Bộ Thông tin và Truyền thông đạt được thỏa thuận với YouTube

Khi cơ quan chức năng Việt Nam thông báo một kênh vi phạm pháp luật, YouTube sẽ dừng việc chia tiền quảng cáo với kênh này.

Trả lời chất vấn tại Quốc hội ngày 6/11, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện Việt Nam có 120.000 người đăng ký làm video trên YouTube, trong đó 15.000 kênh thu tiền quảng cáo, 350 kênh có hàng triệu người theo dõi. Mỗi tháng, hàng nghìn video có nội dung xấu, độc đã bị gỡ bỏ trên các mạng xã hội. Tỷ lệ đáp ứng gỡ bỏ video xấu độc, vi phạm pháp luật trên nền tảng YouTube đã tăng từ 50% lên 90%.

Bộ TT&TT đã đạt được thỏa thuận với YouTube rằng khi cơ quan chức năng Việt Nam thông báo một kênh vi phạm pháp luật, nền tảng này sẽ dừng việc chia tiền quảng cáo với kênh đó. Bộ cũng đã phối hợp với Bộ Công an xử lý nghiêm một số cá nhân sản xuất các nội dung xấu độc. Người dân và tổ chức khi phát hiện video vi phạm có thể báo đến đường dây nóng của Bộ và các Sở TT&TT để xử lý.

"Thời gian tới, việc này sẽ phải làm rất nghiêm", Bộ trưởng Hùng khẳng định.

NMH-7203-1604649852-4876-1604662879.jpg

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Hoàng Phong

Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ làm việc với YouTube để nâng tỷ lệ thực thi pháp luật không phải là 90% mà là 100%. Bên cạnh đó, Bộ cũng phát triển công cụ phát hiện video xấu, độc. "Việc này rất khó, nhưng chúng tôi cương quyết làm và tôi tin 2021 sẽ có công cụ này", Bộ trưởng nói.

Bộ TT&TT cũng kết hợp các Bộ khác để ra hướng dẫn cách nhận diện thế nào là video vi phạm thuần phong mỹ tục, nâng cấp đường dây nóng thành trung tâm phát hiện các video xấu độc. Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng các Sở cũng sẽ vào cuộc và các ngành cũng cần tự xác định video xấu độc trong ngành mình. Bộ sẽ hỗ trợ công cụ để thực hiện điều đó. "Chúng ta sẽ cùng xem, cùng phát hiện, và phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để xử lý", ông Hùng nói.

Trả lời VnExpress ngày 8/10, ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết thời quan qua, cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý hàng chục nghìn video xấu. Số lượng nội dung không lành mạnh đã giảm nhiều so với những năm trước đây, nhưng "cứ quét sạch lại có rác mới". Vệc xử lý các nội dung như vậy được đánh giá là bài toán khó trong điều kiện tự do thông tin xuyên biên giới.

Theo ông Phúc, bên cạnh việc cơ quan quản lý phải tăng cường giám sát, cần sự phối hợp của người dùng và bộ phận quản lý của các nền tảng như YouTube vì là các nền tảng quốc tế. Bộ TT&TT đã xây dựng Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia, Trung tâm lưu chiểu truyền thông số quốc gia, để tìm hiểu thông tin tiêu cực trên không gian mạng và có biện pháp xử lý kịp thời.

Ngoài ra, Bộ cũng hợp tác với các công ty công nghệ quốc tế để yêu cầu xử lý các thông tin ảnh hưởng tới cộng đồng, như xóa kênh của Khá "Bảnh", Dương Minh Tuyền.... trên YouTube. Một YouTuber khác là Nguyễn Văn Hưng cũng bị Sở TT&TT Bắc Giang xử phạt hai lần trong một tháng vì đăng video không phù hợp với thuần phong mỹ tục, bị yêu cầu xóa video và nộp phạt tổng cộng 17,5 triệu đồng.

Theo Vnexpress
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
425,421
Messages
7,156,777
Members
177,953
Latest member
VanHa15
Back
Top Bottom