Mô hình hoạt động của Axie Infinity được cho là bắt đầu kém hấp dẫn khi ngày càng nhiều người bán token trong game để lấy tiền mặt.
Cách đây 8 tháng, nhà tư vấn quản lý Ansel Gravelle 24 tuổi tại Toronto tình cờ phát hiện một trò chơi điện tử có tên Axie Infinity - hiện được coi là game NFT đắt giá nhất thế giới. Khác với những game trước anh biết, người tham gia cần bỏ khoảng 1.000 USD đầu tư và có thể thu hồi vốn trong một tháng. Gravelle nhận thấy mình có thể kiếm tiền ở môi trường này.
Ảnh: FT/Sky Mavis
Cùng một người bạn, Gravelle thành lập công ty có tên AxieFacts vào tháng 7 với mục đích duy nhất là tạo tài khoản game Axie Infinity và thuê những người không đủ vốn để tự chơi có thể "cày thuê" toàn thời gian cho mình.
"Một khi bạn có vốn, bạn có thể kiếm được người chơi cho mình trong vài giờ", Gravelle nói.
Gravelle không đơn độc. Nhiều doanh nghiệp như AxieFacts đã mọc lên khắp toàn cầu nhằm kiếm được càng nhiều tiền càng tốt từ Axie Infinity - game dạng chơi để kiếm tiền (play-to-earn) do Sky Mavis, một công ty có trụ sở tại Việt Nam, đứng sau.
Các công ty thuê người "cày" game Axie Infinity chủ yếu ở các nước đang phát triển, hoặc các nhà tài trợ từ các nước phát triển, sẵn sàng đầu tư số tiền lớn cho người khác chơi game. Những công ty này sẽ lấy 30-50% thu nhập của người chơi.
Dù vậy, các nhà phân tích game gần đây bắt đầu đặt câu hỏi về tính bền vững của nền kinh tế trong Axie Infinity - vốn dựa vào sự tăng trưởng của người chơi mới để duy trì cân bằng.
Trong khi các mô hình trò chơi điện tử truyền thống thường sử dụng loại tiền riêng để lưu hành trong môi trường của mình, Axie Infinity và trò chơi play-to-earn tương tự cho phép người chơi kiếm token và bán ra để lấy tiền mặt. Với trò chơi của Sky Mavis, token đó là SLP.
"Tính năng rút tiền tạo rủi ro rất lớn, khi người chơi có thể rút phần lớn hoặc toàn bộ số coin thay vì lưu thông bên trong trò chơi", một chuyên gia bình luận.
Sky Mavis gần đây cố gắng ngăn SLP giảm giá. Nhà phát triển thừa nhận, ngày càng có nhiều người chơi chọn đổi các token SLP có được khi chơi game thành tiền mặt, thay vì dùng nó để tạo ra thú cưng ảo mới và bán cho người chơi khác.
SLP giảm giá 7 lần từ mức đỉnh 0,36 USD hồi tháng 5 xuống còn 0,05 USD. Nguồn: CoinMarketcap
Tình trạng SLP sụt giảm ảnh hưởng đến người chơi ở các nước đang phát triển, nhất là Philippines - nơi có đông game thủ Axie Infininy nhất. Theo dữ liệu của công ty nghiên cứu Naavik, trong 3 tháng qua, những người chơi kinh nghiệm nhất cũng chỉ kiếm số tiền được dưới mức lương trung bình hàng ngày ở nước này. Trước đó, mức tăng trưởng ở đây được đánh giá là "đáng kinh ngạc", nhiều người đã mua nhà và tài sản nhờ chơi game này.
Tuy vậy, Sky Mavis nói, trong đại dịch, Axie Infinity như "chiếc phao cứu sinh cho hàng trăm nghìn người ở Philippines" vì giúp họ kiếm tiền. Hãng cũng đánh giá báo cáo của Naavik chưa sát thực tế, chỉ tập trung vào một nhóm người nhất định
Sky Mavis khẳng định số người dùng hàng ngày của Axie Infininty đã tăng 4 lần trong chưa đầy 3 tháng và đã có 2 triệu người chơi mỗi ngày tính đến cuối tháng 10. Tuy vậy, giới chuyên gia nhận định số liệu này không thể hiện được nhiều nếu giá trị đồng tiền trong game liên tục giảm. So với game truyền thống, các nhà phát triển game như Axies Infinity phải hoạt động giống như chủ ngân hàng trung ương, thực hiện điều chỉnh để kiểm soát các biến số bên trong nền tảng của mình.
Sky Mavis cho biết game của họ dựa vào người chơi mới tham gia để phát triển, đồng thời hứa sẽ phát hành các tính năng mới nhằm giúp trò chơi hấp dẫn hơn, nhất là với những người không vì động cơ kiếm tiền.
Trong khi đó, những người ủng hộ Axie Infininy hiện có tầm nhìn lạc quan, nhất là khi xu hướng vũ trụ ảo metaverse đang hình thành. Vào tháng 10, quỹ tiền điện tử Andreessen Horowitz tài trợ game 152 triệu USD, qua đó định giá công ty ở mức 3 tỷ USD.
"Những gì chúng ta thấy tiếp theo là sự tăng trưởng đáng kinh ngạc về số người chơi trong Axie Infininy nhờ metaverse", Arianna Simpson, một đối tác của quỹ Andreessen Horowitz, bình luận.
Sky Mavis đang có kế hoạch bán hơn 90.000 mảnh đất ảo trong game dưới dạng NFT, cho phép người tham gia tạo không gian riêng. Công ty cũng giảm 4,5% phí giao dịch và dự kiến đưa thêm tính năng mới vào game thời gian tới.
Theo Aleksander Larsen, người đồng sáng lập Sky Mavis, Axie Infinity chưa ghi nhận sự gia tăng của người chơi bỏ game. "Chúng tôi sẽ tiếp tục tạo bất ngờ cho thế giới bằng trò chơi thú cưng dễ thương này. Mọi người sẽ không hết ngạc nhiên trong giai đoạn tới", Larsen nói.
Cách đây 8 tháng, nhà tư vấn quản lý Ansel Gravelle 24 tuổi tại Toronto tình cờ phát hiện một trò chơi điện tử có tên Axie Infinity - hiện được coi là game NFT đắt giá nhất thế giới. Khác với những game trước anh biết, người tham gia cần bỏ khoảng 1.000 USD đầu tư và có thể thu hồi vốn trong một tháng. Gravelle nhận thấy mình có thể kiếm tiền ở môi trường này.
Ảnh: FT/Sky Mavis
Cùng một người bạn, Gravelle thành lập công ty có tên AxieFacts vào tháng 7 với mục đích duy nhất là tạo tài khoản game Axie Infinity và thuê những người không đủ vốn để tự chơi có thể "cày thuê" toàn thời gian cho mình.
"Một khi bạn có vốn, bạn có thể kiếm được người chơi cho mình trong vài giờ", Gravelle nói.
Gravelle không đơn độc. Nhiều doanh nghiệp như AxieFacts đã mọc lên khắp toàn cầu nhằm kiếm được càng nhiều tiền càng tốt từ Axie Infinity - game dạng chơi để kiếm tiền (play-to-earn) do Sky Mavis, một công ty có trụ sở tại Việt Nam, đứng sau.
Các công ty thuê người "cày" game Axie Infinity chủ yếu ở các nước đang phát triển, hoặc các nhà tài trợ từ các nước phát triển, sẵn sàng đầu tư số tiền lớn cho người khác chơi game. Những công ty này sẽ lấy 30-50% thu nhập của người chơi.
Dù vậy, các nhà phân tích game gần đây bắt đầu đặt câu hỏi về tính bền vững của nền kinh tế trong Axie Infinity - vốn dựa vào sự tăng trưởng của người chơi mới để duy trì cân bằng.
Trong khi các mô hình trò chơi điện tử truyền thống thường sử dụng loại tiền riêng để lưu hành trong môi trường của mình, Axie Infinity và trò chơi play-to-earn tương tự cho phép người chơi kiếm token và bán ra để lấy tiền mặt. Với trò chơi của Sky Mavis, token đó là SLP.
"Tính năng rút tiền tạo rủi ro rất lớn, khi người chơi có thể rút phần lớn hoặc toàn bộ số coin thay vì lưu thông bên trong trò chơi", một chuyên gia bình luận.
Sky Mavis gần đây cố gắng ngăn SLP giảm giá. Nhà phát triển thừa nhận, ngày càng có nhiều người chơi chọn đổi các token SLP có được khi chơi game thành tiền mặt, thay vì dùng nó để tạo ra thú cưng ảo mới và bán cho người chơi khác.
SLP giảm giá 7 lần từ mức đỉnh 0,36 USD hồi tháng 5 xuống còn 0,05 USD. Nguồn: CoinMarketcap
Tình trạng SLP sụt giảm ảnh hưởng đến người chơi ở các nước đang phát triển, nhất là Philippines - nơi có đông game thủ Axie Infininy nhất. Theo dữ liệu của công ty nghiên cứu Naavik, trong 3 tháng qua, những người chơi kinh nghiệm nhất cũng chỉ kiếm số tiền được dưới mức lương trung bình hàng ngày ở nước này. Trước đó, mức tăng trưởng ở đây được đánh giá là "đáng kinh ngạc", nhiều người đã mua nhà và tài sản nhờ chơi game này.
Tuy vậy, Sky Mavis nói, trong đại dịch, Axie Infinity như "chiếc phao cứu sinh cho hàng trăm nghìn người ở Philippines" vì giúp họ kiếm tiền. Hãng cũng đánh giá báo cáo của Naavik chưa sát thực tế, chỉ tập trung vào một nhóm người nhất định
Sky Mavis khẳng định số người dùng hàng ngày của Axie Infininty đã tăng 4 lần trong chưa đầy 3 tháng và đã có 2 triệu người chơi mỗi ngày tính đến cuối tháng 10. Tuy vậy, giới chuyên gia nhận định số liệu này không thể hiện được nhiều nếu giá trị đồng tiền trong game liên tục giảm. So với game truyền thống, các nhà phát triển game như Axies Infinity phải hoạt động giống như chủ ngân hàng trung ương, thực hiện điều chỉnh để kiểm soát các biến số bên trong nền tảng của mình.
Sky Mavis cho biết game của họ dựa vào người chơi mới tham gia để phát triển, đồng thời hứa sẽ phát hành các tính năng mới nhằm giúp trò chơi hấp dẫn hơn, nhất là với những người không vì động cơ kiếm tiền.
Trong khi đó, những người ủng hộ Axie Infininy hiện có tầm nhìn lạc quan, nhất là khi xu hướng vũ trụ ảo metaverse đang hình thành. Vào tháng 10, quỹ tiền điện tử Andreessen Horowitz tài trợ game 152 triệu USD, qua đó định giá công ty ở mức 3 tỷ USD.
"Những gì chúng ta thấy tiếp theo là sự tăng trưởng đáng kinh ngạc về số người chơi trong Axie Infininy nhờ metaverse", Arianna Simpson, một đối tác của quỹ Andreessen Horowitz, bình luận.
Sky Mavis đang có kế hoạch bán hơn 90.000 mảnh đất ảo trong game dưới dạng NFT, cho phép người tham gia tạo không gian riêng. Công ty cũng giảm 4,5% phí giao dịch và dự kiến đưa thêm tính năng mới vào game thời gian tới.
Theo Aleksander Larsen, người đồng sáng lập Sky Mavis, Axie Infinity chưa ghi nhận sự gia tăng của người chơi bỏ game. "Chúng tôi sẽ tiếp tục tạo bất ngờ cho thế giới bằng trò chơi thú cưng dễ thương này. Mọi người sẽ không hết ngạc nhiên trong giai đoạn tới", Larsen nói.
Theo vnexpress