FTX phá sản khiến các văn phòng tiền số ở Bahamas bị bỏ trống và không còn những khoản chi tiêu hào nhoáng. Đầu năm ngoái, khi thị trường tiền số sôi động, Ryan Salame, Giám đốc điều hành FTX, bước vào một ngân hàng ở Bahamas, đặt cọc 4,5 triệu USD để mua một lô đất ven biển, tham vọng xây dựng trụ sở mới của công ty. Tháng 4, Thủ tướng Bahamas xuất hiện cùng các giám đốc của FTX tại lễ động thổ trên vùng đất mới. Nhưng việc xây dựng chưa bao giờ thực sự được tiến hành. FTX bất ngờ sụp đổ giữa tháng 11 khiến giấc mơ về một cuộc sống mới của người dân nơi đây bị thổi bay.
Trước khi nổi tiếng là nơi ủng hộ tiền điện tử, Bahamas từng được nhắc đến vào năm 2019 khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão Dorian. Năm 2020, khi Covid-19 bùng phát, nền kinh tế ở đây cũng kiệt quệ vì phần lớn GDP phụ thuộc vào du lịch. Theo CoinTelegraph, Thủ tướng Philip Davis và chính phủ của ông tin tiền điện tử có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phục hồi kinh tế. Quốc đảo này đưa ra nhiều chính sách để khuyến khích các công ty tiền điện tử lập trụ sở, hứa hẹn hỗ trợ về pháp lý. Đây cũng là điều Sam Bankman-Fried, nhà sáng lập sàn FTX đang tìm kiếm, nên đã quyết định chuyển FTX từ Hong Kong đến Bahamas.
FTX không phải công ty tiền số duy nhất tại đây nhưng là những người chịu chi nhất. Báo cáo từ Reuters cho thấy cha mẹ Bankman-Fried, các giám đốc công ty đã chi hàng trăm triệu USD mua bất động sản hạng sang ở đảo quốc. Với người dân địa phương, sự xuất hiện của FTX như mở ra một chương mới. Những vị khách mới đến và chi tiêu không giới hạn cho các dịch vụ từ lái xe đến ăn uống, nghỉ dưỡng.
Tại văn phòng của mình, FTX từng chi hơn 100.000 USD mỗi tuần cho ăn uống. Công ty cũng thuê riêng một đội xe đưa đón nhân viên bằng những mẫu xe sang trọng của BMW, Toyota và Honda. Các tài xế là người dân địa phương được chi trả hậu hĩnh từ những dịch vụ cho FTX.
Công việc liên quan đến hậu cần như tổ chức sự kiện cho sàn tiền số cũng đem đến nguồn lợi lớn cho hàng loạt công ty địa phương. Nhiều nhân viên bản địa còn được quyền mua cổ phần từ tiền lương họ kiếm được. Sự xuất hiện của FTX đã kéo giá bất động sản địa phương tăng, giá trị các văn phòng, khu nghỉ dưỡng ở Bahamas cũng được thổi lên đáng kể.
Tuy nhiên khi sàn nộp đơn phá sản, hàng loạt nhân công ở hòn đảo thất nghiệp. Họ mất đi nguồn thu nhập ổn định, các dịch vụ ăn theo trở về thực tại ảm đạm. Không còn các tỷ phú tiền số, không còn ai vung tiền cho giấc mơ đổi đời của không ít người dân Bahamas. Nhiều công ty tiền số khác cũng không còn mạnh tay chi tiêu. Kế hoạch dựa vào tiền điện tử để khôi phục kinh tế của chính quyền địa phương đứng trước nguy cơ thất bại.
Dù vậy, trong cộng đồng tiền mã hóa, không phải ai đồng cảm với những rắc rối Bahamas phải đối mặt. CoinTelegraph dẫn ý kiến cho rằng Bahamas đã tiếp tay cho các tỷ phú và công ty tiền số trốn thuế, nên giờ phải trả giá. Chính quyền Bahamas đang điều tra Sam Bankman-Fried và sàn FTX. Ủy ban Chứng khoán Bahamas cũng đóng băng tài sản của Alameda Research - quỹ đầu tư liên quan trực tiếp đến FTX.
Trước khi nổi tiếng là nơi ủng hộ tiền điện tử, Bahamas từng được nhắc đến vào năm 2019 khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão Dorian. Năm 2020, khi Covid-19 bùng phát, nền kinh tế ở đây cũng kiệt quệ vì phần lớn GDP phụ thuộc vào du lịch. Theo CoinTelegraph, Thủ tướng Philip Davis và chính phủ của ông tin tiền điện tử có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phục hồi kinh tế. Quốc đảo này đưa ra nhiều chính sách để khuyến khích các công ty tiền điện tử lập trụ sở, hứa hẹn hỗ trợ về pháp lý. Đây cũng là điều Sam Bankman-Fried, nhà sáng lập sàn FTX đang tìm kiếm, nên đã quyết định chuyển FTX từ Hong Kong đến Bahamas.
FTX không phải công ty tiền số duy nhất tại đây nhưng là những người chịu chi nhất. Báo cáo từ Reuters cho thấy cha mẹ Bankman-Fried, các giám đốc công ty đã chi hàng trăm triệu USD mua bất động sản hạng sang ở đảo quốc. Với người dân địa phương, sự xuất hiện của FTX như mở ra một chương mới. Những vị khách mới đến và chi tiêu không giới hạn cho các dịch vụ từ lái xe đến ăn uống, nghỉ dưỡng.
Tại văn phòng của mình, FTX từng chi hơn 100.000 USD mỗi tuần cho ăn uống. Công ty cũng thuê riêng một đội xe đưa đón nhân viên bằng những mẫu xe sang trọng của BMW, Toyota và Honda. Các tài xế là người dân địa phương được chi trả hậu hĩnh từ những dịch vụ cho FTX.
Công việc liên quan đến hậu cần như tổ chức sự kiện cho sàn tiền số cũng đem đến nguồn lợi lớn cho hàng loạt công ty địa phương. Nhiều nhân viên bản địa còn được quyền mua cổ phần từ tiền lương họ kiếm được. Sự xuất hiện của FTX đã kéo giá bất động sản địa phương tăng, giá trị các văn phòng, khu nghỉ dưỡng ở Bahamas cũng được thổi lên đáng kể.
Tuy nhiên khi sàn nộp đơn phá sản, hàng loạt nhân công ở hòn đảo thất nghiệp. Họ mất đi nguồn thu nhập ổn định, các dịch vụ ăn theo trở về thực tại ảm đạm. Không còn các tỷ phú tiền số, không còn ai vung tiền cho giấc mơ đổi đời của không ít người dân Bahamas. Nhiều công ty tiền số khác cũng không còn mạnh tay chi tiêu. Kế hoạch dựa vào tiền điện tử để khôi phục kinh tế của chính quyền địa phương đứng trước nguy cơ thất bại.
Dù vậy, trong cộng đồng tiền mã hóa, không phải ai đồng cảm với những rắc rối Bahamas phải đối mặt. CoinTelegraph dẫn ý kiến cho rằng Bahamas đã tiếp tay cho các tỷ phú và công ty tiền số trốn thuế, nên giờ phải trả giá. Chính quyền Bahamas đang điều tra Sam Bankman-Fried và sàn FTX. Ủy ban Chứng khoán Bahamas cũng đóng băng tài sản của Alameda Research - quỹ đầu tư liên quan trực tiếp đến FTX.