Ủy ban điều tra Tội phạm tài chính (MASAK) đã phạt Binance Thổ Nhĩ Kỳ 8 triệu lira (gần 750.000 USD) sau khi sàn giao dịch không thành công trong cuộc kiểm tra của cơ quan giám sát tài chính để giám sát việc tuân thủ Chống rửa tiền (AML).
Ủy ban Điều tra Tội phạm Tài chính (MASAK), đơn vị hoạt động với tư cách là đơn vị tình báo tài chính của Thổ Nhĩ Kỳ thuộc Bộ Tài chính, đã phát hiện thấy các hoạt động của sàn giao dịch tiền mã hóa Binance tại quốc gia này đã vi phạm luật nhằm ngăn chặn việc rửa tiền.
Theo cơ quan truyền thông địa phương Anadolu Agency, MASAK đã thực hiện kiểm toán luật số 5549 về Phòng chống tội phạm rửa tiền (AML). Luật AML ở Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu các công ty xác định và báo cáo xác minh KYC và số lượng giấy tờ tùy thân của khách hàng. Luật cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải thông báo ngay cho chính phủ về các hoạt động đáng ngờ trong thời hạn 10 ngày.
Cơ quan giám sát đã áp dụng mức phạt hành chính tối đa có thể là 8 triệu lira Thổ Nhĩ Kỳ, tương đương gần 750.000 USD vì cáo buộc vi phạm. Thông qua sự kiện trên, Binance cũng trở thành doanh nghiệp tiền mã hóa đầu tiên bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ phạt. Hơn nữa, MASAK đang hợp tác chặt chẽ với Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính (FATF), một cơ quan quản lý toàn cầu chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Đồng thời, MASAK cũng đã đồng ý báo cáo các giao dịch vượt quá giá trị 10 nghìn lira trong vòng 10 ngày. Ngoài ra, mốc thời gian này cũng trùng với ngày Tổng thống Recep Tayyip Erdogan thông báo về việc hoàn thành dự thảo luật tiền mã hóa sẽ sớm được trình lên Quốc hội.
Luật mới có thể thúc đẩy nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm mang lại giá trị đồng lira đang giảm dần. Erdogan cũng thừa nhận rằng lạm phát “khủng khiếp” gần đây của đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ không liên quan về mặt toán học mà là một vấn đề mang tính quốc gia cần phải giải quyết triệt để. Song, có lẽ tiền mã hóa sẽ là phương án được Thổ Nhĩ Kỳ hướng đến, trái ngược quan điểm “tuyên chiến” với Bitcoin mà ông đưa ra vào cuối tháng 9.
Song, Binance cần phải quyết tâm hơn trong việc hoàn thiện triệt để những vấn đề pháp lý, vì công ty đã phải vật lộn để thiết lập mối quan hệ tốt với một số cơ quan quản lý tài chính trong thời gian vừa qua. Nếu để những sai phạm nhỏ tương tự xảy ra, rất có thể chuỗi ngày “đen tối” sẽ lại đeo bám sàn giao dịch, ảnh hưởng không nhỏ đến chặng đường phát triển trong tương lai.
Ủy ban Điều tra Tội phạm Tài chính (MASAK), đơn vị hoạt động với tư cách là đơn vị tình báo tài chính của Thổ Nhĩ Kỳ thuộc Bộ Tài chính, đã phát hiện thấy các hoạt động của sàn giao dịch tiền mã hóa Binance tại quốc gia này đã vi phạm luật nhằm ngăn chặn việc rửa tiền.
Theo cơ quan truyền thông địa phương Anadolu Agency, MASAK đã thực hiện kiểm toán luật số 5549 về Phòng chống tội phạm rửa tiền (AML). Luật AML ở Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu các công ty xác định và báo cáo xác minh KYC và số lượng giấy tờ tùy thân của khách hàng. Luật cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải thông báo ngay cho chính phủ về các hoạt động đáng ngờ trong thời hạn 10 ngày.
Cơ quan giám sát đã áp dụng mức phạt hành chính tối đa có thể là 8 triệu lira Thổ Nhĩ Kỳ, tương đương gần 750.000 USD vì cáo buộc vi phạm. Thông qua sự kiện trên, Binance cũng trở thành doanh nghiệp tiền mã hóa đầu tiên bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ phạt. Hơn nữa, MASAK đang hợp tác chặt chẽ với Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính (FATF), một cơ quan quản lý toàn cầu chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Đồng thời, MASAK cũng đã đồng ý báo cáo các giao dịch vượt quá giá trị 10 nghìn lira trong vòng 10 ngày. Ngoài ra, mốc thời gian này cũng trùng với ngày Tổng thống Recep Tayyip Erdogan thông báo về việc hoàn thành dự thảo luật tiền mã hóa sẽ sớm được trình lên Quốc hội.
Luật mới có thể thúc đẩy nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm mang lại giá trị đồng lira đang giảm dần. Erdogan cũng thừa nhận rằng lạm phát “khủng khiếp” gần đây của đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ không liên quan về mặt toán học mà là một vấn đề mang tính quốc gia cần phải giải quyết triệt để. Song, có lẽ tiền mã hóa sẽ là phương án được Thổ Nhĩ Kỳ hướng đến, trái ngược quan điểm “tuyên chiến” với Bitcoin mà ông đưa ra vào cuối tháng 9.
Song, Binance cần phải quyết tâm hơn trong việc hoàn thiện triệt để những vấn đề pháp lý, vì công ty đã phải vật lộn để thiết lập mối quan hệ tốt với một số cơ quan quản lý tài chính trong thời gian vừa qua. Nếu để những sai phạm nhỏ tương tự xảy ra, rất có thể chuỗi ngày “đen tối” sẽ lại đeo bám sàn giao dịch, ảnh hưởng không nhỏ đến chặng đường phát triển trong tương lai.
Theo coin68