Bộ sưu tập NFT đầu tiên của Starbucks còn được rao bán trên chợ đen với giá cao gấp 5 lần so với giá gốc.
Hôm 10/3, Starbucks đã ra mắt bộ sưu tập NFT đầu tiên mang tên “The Siren Collection”. Bộ sưu tập NFT được mở bán giá 100 USD/chiếc mỗi tem với số lượng giới hạn 2.000 thẻ duy nhất. Những tấm thẻ này nhanh chóng gây sốt trong cộng đồng người hâm mộ và cháy hàng chỉ trong vòng 18 phút.
Các tấm thẻ NFT được Starbucks đặt tên là “Journey Stamps” (tem hành trình), thuộc chương trình tích lũy điểm thưởng Starbucks Odyssey dành cho khách hàng ra mắt từ tháng 12/2022.
Bộ sưu tập NFT đầu tiên “The Siren Collection” chính thức phát hành vào 0h ngày 10/3 và có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ví điện tử MetaMask.
Mỗi người chỉ có thể mua tối đa 2 tem và còn được tặng 1.500 điểm thưởng cho chương trình Starbucks Odyssey. Theo Nifty Gateway, 2.000 tem được phát hành nhưng chỉ có 1.164 khách hàng mua được bộ sưu tập NFT mới này.
Trước giờ ra mắt, thành viên trong nhóm Discord của chương trình Starbucks Odyssey đã than phiền về sự cố của website, liên tục hiện thông báo lỗi, không truy cập được vì quá tải.
Tuy vậy, bộ sưu tập vẫn cháy hàng chỉ trong 18 phút và tình trạng mua bán sang tay nở rộ. Theo CoinDesk, do nhu cầu cao đột biến, giá bán lại của Journey Stamps hiện đã chạm mốc 550 USD, gấp 5 lần so với giá gốc.
Vào thời điểm công bố, Starbuck khẳng định Odyssey là hệ thống giúp người dùng có thể sưu tầm, trao đổi và mua bán các vật phẩm, tem nhãn liên quan đến Starbucks dưới dạng NFT (tài sản không thể thay thế).
Các khách hàng sẽ được trải nghiệm các trò chơi tương tác, câu đố, thử thách về thương hiệu và cà phê nói chung, gọi là các “journey”.
Nếu hoàn thành, khách hàng được thưởng NFT “Journey Stamps” làm kỷ niệm và tích điểm để được nhận hàng loạt phần thưởng khác như tham gia vào các lớp học ảo, quà kỷ niệm hay chuyến thăm đến nông trại cà phê của Starbucks…
Theo The Verge, mua NFT sẽ giúp các thành viên có thêm điểm thưởng và nâng cấp hạng thành viên thân thiết của mình.
Trước bộ sưu tập The Siren Collection, Starbucks đã ra mắt tem NFT “Holiday Cheer Edition 1” với số lượng có hạn 5.000 chiếc. Khách hàng sẽ được tặng miễn phí NFT của Starbucks sau khi hoàn thành các thử thách, đồng thời được tặng thẻ giảm giá khi mua hàng ngoài cửa hàng.
Tuy nhiên, thẻ sưu tập của thương hiệu cà phê hàng đầu thế giới hiện được rao bán lại với giá hơn 1.500 USD trên trang web Nifty Gateway.
Nói với CoinDesk, CEO Andy Sack của Forum3, đối tác của Starbucks trong chương trình Odyssey, cho biết NFT sẽ là hệ thống chăm sóc khách hàng thân thiết thế hệ mới, giúp thiết lập mối quan hệ giữa nhãn hàng và người tiêu dùng.
Không chỉ Starbucks, nhiều thương hiệu lớn khác cũng phát hành NFT để thu hút khách hàng. Reddit, Facebook, Dolce & Gabbana hay Disney cũng là những thương hiệu lớn hợp tác với các nền tảng blockchain cho những kế hoạch về phát hành NFT của nhãn hàng.
Hôm 10/3, Starbucks đã ra mắt bộ sưu tập NFT đầu tiên mang tên “The Siren Collection”. Bộ sưu tập NFT được mở bán giá 100 USD/chiếc mỗi tem với số lượng giới hạn 2.000 thẻ duy nhất. Những tấm thẻ này nhanh chóng gây sốt trong cộng đồng người hâm mộ và cháy hàng chỉ trong vòng 18 phút.
Các tấm thẻ NFT được Starbucks đặt tên là “Journey Stamps” (tem hành trình), thuộc chương trình tích lũy điểm thưởng Starbucks Odyssey dành cho khách hàng ra mắt từ tháng 12/2022.
Bộ sưu tập NFT đầu tiên “The Siren Collection” chính thức phát hành vào 0h ngày 10/3 và có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ví điện tử MetaMask.
Mỗi người chỉ có thể mua tối đa 2 tem và còn được tặng 1.500 điểm thưởng cho chương trình Starbucks Odyssey. Theo Nifty Gateway, 2.000 tem được phát hành nhưng chỉ có 1.164 khách hàng mua được bộ sưu tập NFT mới này.
Trước giờ ra mắt, thành viên trong nhóm Discord của chương trình Starbucks Odyssey đã than phiền về sự cố của website, liên tục hiện thông báo lỗi, không truy cập được vì quá tải.
Tuy vậy, bộ sưu tập vẫn cháy hàng chỉ trong 18 phút và tình trạng mua bán sang tay nở rộ. Theo CoinDesk, do nhu cầu cao đột biến, giá bán lại của Journey Stamps hiện đã chạm mốc 550 USD, gấp 5 lần so với giá gốc.
Vào thời điểm công bố, Starbuck khẳng định Odyssey là hệ thống giúp người dùng có thể sưu tầm, trao đổi và mua bán các vật phẩm, tem nhãn liên quan đến Starbucks dưới dạng NFT (tài sản không thể thay thế).
Các khách hàng sẽ được trải nghiệm các trò chơi tương tác, câu đố, thử thách về thương hiệu và cà phê nói chung, gọi là các “journey”.
Nếu hoàn thành, khách hàng được thưởng NFT “Journey Stamps” làm kỷ niệm và tích điểm để được nhận hàng loạt phần thưởng khác như tham gia vào các lớp học ảo, quà kỷ niệm hay chuyến thăm đến nông trại cà phê của Starbucks…
Theo The Verge, mua NFT sẽ giúp các thành viên có thêm điểm thưởng và nâng cấp hạng thành viên thân thiết của mình.
Trước bộ sưu tập The Siren Collection, Starbucks đã ra mắt tem NFT “Holiday Cheer Edition 1” với số lượng có hạn 5.000 chiếc. Khách hàng sẽ được tặng miễn phí NFT của Starbucks sau khi hoàn thành các thử thách, đồng thời được tặng thẻ giảm giá khi mua hàng ngoài cửa hàng.
Tuy nhiên, thẻ sưu tập của thương hiệu cà phê hàng đầu thế giới hiện được rao bán lại với giá hơn 1.500 USD trên trang web Nifty Gateway.
Nói với CoinDesk, CEO Andy Sack của Forum3, đối tác của Starbucks trong chương trình Odyssey, cho biết NFT sẽ là hệ thống chăm sóc khách hàng thân thiết thế hệ mới, giúp thiết lập mối quan hệ giữa nhãn hàng và người tiêu dùng.
Không chỉ Starbucks, nhiều thương hiệu lớn khác cũng phát hành NFT để thu hút khách hàng. Reddit, Facebook, Dolce & Gabbana hay Disney cũng là những thương hiệu lớn hợp tác với các nền tảng blockchain cho những kế hoạch về phát hành NFT của nhãn hàng.