dường như khiến số đông nhà đầu tư lúng túng. Cặp tiền nhanh chóng bị bán tháo từ mức 109.40/50 khi mở cửa phiên Mỹ tối qua xuống vùng đáy 108/20. Sau đó, USD/JPY chỉ có thể hồi lại lên được vùng 108.50/60 trước khi tiếp tục bị các quỹ nội địa bán ra, khiến tỷ giá rơi xuống 108.00. Đầu phiên giao dịch London đã có những thời điểm USD/JPY xuống tới tận 107.78 và mức giá mở cửa phiên Mỹ tối nay là 108.10/20 với việc các vị thế long USD gần đây tăng mạnh đáng kể. Hiện tại chúng ta có thể chắc chắn rằng USD/JPY đang nằm dưới đường trung bình động 100 và 200 ngày – những mức kháng cự quan trọng và xu hướng kỹ thuật dành cho cặp tiền này cũng như các cặp chéo khác có vẻ hơi hướng ‘bearish’. Chiến lược của chúng tôi là sell on rallies khi giá tăng lên các vùng 108.30/50 trong ngày hôm nay. Chỉ khi giá phá trên 109.00, chiến lược trên sẽ trong trạng thái cảnh báo. Thị trường cổ phiếu Mỹ cuối cùng thì cũng có vẻ mở cửa thấp hơn (Hợp đồng chỉ số S&P 500 đang giảm 0.8%). Có lẽ, thị trường đầu tư vào các tài sản rủi ro đã chạm đỉnh ngắn hạn và đà giảm của USD/JPY cũng như các cặp chéo JPY hôm qua là tín hiệu cảnh báo sớm.

Khuyến nghị PTKT USD/JPY của JP Morgan research team

Cú bán tháo vừa qua của cặp USD/JPY chưa hẳn là yếu tố thay đổi cuộc chơi, nhưng nếu nhìn vào động lượng của sóng giảm, chúng ta có thể hình dung trong đầu rằng bất cứ đà phục hồi nào hiện nay cũng đều được coi là sóng điều chỉnh, và có khả năng chỉ dừng lại ở mốc 109.37 trước khi tiếp tục thử thách vùng hỗ trợ 107.56. Nếu phá qua được vùng này, sẽ có nhiều cơ hội hơn cho xu hướng giảm, và USD/JPY có thể đi tiếp xuống mốc 106.89

AUD & NZD (Donal O Cofaigh)

Sau khi cảnh báo đảo chiều quá sớm vào tuần trước đối với AUD và các cặp chéo, giờ đây tôi khá lưỡng lự khi bàn về tín hiệu đảo chiều outside reversal có vẻ như đang được thiết lập. Không có bất kỳ tin tức nào đáng chú ý khiến chúng tôi phần nào không thể tìm lời giải thích cho cú giảm giá sáng nay; Tôi có xu hướng nghĩ rằng đó là một dòng vốn bán ra USD/JPY không ngừng, buộc tất cả các cặp chéo JPY giảm xuống thấp hơn và khiến AUD/USD chịu khuất phục trước áp lực. Ngoài ra đợt tăng giá này cũng diễn ra đủ dài để có thể dễ dàng biện hộ rằng chúng ta đã rất gần với một nhịp điều chỉnh. Tôi sẽ nhắc lại những gì tôi đã nói ngày hôm qua, tôi đang tìm kiếm các vị thế Buy on dip ở 0.6850 và sẽ chừa dư địa để tăng thêm vị thế xuống đến 0.6700, hoặc tương tự như mức 72.00 ở AUD/JPY. Trong thời gian này, chúng tôi sẽ tìm kiếm tín hiệu từ các động thái của TTCK với mức biến động có thể sẽ giảm trước thông báo của FOMC vào ngày mai. Good luck!

Nguồn: dubaotiente.com
 
Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan New York ngày 12.06.2020: Kiên trì với tâm lý Risk-off, cẩn trọng với các vị thế Buy on dip EUR/USD

AUD / NZD / CAD - Donal O Cofaigh

Tâm lý e ngại rủi ro đã nới rộng đà bán tháo vào phiên châu Á sáng nay nhưng đã nhanh chóng phục hồi mạnh mẽ và rất khó giải thích, các động thái trên thị trường FX trông có vẻ biến động mạnh hơn so với TTCK. Thanh khoản đã xấu đi trong tuần này khi chỉ số đo lường biến động tăng cao, điều này làm trầm trọng hóa các động thái theo cả hai hướng và không cho chúng ta thấy sự phản ánh đúng về bất kỳ xu hướng nào trên thị trường vào thời điểm này. Tôi đã nói ở đây ngày hôm qua rằng AUD/JPY phá vỡ mức 74.40/50 là rất quan trọng và Pivot này vẫn còn quan trọng đóng vai trò là ngưỡng kháng cự, nhưng price action và phục hồi trong sáng nay khiến tôi gần như cam chịu với việc chúng tôi sẽ kích hoạt những điểm dừng lỗ này tại một thời điểm nào đó trong phiên. AUD/USD sẽ gặp vùng kháng cự ở 0.6930/50, trong khi NZD/USD sẽ gặp phải ngưỡng kháng cự ở mức 0.6500 và vùng hỗ trợ của USD/CAD sẽ ở mức 1.3465/80. Hãy cố gắng kiên trì xu hướng risk-off trong thời điểm này khi đà giảm của TTCK ngày hôm qua có thể sẽ được nới rộng trong hôm nay khi SPX đóng cửa dưới đường MA 200 ngày. Good luck!

GBP - Shalin Patel

GBP/USD đã phục hồi từ mức thấp sáng nay ở gần 1.2550 nhờ vào sự phục hồi rộng khắp trên thị trường tài sản rủi ro (S&P 500 mở cửa tăng khoảng 2%). Chúng ta bước vào mở phiên NY hôm nay gần mức 1.2630/40, gần mức cao 1.2650. Trong ngắn hạn, cặp này có khả tăng cao hơn nếu sự phục trên thị trường tài sản rủi ro tiếp diễn, khi các vị thế Short USD có thể đã giảm sau sự di chuyển trong vài ngày qua từ gần 1.2800 xuống vùng 1.2550. 1.2680/00 là vùng kháng cự gần nhất, tiếp đến là 1.2750. EUR/GBP đã giảm từ mức cao gần 0.8990 trong khi GBP/USD tăng. Hiện tại, cặp chéo này sẽ được giao dịch trong phạm vi 0.8950/00. Dữ liệu GDP tiêu cực của Anh hôm nay đã khiến GBP bị bán tháo nhẹ, nhưng động thái này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn (có thể do xu hướng chung trên thị trường là bỏ qua các dữ liệu kinh tế tiêu cực gây ra bởi COVID-19).

EUR - Scott McMurray

Cú bán tháo 188 điểm ở S&P500 ngày hôm qua là quá nhiều để EUR/USD có thể phớt lờ, cặp tiền này đã bị bán tháo vào nửa sau của phiên NY hôm qua từ 1.1380 xuống còn 1.1289 vào cuối phiên. Khả năng phục hồi của EUR/USD trong nửa đầu của phiên hôm qua là rất ấn tượng khi xem xét vị thế thị trường dày đặc vào lúc đó. Vào đầu phiên châu Á hôm nay, các tài sản rủi ro nới rộng đà giảm, kéo EUR/USD xuống thấp hơn ở 1.1277 trước khi tâm lý rủi ro đổi chiều đầu phiên London (S&P500 tăng 60 điểm), khiến EUR/USD tăng lên tới 1.1340. Kể từ khi bước vào phiên NY, EUR/USD đã giảm xuống mức 1.1293 khi TTCK giảm nhẹ, báo hiệu cho tôi rằng thanh khoản là rất xâu khi bắt đầu phiên NY. Xem xét tất cả mọi thứ, nhìn vào sự bán tháo trên TTCK, EUR/USD đã giữ vững tương đối tốt. Tôi tiếp tục tìm cách Buy on dip ở vùng hỗ trợ nhưng cũng thừa nhận rằng chỉ số VIX tăng mạnh có thể khiến giá biến động giật mạnh trong vài phiên tới. DXY đóng cửa trên 97.10 có thể sẽ tiếp tục đà tăng để kiểm tra MA 200 ngày (98.48), vì vậy nếu điều đó xảy ra, tôi sẽ đứng ngoài và chờ đợi một đợt giảm sâu, có thể xuống đến khu vực 1.1080/1.1110, đó chính là vùng Fibo 61.8% và MA 20 ngày.

Nguồn: dubaotiente.com
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
427,567
Messages
7,213,012
Members
179,818
Latest member
Tuyttran23
Back
Top Bottom