Tối ngày 13/12, Mỹ đã công bố số liệu CPI của tháng 11, thước đo lạm phát của nền kinh tế lớn nhất thế giới, và khiến thị trường tiền mã hóa phục hồi tích cực.
Như đã được Coin68 nhiều lần tường thuật, một trong những tin tức thường xuyên tác động đến thị trường tiền mã hóa trong suốt năm 2022 là các lần công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng tháng của Mỹ. CPI được xem là thước đo cho tình hình lạm phát của Mỹ, vốn đã ở mức cao nhất trong vòng 3-4 thập niên qua kể từ giữa năm nay.
Theo đó, CPI của Mỹ tháng 11/2022 là chỉ cao hơn cùng kỳ năm ngoái 7,1%, giảm so với mốc 7,7% của tháng 10 và thấp hơn kỳ vọng của giới quan sát tài chính là 7,3%.
Đây đã là tháng thứ 5 liên tiếp tỷ lệ lạm phát so với năm trước của Mỹ suy giảm.
Đồng thời, mức chênh lệch CPI Core (trừ đi các mặt hàng dễ biến động như lương thực và năng lượng) giữa tháng 11/2021 và tháng 11/2022 cũng giảm về còn 6% so với con số 6,3% của tháng 10, thêm một tín hiệu nữa cho thấy tình hình lạm phát đã hạ nhiệt.
Giá Bitcoin (BTC) đã phản ứng tích cực trước thông tin trên, tăng 5,5% so với cách đây 24 giờ lên mốc 18.000 USD – ngưỡng giá trị cao nhất kể từ hôm 09/11, thời điểm sàn FTX bắt đầu lộ vấn đề thanh khoản.
Ethereum (ETH) thì nhảy vọt 7,2% lên 1.349 USD theo chiều tăng của BTC.
Các đồng altcoin lớn trên thị trường đều ghi nhận mức phục hồi từ 4-6%.
Tỷ lệ thanh lý 4 giờ gần nhất đạt gần 90 triệu USD, với BTC và ETH chiếm đa số. Trong đó, có đến hơn 94% các lệnh bị cháy là lệnh short.
Tiếp sau đây, vào rạng sáng ngày 15/12 (giờ Việt Nam), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ công bố mức điều chỉnh lãi suất cuối cùng của năm 2022. Trước đó đã có nhiều tín hiệu cho thấy rằng Fed sẽ hạ nhiệt tăng lãi suất sau một năm 2022 thả cửa cho chỉ số này đi lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, song chưa gì là có thể chắc chắn.
Như đã được Coin68 nhiều lần tường thuật, một trong những tin tức thường xuyên tác động đến thị trường tiền mã hóa trong suốt năm 2022 là các lần công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng tháng của Mỹ. CPI được xem là thước đo cho tình hình lạm phát của Mỹ, vốn đã ở mức cao nhất trong vòng 3-4 thập niên qua kể từ giữa năm nay.
Theo đó, CPI của Mỹ tháng 11/2022 là chỉ cao hơn cùng kỳ năm ngoái 7,1%, giảm so với mốc 7,7% của tháng 10 và thấp hơn kỳ vọng của giới quan sát tài chính là 7,3%.
Đây đã là tháng thứ 5 liên tiếp tỷ lệ lạm phát so với năm trước của Mỹ suy giảm.
Đồng thời, mức chênh lệch CPI Core (trừ đi các mặt hàng dễ biến động như lương thực và năng lượng) giữa tháng 11/2021 và tháng 11/2022 cũng giảm về còn 6% so với con số 6,3% của tháng 10, thêm một tín hiệu nữa cho thấy tình hình lạm phát đã hạ nhiệt.
Giá Bitcoin (BTC) đã phản ứng tích cực trước thông tin trên, tăng 5,5% so với cách đây 24 giờ lên mốc 18.000 USD – ngưỡng giá trị cao nhất kể từ hôm 09/11, thời điểm sàn FTX bắt đầu lộ vấn đề thanh khoản.
Ethereum (ETH) thì nhảy vọt 7,2% lên 1.349 USD theo chiều tăng của BTC.
Các đồng altcoin lớn trên thị trường đều ghi nhận mức phục hồi từ 4-6%.
Tỷ lệ thanh lý 4 giờ gần nhất đạt gần 90 triệu USD, với BTC và ETH chiếm đa số. Trong đó, có đến hơn 94% các lệnh bị cháy là lệnh short.
Tiếp sau đây, vào rạng sáng ngày 15/12 (giờ Việt Nam), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ công bố mức điều chỉnh lãi suất cuối cùng của năm 2022. Trước đó đã có nhiều tín hiệu cho thấy rằng Fed sẽ hạ nhiệt tăng lãi suất sau một năm 2022 thả cửa cho chỉ số này đi lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, song chưa gì là có thể chắc chắn.