Sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới Binance đã bác bỏ cáo buộc rằng đã chuyển thông tin người dùng cho giới chức Nga.
Binance bị cáo buộc tiết lộ thông tin người dùng
Tối ngày 22/04, báo Reuters đã đăng tải một phóng sự điều tra mới vào Binance, sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại, tuyên bố nền tảng này đã chia sẻ thông tin người dùng với chính quyền Nga.
Cụ thể, Reuters đã cung cấp những bằng chứng cho thấy ông Gleb Kostarev, Giám đốc của Binance tại khu vực Đông Âu và Nga, vào tháng 04/2021 đã gặp mặt với cơ quan chống rửa tiền Rosfin, thuộc quyền quản lý của Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB). Sau cuộc gặp, ông Kostarev trao đổi qua email với cấp dưới rằng ông đã đồng ý cung cấp thông tin người dùng cho giới chức Nga vì “không còn lựa chọn nào khác”.
Reuters khẳng định những thông tin được Rosfin thu thập là nhằm để truy lùng các khoản quyên góp tiền mã hóa cho nhà lãnh đạo phe đối lập Alexei Navalny, nhân vật chỉ trích chính quyền Putin dữ dội nhất. Ông Navalny sau đó đã bị đầu độc và bị Nga bắt giữ.
Đây không phải là lần đầu tiên Reuters đăng tải các tin tức tiêu cực nhắm đến Binance. Hồi tháng 1, hãng thông tấn này đã thực hiện một phóng sự điều tra nhiều cựu nhân viên của sàn, trình bày những chứng cứ cho thấy Binance cố tình lơ là và vi phạm nghiêm trọng các quy định về phòng chống rửa tiền.
Phản bác từ Binance
Phía Binance đã nhanh chóng lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Reuters. Trong bài blog đăng tải sáng ngày 23/04, sàn tuyên bố:
Binance khẳng định tất cả những gì họ làm tại Nga trước khi cuộc xung đột với Ukraine là thúc đẩy sự phát triển của ngành tiền mã hóa và kêu gọi xây dựng khung pháp lý crypto, giống như bao công ty crypto khác. Sau khi cuộc chiến nổ ra, sàn đã ngừng làm việc tại Nga và áp đặt các biện pháp cấm vận. Binance đến nay là sàn giao dịch crypto lớn duy nhất tuân theo các yêu cầu trừng phạt mới được EU ban hành, giới hạn khả năng giao dịch của người dùng cá nhân/tổ chức Nga.
Mặc dù vậy, Binance thừa nhận rằng chính phủ của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, kể cả Nga, cũng có thể yêu cầu sàn làm việc với họ, miễn là có yêu cầu pháp lý cụ thể và hợp pháp.
Binance cho biết sẽ gửi thư phàn nàn đến Reuters vì bài báo trên vì tác giả đã cố tình “giật gân hóa” nhiều tình tiết, dẫn đến sự phản ánh không chính xác về các hành động của sàn.
Sàn còn công bố email trao đổi giữa Giám đốc Truyền thông Patrick Hillmann và phóng viên Reuters về cuộc gặp với Rosfin để cộng đồng tự đánh giá.
Kể từ khi cuộc xung đột Nga – Ukraine bắt đầu, Binance là một trong những đơn vị có động thái ở cả hai phía. Một mặt, sàn đã lập một quỹ từ thiện 10 triệu USD nhằm hỗ trợ người dần Ukraine. Mặt khác, sàn khước từ đề nghị chặn người dùng Nga vì cho rằng bản chất phi tập trung của crypto nên được thể hiện rõ nhất ở những thời điểm như lúc này. Khối lượng giao dịch và giá nhiều đồng tiền mã hóa với đồng rúp Nga trên Binance hồi tháng 2 đã lập đỉnh mới.
Binance bị cáo buộc tiết lộ thông tin người dùng
Tối ngày 22/04, báo Reuters đã đăng tải một phóng sự điều tra mới vào Binance, sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại, tuyên bố nền tảng này đã chia sẻ thông tin người dùng với chính quyền Nga.
Cụ thể, Reuters đã cung cấp những bằng chứng cho thấy ông Gleb Kostarev, Giám đốc của Binance tại khu vực Đông Âu và Nga, vào tháng 04/2021 đã gặp mặt với cơ quan chống rửa tiền Rosfin, thuộc quyền quản lý của Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB). Sau cuộc gặp, ông Kostarev trao đổi qua email với cấp dưới rằng ông đã đồng ý cung cấp thông tin người dùng cho giới chức Nga vì “không còn lựa chọn nào khác”.
Reuters khẳng định những thông tin được Rosfin thu thập là nhằm để truy lùng các khoản quyên góp tiền mã hóa cho nhà lãnh đạo phe đối lập Alexei Navalny, nhân vật chỉ trích chính quyền Putin dữ dội nhất. Ông Navalny sau đó đã bị đầu độc và bị Nga bắt giữ.
Đây không phải là lần đầu tiên Reuters đăng tải các tin tức tiêu cực nhắm đến Binance. Hồi tháng 1, hãng thông tấn này đã thực hiện một phóng sự điều tra nhiều cựu nhân viên của sàn, trình bày những chứng cứ cho thấy Binance cố tình lơ là và vi phạm nghiêm trọng các quy định về phòng chống rửa tiền.
Phản bác từ Binance
Phía Binance đã nhanh chóng lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Reuters. Trong bài blog đăng tải sáng ngày 23/04, sàn tuyên bố:
“Phát biểu cho rằng Binance chia sẻ thông tin của bất kỳ người dùng nào, bao gồm cả ông Alexei Navalny, với các cơ quan và giới chức thuộc quyền quản lý của FSB là sai sự thật.”
Binance khẳng định tất cả những gì họ làm tại Nga trước khi cuộc xung đột với Ukraine là thúc đẩy sự phát triển của ngành tiền mã hóa và kêu gọi xây dựng khung pháp lý crypto, giống như bao công ty crypto khác. Sau khi cuộc chiến nổ ra, sàn đã ngừng làm việc tại Nga và áp đặt các biện pháp cấm vận. Binance đến nay là sàn giao dịch crypto lớn duy nhất tuân theo các yêu cầu trừng phạt mới được EU ban hành, giới hạn khả năng giao dịch của người dùng cá nhân/tổ chức Nga.
Mặc dù vậy, Binance thừa nhận rằng chính phủ của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, kể cả Nga, cũng có thể yêu cầu sàn làm việc với họ, miễn là có yêu cầu pháp lý cụ thể và hợp pháp.
Binance cho biết sẽ gửi thư phàn nàn đến Reuters vì bài báo trên vì tác giả đã cố tình “giật gân hóa” nhiều tình tiết, dẫn đến sự phản ánh không chính xác về các hành động của sàn.
Sàn còn công bố email trao đổi giữa Giám đốc Truyền thông Patrick Hillmann và phóng viên Reuters về cuộc gặp với Rosfin để cộng đồng tự đánh giá.
Kể từ khi cuộc xung đột Nga – Ukraine bắt đầu, Binance là một trong những đơn vị có động thái ở cả hai phía. Một mặt, sàn đã lập một quỹ từ thiện 10 triệu USD nhằm hỗ trợ người dần Ukraine. Mặt khác, sàn khước từ đề nghị chặn người dùng Nga vì cho rằng bản chất phi tập trung của crypto nên được thể hiện rõ nhất ở những thời điểm như lúc này. Khối lượng giao dịch và giá nhiều đồng tiền mã hóa với đồng rúp Nga trên Binance hồi tháng 2 đã lập đỉnh mới.
Theo coin68