Một vài pool trên Balancer bất ngờ gặp sự cố, dự án khuyến cáo người dùng lập tức rút tiền.
Tối muộn ngày 22/08, một số pool V2 trên Balancer bỗng gặp lỗ hổng nghiêm trọng. Dự án đang khẩn cấp điều tra làm rõ, song khoảng 4% TVL (30 triệu USD) vẫn đứng trước nguy cơ rủi ro.
Dự án kêu gọi người dùng rút thanh khoản từ các pool bị ảnh hưởng ngay lập tức. Đồng thời, Balancer sẽ sớm thông báo và hướng dẫn rút tiền đối với người dùng bị ảnh hưởng.
Giá BAL đang biến động mạnh sau sự cố bảo mật, nhưng chỉ giảm khoảng 4% trong ngày. Ở thời điểm viết bài, BAL đang được giao dịch quanh mốc 3,44 USD.
Balancer là giao thức tạo lập thị trường tự động (AMM) ra mắt vào tháng 03/2020, trên hạ tầng Ethereum. Có nét tương đồng với Uniswap, nền tảng cung cấp hoán đổi/giao dịch nhiều loại token mà không cần sử dụng sổ lệnh. Balancer hiện xếp thứ 15 trên bảng thống kê giao thức DeFi dựa trên 836,5 triệu USD tài sản bị khóa (TVL).
Cùng thời điểm này năm ngoái, Balancer bị tấn công phishing, song đây không chỉ đơn thuần là vụ đánh cắp domain hay giả mạo giao diện.
Chỉ mới tháng trước, Curve cũng rơi vào tình trạng hỗn loạn tương tự. Lỗ hổng Vyper đã gây ảnh hưởng đến một số pool trên nền tảng, để lại hậu quả lên đến 52 triệu USD. Tính đến ngày 12/08, Curve đã khôi phục được 70% số tiền bị đánh cắp.
Tối muộn ngày 22/08, một số pool V2 trên Balancer bỗng gặp lỗ hổng nghiêm trọng. Dự án đang khẩn cấp điều tra làm rõ, song khoảng 4% TVL (30 triệu USD) vẫn đứng trước nguy cơ rủi ro.
Dự án kêu gọi người dùng rút thanh khoản từ các pool bị ảnh hưởng ngay lập tức. Đồng thời, Balancer sẽ sớm thông báo và hướng dẫn rút tiền đối với người dùng bị ảnh hưởng.
Giá BAL đang biến động mạnh sau sự cố bảo mật, nhưng chỉ giảm khoảng 4% trong ngày. Ở thời điểm viết bài, BAL đang được giao dịch quanh mốc 3,44 USD.
Balancer là giao thức tạo lập thị trường tự động (AMM) ra mắt vào tháng 03/2020, trên hạ tầng Ethereum. Có nét tương đồng với Uniswap, nền tảng cung cấp hoán đổi/giao dịch nhiều loại token mà không cần sử dụng sổ lệnh. Balancer hiện xếp thứ 15 trên bảng thống kê giao thức DeFi dựa trên 836,5 triệu USD tài sản bị khóa (TVL).
Cùng thời điểm này năm ngoái, Balancer bị tấn công phishing, song đây không chỉ đơn thuần là vụ đánh cắp domain hay giả mạo giao diện.
Chỉ mới tháng trước, Curve cũng rơi vào tình trạng hỗn loạn tương tự. Lỗ hổng Vyper đã gây ảnh hưởng đến một số pool trên nền tảng, để lại hậu quả lên đến 52 triệu USD. Tính đến ngày 12/08, Curve đã khôi phục được 70% số tiền bị đánh cắp.