Cáp quang biển đứt trung bình 10 lần/năm, mỗi lần kéo dài một tháng

Internet Việt Nam có mức giá trung bình thấp, nhưng chất lượng, tốc độ vẫn chưa được đảm bảo và còn nhiều thách thức để có thể đạt mục tiêu về hạ tầng số vào năm 2025.

Tại sự kiện Ngày Internet Việt Nam 2021, Cục Viễn thông, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp đã công bố các số liệu quan trọng về tốc độ và chất lượng truy cập Internet tại Việt Nam.

Chất lượng Internet Việt Nam cần cải thiện

Đại diện của Viettel Networks cho biết trong 5 năm gần đây, các tuyến cáp quang biển Việt Nam ra khu vực bị đứt trung bình 10 lần mỗi năm, mỗi lần trục trặc kéo dài một tháng. Do vậy, các doanh nghiệp chỉ sử dụng được khoảng 3/4 các tuyến cáp.

cap_quang_viettel_networks[1].jpg

Các nước có nhiều tuyến cáp quang quốc tế được gọi là các điểm trung chuyển (hub) chính của khu vực, như Singapore, Mỹ, Pháp. Ảnh: Viettel.​

Trong phần trình bày của mình, ông Hoàng Đức Dũng, đại diện của Viettel Networks cũng nhận định Việt Nam hiện chỉ có 7 tuyến cáp quang biển nối với quốc tế. Số lượng ít so với các nước trong khu vực như Thái Lan (10 tuyến), Malaysia (22 tuyến) hay Singapore (30 tuyến) khiến mức độ đảm bảo về hạ tầng quốc tế phục vụ Internet cho người dùng Việt Nam thấp nhất trong khu vực.

Theo ông Nguyễn Phong Nhã, Phó cục trưởng Cục Viễn thông, các vấn đề của cáp quang biển chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới chất lượng truy cập Internet. Ông Nhã cho rằng vẫn có những cách để đảm bảo chất lượng cho người dùng Internet trong nước.

Phương án dễ thấy nhất là đặt dung lượng dự phòng lớn hơn so với nhu cầu thông thường. Bên cạnh đó, cần có những giải pháp lâu dài như tăng tiêu dùng dữ liệu trong nước, xây dựng trung tâm dữ liệu trong nước để giúp giảm ảnh hưởng khi cáp quang bị đứt.

Đại diện của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cho rằng việc đẩy mạnh sử dụng các sản phẩm công nghệ trong nước cũng giúp giảm ảnh hưởng khi kết nối quốc tế có vấn đề. Đây cũng là hướng đi bền vững để phát triển những sản phẩm công nghệ Việt Nam.

Theo số liệu của Cục Viễn thông, dải tốc độ phổ biến nhất của thuê bao Internet băng rộng cố định tại Việt Nam là 30-50 Mb/s, chiếm 47,14%. Dải tốc độ 50-100 Mb/s chiếm 35,21%, và lượng thuê bao trên 100 Mb/s chiếm 16,86%. Lượng nhỏ còn lại là các thuê bao có tốc độ dưới 30 Mb/s.

Nguyen_Phong_Nha_Vietnam_Internet_day_2021[1].JPG

Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó cục trưởng Cục Viễn thông. Ảnh: BTC​

Theo số liệu của Ookla công bố vào tháng 9, tốc độ trên Internet băng rộng cố định tại Việt Nam đạt 84,12 Mb/s tải xuống, xếp thứ 58/181 quốc gia. Xét trong khu vực, tốc độ mạng tại Việt Nam đứng sau Singapore, Thái Lan và Malaysia.

Trong khi đó, tốc độ Internet di động tại Việt Nam theo thống kê của Ookla là 78,34 Mb/s tải xuống, xếp thứ 59/138 quốc gia khảo sát. Theo Ookla, Việt Nam vẫn đứng sau Singapore và Thái Lan trong khu vực về tốc độ mạng di động.

Theo ông Nguyễn Phong Nhã, Phó cục trưởng Cục Viễn thông, để đạt được mục tiêu vào top 30 thế giới về hạ tầng số vào năm 2025, tốc độ mạng tại Việt Nam phải cải thiện rất nhiều.

Lưu lượng Internet Việt Nam tăng mạnh thời gian qua

Hiện có 89,42% thuê bao mạng di động tại Việt Nam sử dụng trên hạ tầng mạng 4G. Mạng 3G vẫn chiếm 10,05%, trong khi mạng 5G chỉ chiếm 0,54%.

Từ tháng 2/2020-10/2021, tổng lưu lượng Internet băng rộng tại Việt Nam đã tăng tới 40%. Con số này còn tăng cao hơn trong một số thời điểm giãn cách xã hội tăng cao như vào tháng 8 vừa qua.

Theo số liệu của ITU được Cục Viễn thông dẫn lại, giá cước Internet băng rộng cố định tại Việt Nam vẫn ở mức thấp so với thế giới. Cụ thể, đơn giá Internet cố định trên bình quân thu nhập đầu người của Việt Nam bằng 41% so với trung bình thế giới, 71% so với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Pham_Duc_Long_Vietnam_Internet_day_2021[1].jpg

Thứ trưởng Bộ TTTT Phạm Đức Long chia sẻ tại Ngày Internet Việt Nam 2021. Ảnh: BTC.

Đối với giá cước Internet di động, số liệu của ITU cho thấy đơn giá Internet di động trên bình quân thu nhập đầu người của Việt Nam bằng 1/3 trung bình thế giới.

Cục Viễn thông cho biết hiện lượng thuê bao cáp quang đã chiếm 95,34%. Lượng nhỏ còn lại trong mảng Internet băng rộng cố định được cung cấp qua hình thức xDSL và cáp truyền hình.

Chia sẻ tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TTTT Phạm Đức Long cũng nhắc lại chủ trương của ngành trong việc phát triển hạ tầng mạng. Cụ thể, theo mục tiêu của Bộ, Việt Nam sẽ lọt top 30 thế giới về hạ tầng số vào năm 2025. Để làm được điều đó, phải đạt được tiêu chí mỗi người dân một smartphone, mỗi hộ gia đình một đường Internet cáp quang.

"Đó là cơ sở để thực hiện chuyển đổi số. Nếu chúng ta phát triển, xây dựng các ứng dụng số, nền tảng số mà không có kết nối số cho người dân thì việc xây dựng và phát triển kinh tế số trở nên vô nghĩa, người dân không được hưởng lợi. Đó là chính sách để thu hẹp khoảng cách số", ông Long cho biết.

Theo zingnews​
 

Attachments

  • cap_quang_minh_hoa_3[1].jpg
    cap_quang_minh_hoa_3[1].jpg
    128.5 KB · Views: 1,396

robbietien

Banned
Joined
Mar 6, 2017
Messages
32
Reactions
3
MR
0.453
tiền thì thủ đủ , ko thiếu 1 xu , mà chất lượng thì đi xuống , sao ko lên tiếng đòi nó phải giảm giá cước nến đứt cáp , đó là cái ngu của dân VN
đi bão mừng bóng đá thắng nhưng tại sao ko đi bão đòi giảm giá xăng để đi bão đỡ tốn chi phí , nhiều thứ lắm dân mình còn u mê lắm
Bạn rủ cả họ nhà bạn ra đi bão phản đối giá xăng hộ cái, xem có dám không mà ngồi đó gáy.
 

pipidn

Hero
Joined
Jan 2, 2013
Messages
5,344
Solutions
1
Reactions
3,746
MR
16.682
Chat with me via Skype

dangtaiqb29

Newbie
Joined
Dec 2, 2018
Messages
14
Reactions
21
MR
0.205
tiền thì thủ đủ , ko thiếu 1 xu , mà chất lượng thì đi xuống , sao ko lên tiếng đòi nó phải giảm giá cước nến đứt cáp , đó là cái ngu của dân VN
đi bão mừng bóng đá thắng nhưng tại sao ko đi bão đòi giảm giá xăng để đi bão đỡ tốn chi phí , nhiều thứ lắm dân mình còn u mê lắm
Dân VN ai cũng ngu hết, mỗi bạn là khôn thôi. Vậy bạn khôn thì cầm đầu ae đứng lên diễu hành đi biểu tình nào.
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
426,472
Messages
7,177,490
Members
178,898
Latest member
mazman

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom