Đồng USD có thực sự mạnh lên?
Thời gian gần đây đã có các bài viết nhấn mạnh về một đồng đôla đang lên giá và dường như đã có một cái nhìn lạc quan về tương lai của đồng bạc xanh. Tuy nhiên, thực tế có thể không như mong đợi.
Bởi lẽ các chính sách phức tạp của ngân hàng trung ương che giấu một khái niệm quan trọng trong đầu tư, đó là: sự khác biệt giữa giá cả và giá trị. Giá cả là sự đo lường thông qua đơn vị tiền tệ, trong khi giá trị được đo lường thông qua các tài sản đổi được như vàng, bạc, bất động sản. Giá trị đại diện cho sức mua của đồng tiền và tỷ lệ lạm phát. Chính lạm phát đã bóp méo giá cả làm cho giá cả không phản ánh đúng giá trị.
Phương pháp phổ biến để đo lường sức mạnh của đồng đôla đó là chỉ số Đôla Index (Usd Index). Đó là trung bình trọng số của đồng đôla trong rổ sáu loại ngoại tệ mạnh trên toàn thế giới. Chúng bao gồm: Euro, Yên Nhật, Bảng Anh, Dollar Canada, Krona Thụy Điển, và Franc Thụy Sĩ.Đồng Euro và đồng Yên có một trọng lượng không cân xứng, chỉ riêng một mình đồng Euro đã đại diện cho hơn một nửa chỉ số (57,6%). Điều này có thể là một đầu mối cho thấy lý do tại sao đồng đôla dường như đang tăng giá.
Hơn nữa, ngân hàng trung ương Nhật Bản đã, đang và vẫn tiếp tục là một trong những ngân hàng trung ương can thiệp nhiều nhất vào thị trường tiền tệ toàn cầu nhằm ngăn chặn đồng Yên tăng giá. Mới đây thôi ngân hàng trung ương Nhật Bản đã bơm 10 nghìn tỷ Yên (130 tỷ USD) vào thị trường tiền tệ toàn cầu, nhằm làm dịu bớt các áp lực chính trị từ các nhà xuất khẩu Nhật Bản, những người luôn mong muốn hàng hóa của họ có giá cạnh tranh hơn ở nước ngoài thông qua một đồng yên rẻ hơn. Như vậy, qua sự hiểu biết giản đơn gây nhầm lẫn về con số tính toán trung bình của đồng đôla (chỉ số Đôla Index), nó có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn là làm thế nào để đánh giá được phương tiện đo lường quan trọng nhất: giá trị của tiền tệ.
Tiền tệ là dễ bay hơi, không ổn định, và trong ngắn hạn sự chuyển động của tiền tệ có thể trở nên hỗn loạn. Sự tăng giá có thể đánh lừa công chúng bởi sự dao động lên xuống này chỉ phán ánh giá của tiền tệ được so sánh với một tiền tệ khác. Trong ngắn hạn thì giá không được xác định bởi thị trường tự do, mà là do số ít các ngân hàng trung ương và các chính trị gia. Họ liên tục định giá lại đồng tiền nước họ thông qua các chính sách tài chính và tiền tệ đầy toan tính. Tuy nhiên, trong dài hạn, tiền tệ pháp định (tiền giấy) đang bị làm cho mất đi giá trị và cuối cùng là thất bại khi giá trị tiến tới zero. Theo thông lệ, các chỉ số kinh tế như GDP, CPI, tỷ lệ thất nghiệp được coi là các chỉ số biểu thị cho sự tăng trưởng kinh tế, nhưng các chỉ số này lại bị biến dạng nhiều nhất khi đồng tiền bị định giá lại. Một đồng tiền rẻ hơn là cách làm lý tưởng để đạt được các mục tiêu chính trị, bởi tăng trưởng thực sự được thổi phồng và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống thông qua tiền lương thực tế giảm đi
Xu hướng giảm chung của các loại tiền pháp định là không thể tránh khỏi. Khi một quốc gia tăng nợ của mình để hỗ trợ đồng tiền pháp định thì cũng tạo ra lạm phát khi nguồn cung tiền được mở rộng so với số lượng nhất định của hàng hóa và dịch vụ. Các ngân hàng trung ương có thể làm tăng tốc hoặc hãm lại quá trình này trong ngắn hạn thông qua chính sách tiền tệ hay sự can thiệp tích cực được thấy gần đây ở tại châu Âu và Nhật Bản. Tuy nhiên, cuối cùng đồng tiền pháp định vẫn sẽ bị mắc kẹt trong xu hướng giảm dần giá trị và chỉ dao động lên xuống trong một xu hướng giảm dần trong khi các chính phủ cố gắng một cách vô vọng để kéo dài sự sụp đổ hoàn toàn của đồng tiền nước mình.
Giá trị là rất quan trọng trong sự hiểu biết mô hình trên, đó là sự so sánh về sức mua giảm dần của đồng tiền pháp định so với các loại tài sản như vàng bạc, năng lượng, bất động sản, hay cổ phiếu. Mối quan hệ này là luôn tiêu cực cho đến khi đồng tiền thật sự như vàng hay bạc được sử dụng, nó biểu lộ sức mua tăng lên trong sự so sánh với các đồng tiền pháp định. Trong khi đồng đôla có thể tạm thời là “chiếc áo sơ mi bẩn sạch nhất”, nó cũng không có nghĩa là sẽ không bị ảnh hưởng từ hậu quả của nhiều thập niên bị lạm dụng bởi các chính sách gây lạm phát từ ngân hàng trung ương. Thực tế, tất cả các loại tiền tệ pháp định là một quả bom hẹn giờ với sự phá hủy gây tổn thất lớn nhất là các tài sản cá nhân và sự ổn định của quốc gia thông qua việc làm nghèo đi tầng lớp trung lưu.
Theo TTVN/GoldSiver
---------- Post added at 08:53 PM ---------- Previous post was at 08:09 PM ----------
Tuần tới đây mình chủ yếu dùng Ichikomu, thử test xem thế nào
Đây là nhận định cho tuần tới của mình, các bạn coi thử nhé!
Đầu tuần giá có thể giảm về vùng Fibo 61.8, tức là có thể giảm về 1.2986 như trên biểu đồ Daily. Tuy nhiên theo như dự đoán của mình giá có thể sẽ sớm trở lại vùng 1.3175 hoặc có thể tiến xa hơn theo như biểu đồ H4 đã vẽ.
Chiến lược:
Canh mua vùng: 1.2980 đến 1.3000
SL: 1.2890 đến 1.2910
TP1: 1.3175
TP2: 1.3210
TP3: 1.3245 (tuỳ cơ ứng biến)