Binance, sàn tiền số lớn nhất thế giới, được cho là đã phát triển một kế hoạch bí mật và bài bản nhằm tránh nguy cơ bị kiểm soát tại Mỹ.
Theo tài liệu và tin nhắn từ năm 2018 đến 2020 được WSJ thu thập, Binance đã tìm cách lách luật khi thành lập chi nhánh tại Mỹ. Văn phòng Binance.US ra đời và tuyên bố hoạt động tách biệt với Binance để tránh bị rơi vào tầm ngắn, nhưng thực tế cả hai có mối liên hệ mật thiết.
Binance ra đời năm 2017 khi thị trường tiền điện tử bùng nổ và nhanh chóng mở rộng thành sàn giao dịch tiền số lớn nhất thế giới. Công ty của Changpeng Zhao (CZ) hoạt động chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Á, nhưng cũng có khoảng 25% khách hàng từ Mỹ. Quốc gia có các quy định nghiêm ngặt về tiền số, đồng thời cũng liên tục kiểm soát những công ty có liên quan đến loại tiền này.
Theo tài liệu, Binance lo sợ bất kỳ vụ kiện tụng nào từ chính phủ Mỹ đều sẽ như "sự cố hạt nhân" với hoạt động kinh doanh của sàn. Do đó, họ lên kế hoạch "vô hiệu hóa" nguy cơ tại Mỹ. Công ty thành lập Binance.US năm 2019, "hoạt động một cách độc lập và không liên quan đến Binance toàn cầu". Mục đích là bảo vệ Binance thoát khỏi sự giám sát trực tiếp của Mỹ. Nếu có vấn đề, chỉ Binance.US bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, thực tế Binance và Binance.US gắn bó với nhau hơn nhiều so với những gì được công khai. Một số nhân viên cũ cho biết, nhân sự hai công ty vẫn "trộn lẫn" với nhau, các báo cáo tài chính và mua bán tiền số cũng được gửi qua lại giữa hai bên. Các nhà phát triển Binance tại Trung Quốc vẫn đảm nhận việc duy trì mã phần mềm hỗ trợ ví tiền số của người dùng Binance.US. Có nghĩa, Binance có toàn quyền truy cập vào dữ liệu khách hàng ở Mỹ.
Sau báo cáo của WSJ, người phát ngôn Binance.US khẳng định công ty "được thành lập một cách đặc biệt để phục vụ khách hàng ở Mỹ, với các sản phẩm và dịch vụ tuân thủ các quy tắc và quy định của Mỹ".
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ và Bộ Tư pháp Mỹ đặt Binance.US vào tầm ngắm từ 2020 vì nghi ngờ công ty có liên quan mật thiết đến Binance. Hiện Binance.US chưa có trụ sở ở Mỹ, cũng như bị một số bang như Texas không cấp giấy phép hoạt động vì không cung cấp thông tin tài chính từ các cổ đông lớn nhất của mình.
Cuối tuần trước, một nhóm nghị sĩ lưỡng đảng của Mỹ yêu cầu Binance trả lời một loạt câu hỏi liên quan đến việc "che giấu thông tin tài chính cơ bản đối với khách hàng và công chúng". Ở một số quốc gia khác, sàn cũng đang bị "soi" vì hoạt động không phép.
Binance là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, nhưng đang đối mặt hàng loạt vấn đề, thậm chí được cho là hoạt động kém minh bạch tương tự FTX. Tuy nhiên, với quy mô và tầm ảnh hưởng lớn của mình, giới nhà phân tích tin CZ sẽ không để Binance đi vào vết xe đổ của FTX. Số khác lo ngại thị trường tiền mã hóa vốn quá mong manh và khó kiểm soát sau những cú sập liên tiếp, nên không có gì không thể xảy ra, do đó người dùng cần chuẩn bị tâm lý cho những trường hợp xấu nhất.
Theo tài liệu và tin nhắn từ năm 2018 đến 2020 được WSJ thu thập, Binance đã tìm cách lách luật khi thành lập chi nhánh tại Mỹ. Văn phòng Binance.US ra đời và tuyên bố hoạt động tách biệt với Binance để tránh bị rơi vào tầm ngắn, nhưng thực tế cả hai có mối liên hệ mật thiết.
Binance ra đời năm 2017 khi thị trường tiền điện tử bùng nổ và nhanh chóng mở rộng thành sàn giao dịch tiền số lớn nhất thế giới. Công ty của Changpeng Zhao (CZ) hoạt động chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Á, nhưng cũng có khoảng 25% khách hàng từ Mỹ. Quốc gia có các quy định nghiêm ngặt về tiền số, đồng thời cũng liên tục kiểm soát những công ty có liên quan đến loại tiền này.
Theo tài liệu, Binance lo sợ bất kỳ vụ kiện tụng nào từ chính phủ Mỹ đều sẽ như "sự cố hạt nhân" với hoạt động kinh doanh của sàn. Do đó, họ lên kế hoạch "vô hiệu hóa" nguy cơ tại Mỹ. Công ty thành lập Binance.US năm 2019, "hoạt động một cách độc lập và không liên quan đến Binance toàn cầu". Mục đích là bảo vệ Binance thoát khỏi sự giám sát trực tiếp của Mỹ. Nếu có vấn đề, chỉ Binance.US bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, thực tế Binance và Binance.US gắn bó với nhau hơn nhiều so với những gì được công khai. Một số nhân viên cũ cho biết, nhân sự hai công ty vẫn "trộn lẫn" với nhau, các báo cáo tài chính và mua bán tiền số cũng được gửi qua lại giữa hai bên. Các nhà phát triển Binance tại Trung Quốc vẫn đảm nhận việc duy trì mã phần mềm hỗ trợ ví tiền số của người dùng Binance.US. Có nghĩa, Binance có toàn quyền truy cập vào dữ liệu khách hàng ở Mỹ.
Sau báo cáo của WSJ, người phát ngôn Binance.US khẳng định công ty "được thành lập một cách đặc biệt để phục vụ khách hàng ở Mỹ, với các sản phẩm và dịch vụ tuân thủ các quy tắc và quy định của Mỹ".
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ và Bộ Tư pháp Mỹ đặt Binance.US vào tầm ngắm từ 2020 vì nghi ngờ công ty có liên quan mật thiết đến Binance. Hiện Binance.US chưa có trụ sở ở Mỹ, cũng như bị một số bang như Texas không cấp giấy phép hoạt động vì không cung cấp thông tin tài chính từ các cổ đông lớn nhất của mình.
Cuối tuần trước, một nhóm nghị sĩ lưỡng đảng của Mỹ yêu cầu Binance trả lời một loạt câu hỏi liên quan đến việc "che giấu thông tin tài chính cơ bản đối với khách hàng và công chúng". Ở một số quốc gia khác, sàn cũng đang bị "soi" vì hoạt động không phép.
Binance là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, nhưng đang đối mặt hàng loạt vấn đề, thậm chí được cho là hoạt động kém minh bạch tương tự FTX. Tuy nhiên, với quy mô và tầm ảnh hưởng lớn của mình, giới nhà phân tích tin CZ sẽ không để Binance đi vào vết xe đổ của FTX. Số khác lo ngại thị trường tiền mã hóa vốn quá mong manh và khó kiểm soát sau những cú sập liên tiếp, nên không có gì không thể xảy ra, do đó người dùng cần chuẩn bị tâm lý cho những trường hợp xấu nhất.