News Binance Card sắp "tạm biệt" Châu Mỹ Latinh và Trung Đông

Kể từ ngày 21/09/2023, Binance sẽ tạm ngừng hoàn toàn các dịch vụ về thẻ ghi nợ (Debit Card) tại khu vực Nam Mỹ và Trung Đông. Quyết định được đưa ra sau khi một người dùng nêu lên những lo ngại khi sử dụng ở Colombia.

1692925276061.png

Binance Card rút lui khỏi khu vực châu Mỹ Latinh​

Theo một tuyên bố trên mạng xã hội X (Twitter cũ) vào sáng ngày 24/08/2023, sàn giao dịch tiền mã hóa hàng đầu sẽ ngừng cung cấp dịch vụ Binance Card - loại thẻ ghi nợ tiền mã hóa (Crypto Debit Card) - ở châu Mỹ Latinh và Trung Đông kể từ ngày 21/09/2023.


Binance Card hoạt động tương tự như các loại thẻ Debit Card thông thường, cho phép người dùng thanh toán, hoặc chi trả cho các dịch vụ và hàng hoá trong cuộc sống hàng ngày, nhưng chúng có điểm khác biệt duy nhất, đó là sử dụng nguồn vốn từ các tài sản kỹ thuật số/tiền mã hóa. Theo thông tin trên trang web, Binance Card được chấp nhận thanh toán bởi mạng lưới rộng lớn gồm hơn 90 triệu cửa hàng trên toàn cầu.

Động cơ dẫn đến quyết định này xuất phát từ một người dùng đã nêu ra các vấn đề về Binance Card sử dụng ở Colombia. Qua đó, Binance nhanh chóng trả lời lại bằng tuyên bố tạm ngừng dịch vụ nêu trên. Tuy nhiên, lý do chính xác đằng sau lựa chọn này vẫn chưa được tiết lộ.

Binance cũng nêu rõ rằng việc ngừng dịch vụ sẽ chỉ ảnh hưởng tới dưới 1% người dùng của họ ở các khu vực này. Các tài khoản Binance khác trên toàn cầu sẽ không bị ảnh hưởng. Người dùng vẫn có thể tiếp tục mua sắm bằng tiền mã hóa thông qua Binance Pay, một công nghệ thanh toán tiền mã hóa P2P mới do Binance thiết kế.

Vào tháng 04/2020, Binance đã giới thiệu khái niệm về thẻ ghi nợ với nguồn tiền bằng tiền mã hóa với mục tiêu khai thác thị trường thanh toán toàn cầu rộng lớn. Đến giữa năm 2020, Binance Card tích hợp công nghệ Swipe, đã được phổ biến rộng rãi ở Châu Âu và các khu vực quốc tế khác.

Rắc rối pháp lý tại Brazil​

Binance Card mới vào thị trường Châu Mỹ Latinh thông qua Brazil và Argentina từ đầu năm 2023. Tính ra, việc Binance tạm ngừng dịch vụ ở khu vực này diễn ra chỉ vỏn vẹn chưa đầy 1 năm và chỉ 3 ngày sau khi ra mắt dịch vụ Binance Pay tại Brazil.

Binance Pay là một giải pháp thanh toán tiền mã hóa miễn phí, không chạm, xuyên biên giới và bảo mật, hỗ trợ hơn 70 loại tiền mã hóa, cho phép người dùng chuyển tiền an toàn giữa các ví chỉ trong vài giây. Binance cho biết dịch vụ đã đạt hơn 12 triệu người dùng hoạt động, với hơn 98 tỷ USD được xử lý trong khối lượng thanh toán.

Mặc cho những rắc rối pháp lý của sàn giao dịch Binance tại chi nhánh Brazil, ông Guilherme Nazar, Giám đốc điều hành Binance tại Brazil, vẫn hy vọng dịch vụ này sẽ “đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp ở Brazil, vì quốc gia này có tỷ lệ tăng trưởng áp dụng tiền mã hóa cao nhất”.

Cách đây hai tháng, quan chức Brazil đã tiến hành điều tra Binance vì quan ngại sàn lách luật cung cấp dịch vụ phái sinh bất hợp pháp. Theo Ủy ban Chứng khoán Brazil (CVM), Binance có thể đã nhúng tay vào các hoạt động trái phép, mặc dù đã bị chính phủ nước này buộc ngừng hoạt động từ năm 2020.

Không chỉ ở khu vực Châu Mỹ Latinh, Binance vẫn đang phải đối mặt với sự giám sát quy định khắt khe hơn ở bên kia Đại Tây Dương.

Tuần trước, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng có trụ sở tại London Checkout.com đã cắt đứt quan hệ với Binance, với lý do các vấn đề về chống rửa tiền, trừng phạt và kiểm soát tuân thủ của họ.

Trước đó vào ngày 16/08/2023, Binance cũng đã vô hiệu hóa dịch vụ Binance Connect và Bifinity, sàn giao dịch đổ lỗi cho nhà cung cấp dịch vụ vì ngừng hỗ trợ thanh toán bằng thẻ.

Đến hiện hành, Binance vẫn đang “mắc kẹt” trong cuộc chiến pháp lý kéo dài với chính quyền Mỹ, với các cáo buộc chưa đăng ký hoạt động tại xứ cờ hoa. Thậm chí, CEO Changpeng Zhao từng "suýt" cho dừng hoạt động chi nhánh Mỹ khi bị cơ quan quản lý nơi đây đàn áp. Song riêng Bộ Tư pháp Mỹ vẫn chưa muốn kết tội Binance vì sợ gây tác động xấu lên thị trường chung.
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
426,316
Messages
7,174,928
Members
178,764
Latest member
NekoCatto

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom