Sự tăng trưởng ấn tượng của Bitcoin đang giúp gỡ lại phần nào thiệt hại cho các quỹ đã đổ tiền đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới này.
Chưa dừng lại ở đó, đồng tiền mã hóa có vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới còn kết thúc tuần giao dịch vừa rồi với mức tăng tận 27,17% – mức tăng theo tuần cao nhất kể từ tháng 02/2018.
Chỉ số BTC.D (thị phần BTC so với vốn hóa toàn thị trường crypto) thì cũng vượt lên trên mốc 46%, cao nhất kể từ giữa năm ngoái, cho thấy đà đi lên hiện tại đến hoàn toàn từ nội lực của Bitcoin, trong khi những altcoin khác thì vẫn chưa thể bắt kịp.
Động lực đi lên ấn tượng của BTC đến từ những bất ổn vĩ mô trong thị trường tài chính Mỹ và thế giới. Hồi giữa tháng 3, đã có đến ba ngân hàng tại Hoa Kỳ là Silvergate Bank, Silicon Valley Bank và Signature Bank sụp đổ một cách chóng vánh, tất cả đều có khách hàng là các công ty crypto. Riêng Silicon Valley Bank là vụ sụp đổ ngân hàng lớn thứ hai lịch sử nước Mỹ với khối tài sản 209 tỷ USD.
Trước tình hình nghiêm trọng, chính quyền Biden đã yêu cầu Bộ Tài chính và Cục Dự trữ Liên bang (Fed) can thiệp, đảm bảo người gửi tiền tại Silicon Valley Bank và Signature Bank đều có thể rút tài sản về mà không bị thiệt hại. Đổi lại, Fed đã phải bơm thêm đến 300 tỷ USD vào thị trường tài chính Mỹ trong tuần vừa rồi. Số tiền này bằng một nửa lượng tiền mà Cục Dự trữ Liên bang đã thu hồi trong suốt giai đoạn thắt chặt định lượng và nâng lãi suất của năm 2022, làm dấy lên tin đồn rằng đồng USD sẽ sớm lạm phát trở lại.
Một số báo cáo cho biết có đến 186 ngân hàng tại Mỹ đang có rủi ro sụp đổ tương tự Silicon Valley Bank.
Chưa hết, tuần vừa qua còn xuất hiện thông tin tập đoàn ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ là Credit Suisse gặp khó khăn. Tính đến cuối năm 2021, Credit Suisse có khối tài sản là hơn 829 tỷ USD – cao gấp 4 lần Silicon Valley Bank.
Sau một hồi loay hoay tìm cách giải quyết, chính quyền Thụy Sĩ đã thuyết phục ngân hàng lớn nhất nước này là UBS mua lại Credit Suisse với giá 3,23 tỷ USD, thậm chí còn sửa luật để UBS có thể tiến hành thương vụ ấy mà không thông quan họp cổ đông.
Đến rạng sáng ngày 20/03, Fed và nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới như ECB, Anh Quốc, Thụy Sĩ Canada, Nhật Bản,… cho biết đã đạt thỏa thuận để gia tăng thanh khoản USD trên thị trường, theo đó từ ngày 20/03 sẽ bắt đầu xử lý những yêu cầu giao dịch USD trên khung ngày, thay vì tuần như trước đó. Nhóm các ngân hàng trung ương khẳng định đây là thay đổi cần thiết để ổn định tình hình thiếu hụt thanh khoản hiện tại.
Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, đây lại là một biện pháp bơm tiền USD khác ra thị trường trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ đang có dấu hiệu lan sang châu Âu, tiếp thêm sức để Bitcoin tăng.
Vào rạng sáng ngày 23/03, Fed sẽ có thông báo điều chỉnh lãi suất mới nhất. Với những bất ổn tài chính hiện nay, câu hỏi đặt ra là liệu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tiếp tục duy trì chính sách nâng lãi suất để giảm lạm phát của mình, hay chấp nhận dừng lại để đối phó với cuộc khủng hoảng ngân hàng trước.
Giá Bitcoin được nhận định sẽ biến động trước quyết định quan trọng của Fed.
Cụ thể, công ty phần mềm MicroStrategy, một trong những tổ chức đang nắm giữ nhiều Bitcoin nhất thế giới với danh mục lên đến 132.500 BTC – trị giá 3,69 tỷ USD – có mức giá mua trung bình là 30.137 USD. Điều ấy đồng nghĩa với việc MicroStrategy chỉ còn lỗ khoảng gần 9%, cải thiện đáng kể so với mức lỗ lên đến hơn 45% trong giai đoạn cuối tháng 12/2022.
MicroStrategy trong quý IV2022 đã báo lỗ 197 triệu USD vì Bitcoin, song cam kết vẫn giữ nguyên chiến lược không bán.
Tương tự, công ty sản xuất xe điện Tesla của tỷ phú Elon Musk với mức giá DCA Bitcoin trong khoảng 30.000 USD – 32.500 USD đang có cơ hội lớn để huề vốn nếu BTC kéo dài đà tăng. Sau khi đổ 1,5 tỷ USD vào BTC hồi tháng 02/2021, Tesla vào giữa năm 2022 cho biết đã bán 75% khoản đầu tư, thu về 936 triệu USD. Mức lỗ ròng vì BTC của Tesla trong năm vừa rồi là 140 triệu USD.
Trong khi đó, chính quyền quốc gia El Salvador – với giá mua Bitcoin trung bình là gần 42.700 USD/BTC – vẫn đang lỗ gần 35% khoản đầu tư của mình. Tổng thống El Salvador Nayib Bukele hồi tháng 11/2022 có tuyên bố sẽ mua 1 BTC mỗi ngày, nhưng từ đó đến nay vẫn chưa xác nhận lượng BTC bổ sung thêm.
Bitcoin tiếp tục đi lên vì cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ – Châu Âu
Bitcoin (BTC) vào tối muộn ngày 19/03 đã lần đầu tiên kể từ đầu tháng 06/2022 trở lại cột mốc 28.000 USD, tạm thời lập đỉnh ở 28.390 USD.Chưa dừng lại ở đó, đồng tiền mã hóa có vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới còn kết thúc tuần giao dịch vừa rồi với mức tăng tận 27,17% – mức tăng theo tuần cao nhất kể từ tháng 02/2018.
Chỉ số BTC.D (thị phần BTC so với vốn hóa toàn thị trường crypto) thì cũng vượt lên trên mốc 46%, cao nhất kể từ giữa năm ngoái, cho thấy đà đi lên hiện tại đến hoàn toàn từ nội lực của Bitcoin, trong khi những altcoin khác thì vẫn chưa thể bắt kịp.
Động lực đi lên ấn tượng của BTC đến từ những bất ổn vĩ mô trong thị trường tài chính Mỹ và thế giới. Hồi giữa tháng 3, đã có đến ba ngân hàng tại Hoa Kỳ là Silvergate Bank, Silicon Valley Bank và Signature Bank sụp đổ một cách chóng vánh, tất cả đều có khách hàng là các công ty crypto. Riêng Silicon Valley Bank là vụ sụp đổ ngân hàng lớn thứ hai lịch sử nước Mỹ với khối tài sản 209 tỷ USD.
Trước tình hình nghiêm trọng, chính quyền Biden đã yêu cầu Bộ Tài chính và Cục Dự trữ Liên bang (Fed) can thiệp, đảm bảo người gửi tiền tại Silicon Valley Bank và Signature Bank đều có thể rút tài sản về mà không bị thiệt hại. Đổi lại, Fed đã phải bơm thêm đến 300 tỷ USD vào thị trường tài chính Mỹ trong tuần vừa rồi. Số tiền này bằng một nửa lượng tiền mà Cục Dự trữ Liên bang đã thu hồi trong suốt giai đoạn thắt chặt định lượng và nâng lãi suất của năm 2022, làm dấy lên tin đồn rằng đồng USD sẽ sớm lạm phát trở lại.
Một số báo cáo cho biết có đến 186 ngân hàng tại Mỹ đang có rủi ro sụp đổ tương tự Silicon Valley Bank.
Chưa hết, tuần vừa qua còn xuất hiện thông tin tập đoàn ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ là Credit Suisse gặp khó khăn. Tính đến cuối năm 2021, Credit Suisse có khối tài sản là hơn 829 tỷ USD – cao gấp 4 lần Silicon Valley Bank.
Sau một hồi loay hoay tìm cách giải quyết, chính quyền Thụy Sĩ đã thuyết phục ngân hàng lớn nhất nước này là UBS mua lại Credit Suisse với giá 3,23 tỷ USD, thậm chí còn sửa luật để UBS có thể tiến hành thương vụ ấy mà không thông quan họp cổ đông.
Đến rạng sáng ngày 20/03, Fed và nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới như ECB, Anh Quốc, Thụy Sĩ Canada, Nhật Bản,… cho biết đã đạt thỏa thuận để gia tăng thanh khoản USD trên thị trường, theo đó từ ngày 20/03 sẽ bắt đầu xử lý những yêu cầu giao dịch USD trên khung ngày, thay vì tuần như trước đó. Nhóm các ngân hàng trung ương khẳng định đây là thay đổi cần thiết để ổn định tình hình thiếu hụt thanh khoản hiện tại.
Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, đây lại là một biện pháp bơm tiền USD khác ra thị trường trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ đang có dấu hiệu lan sang châu Âu, tiếp thêm sức để Bitcoin tăng.
Vào rạng sáng ngày 23/03, Fed sẽ có thông báo điều chỉnh lãi suất mới nhất. Với những bất ổn tài chính hiện nay, câu hỏi đặt ra là liệu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tiếp tục duy trì chính sách nâng lãi suất để giảm lạm phát của mình, hay chấp nhận dừng lại để đối phó với cuộc khủng hoảng ngân hàng trước.
Giá Bitcoin được nhận định sẽ biến động trước quyết định quan trọng của Fed.
Các quỹ lớn đầu tư Bitcoin sắp “về bờ”
Sự phục hồi mạnh mẽ lên đến 61,4% tình từ mức giá đầu năm 2023 của Bitcoin đang giúp nhiều ông lớn đã bỏ tiền vào đồng tiền này trong giai đoạn 2020-2022 dần lấy lại được những gì đã mất.Cụ thể, công ty phần mềm MicroStrategy, một trong những tổ chức đang nắm giữ nhiều Bitcoin nhất thế giới với danh mục lên đến 132.500 BTC – trị giá 3,69 tỷ USD – có mức giá mua trung bình là 30.137 USD. Điều ấy đồng nghĩa với việc MicroStrategy chỉ còn lỗ khoảng gần 9%, cải thiện đáng kể so với mức lỗ lên đến hơn 45% trong giai đoạn cuối tháng 12/2022.
MicroStrategy trong quý IV2022 đã báo lỗ 197 triệu USD vì Bitcoin, song cam kết vẫn giữ nguyên chiến lược không bán.
Tương tự, công ty sản xuất xe điện Tesla của tỷ phú Elon Musk với mức giá DCA Bitcoin trong khoảng 30.000 USD – 32.500 USD đang có cơ hội lớn để huề vốn nếu BTC kéo dài đà tăng. Sau khi đổ 1,5 tỷ USD vào BTC hồi tháng 02/2021, Tesla vào giữa năm 2022 cho biết đã bán 75% khoản đầu tư, thu về 936 triệu USD. Mức lỗ ròng vì BTC của Tesla trong năm vừa rồi là 140 triệu USD.
Trong khi đó, chính quyền quốc gia El Salvador – với giá mua Bitcoin trung bình là gần 42.700 USD/BTC – vẫn đang lỗ gần 35% khoản đầu tư của mình. Tổng thống El Salvador Nayib Bukele hồi tháng 11/2022 có tuyên bố sẽ mua 1 BTC mỗi ngày, nhưng từ đó đến nay vẫn chưa xác nhận lượng BTC bổ sung thêm.