Matrix IZILENDING Dự án : "Cho vay ngang hàng trên nền tảng blockchain"

wimax5giay

Hero
Joined
Mar 24, 2011
Messages
995
Reactions
375
MR
1.313
Chú ý: Hình thức đầu tư có rủi ro. Các nhà đầu tư phải cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định!
NEW UPDATE 15/01/2018:

Tham gia sự kiện offline với chúng tôi tại TP. HCM: http://hvaib.com/thu-moi-tham-du-hoi-nghi-tai-tp-hcm-du-an-cho-vay-ngang-hang-tren-nen-tang-blockchain/

Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư HVA thông qua kế hoạch hoán đổi cổ phần đối với các khoản góp vốn vào dự án: http://hvaib.com/cong-bo-thong-tin-ve-nghi-quyet-hdqt/


ĐỘI NGŨ PHÁT TRIỂN

Nh%C3%B3m%20pt.jpg



GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HVA

Công ty Cổ phần Đầu tư HVA được thành lập ngày 19 tháng 05 năm 2010, với nghiệp vụ chính là đầu tư và tư vấn tài chính. Hiện Công ty đang được niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán HVA. Chúng tôi đang cung cấp các dịch vụ bao gồm tư vấn quản trị chiến lược doanh nghiệp, tư vấn mua bán hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp, các dịch vụ thị trường vốn, dịch vụ xếp hạng tín nhiệm và hợp tác đầu tư các dự án công nghệ.

DỰ ÁN: "CHO VAY NGANG HÀNG TRÊN NỀN TẢNG BLOCKCHAIN"


CHO VAY NGANG HÀNG (PEER-TO-PEER LENDING)

Hình thức cho vay ngang hàng (peer-to-peer lending) đã xuất hiện từ trước khi ngân hàng ra đời. Trong quá khứ, do yếu tố thông tin còn hạn chế nên không phải lúc nào người đi vay và người cho vay cũng có thể kết nối trực tiếp được với nhau. Sự xuất hiện của ngân hàng, với vai trò là trung gian nhận tiền gửi và sử dụng tiền đó để cho vay đã giải được bài toán về nhu cầu đi vay và cho vay.

Tuy nhiên, chi phí để duy trì hoạt động của bộ máy ngân hàng rất lớn, dẫn đến lãi suất cho vay của ngân hàng thường cao hơn nhiều so với lãi suất đi vay để bù đắp chi phí hoạt động. Thêm vào đó, quy trình xét duyệt tín dụng của ngân hàng cũng khắt khe, tốn kém thời gian khiến nhiều người có nhu cầu nhưng không thể tiếp cận khoản vay.

Sự ra đời của một nền tảng cho vay ngang hàng sẽ giúp người đi vay và người cho vay kết nối trực tiếp với nhau. Với nền tảng này, người đi vay sẽ chịu lãi suất thấp hơn và người cho vay sẽ nhận được lãi suất tiết kiệm cao hơn so với lãi suất ngân hàng.

What-is-P2P-Lending-diagram.png


CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN

Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Hiểu đơn giản, blockchain là một cuốn sổ cái ghi chép lại tất cả giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng mà thông tin của nó được chia sẻ và lưu trữ ở rất nhiều máy tính trong hệ thống.

gf.jpg


Công nghệ blockchain đem đến cho người dùng những lợi ích sau:

1. Minh bạch: Mọi thông tin về giao dịch, hợp đồng, thỏa thuận đều được chia sẻ tới toàn bộ hệ thống.

2. Phi tập trung: Với cơ sở dữ liệu phân tán, thông tin trên blockchain sẽ không được lưu trữ ở một máy chủ trung tâm nào mà sẽ được lưu trữ phân tán ở rất nhiều máy tính trong mạng lưới. Do đó, giúp loại bỏ vai trò của bên thứ ba trung gian và giảm tối đa chi phí giao dịch.

3. Bất biến: Một khi dữ liệu được cập nhật vào blockchain, nó không thể bị thay đổi hoặc xáo trộn mà chỉ có thể bổ sung, quá trình cập nhật sẽ diễn ra đồng thời trên các máy tính trên mạng lưới. Do đó, xác suất cơ sở dữ liệu bị hack sẽ gần như bằng không.

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN VÀO MÔ HÌNH CHO VAY NGANG HÀNG

Nền tảng cho vay ngang hàng ứng dụng công nghệ blockchain của HVA giúp người có nhu cầu vay tiền thực hiện tất cả các thao tác online, thậm chí chỉ với một chiếc smartphone. Nền tảng cho vay ngang hàng đem đến những lợi ích ưu việt sau cho người dùng:

1. Quy trình phê duyệt khoản vay nhanh chóng nhờ ứng dụng cơ sở dữ liệu và thuật toán thông minh.
2. Người đi vay chịu lãi suất thấp hơn so với lãi suất ngân hàng.
3. Người cho vay nhận được lãi suất tiết kiệm cao hơn so với lãi suất tiền gửi ngân hàng.

MÔ TẢ WORKFLOW CỦA HỆ THỐNG
gfgh.jpg


Bước 1. Người đi vay và cho vay tiến hành mở tài khoản trên hệ thống, các thông tin cần khai báo bao gồm:

1. Thông tin cá nhân (họ tên, ngày sinh, địa chỉ, số CMND/hộ chiếu…)
2. Thông tin tài khoản ngân hàng dùng để giao dịch trên hệ thống
3. Các thông tin khác theo yêu cầu của hệ thống

Bước 2. Người đi vay đặt lệnh vay

Để tăng chất lượng khoản vay và giảm thiểu rủi ro tín dụng, một khách hàng đủ điều kiện đi vay qua hệ thống P2P của HVA phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
  • Từ 22 tuổi trở lên
  • Có công việc và thu nhập ổn định hàng tháng từ 4 triệu đồng trở lên
  • Upload đầy đủ lên hệ thống bản chụp các tài liệu sau:
  1. CMTND (mặt trước và sau)/hộ chiếu
  2. Ảnh chụp trực diện
  3. Sổ hộ khẩu
  4. Sao kê tài khoản NH/ Phiếu lương/ Bảng lương/ Hợp đồng lao động
  • Ngoài ra, cần cung cấp thêm các thông tin sau:
  1. Mã số thuế thu nhập cá nhân (nếu có)
  2. Cảnh sát khu vực quản lý (Ví dụ: Công an phường Minh Khai…)
  • Điền đầy đủ thông tin trên “Yêu cầu vay”
  • Đáp ứng được các tiêu chí xét duyệt của hệ thống
Bước 3. Nhà đầu tư đặt lệnh cho vay

Nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp có vốn nhàn rỗi sẽ tiến hành đặt lệnh cho vay trên hệ thống, bao gồm: (1) Số tiền muốn cho vay, (2) Mức lãi suất kỳ vọng (ví dụ: từ 10 – 20%), (3) Thời gian cho vay, (4) Mức độ rủi ro ưa thích…

Các thông tin này sau đó sẽ được đưa vào thuật toán Matching giúp kết nối nhu cầu của người đi vay và cho vay một cách tối ưu.

Bước 4. HVA thẩm định khoản vay

Sau khi nhận được “Yêu cầu vay” cùng đầy đủ các hồ sơ đi kèm, HVA sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ qua hai phương thức: (1) Nhân viên trực tiếp xét duyệt, (2) Thuật toán xét duyệt.

Hình thức 1 – nhân viên xét duyệt: Nhân viên của HVA sẽ tiến hành kiểm tra tính đầy đủ, xác thực, hợp pháp của thông tin khách hàng khai báo bằng cách: (1) Kiểm tra thông tin cá nhân với các tài liệu đính kèm, (2) Kiểm tra thông tin về công việc, thu nhập, (3) Kiểm tra thông tin về cảnh sát khu vực quản lý.

Hình thức 2 - thuật toán xét duyệt: HVA sẽ nghiên cứu phát triển mô hình thuật toán để xét duyệt tự động trên hệ thống. Thuật toán sẽ thu thập các biến số đầu vào qua 3 nguồn dữ liệu: (1) Thông tin khách hàng khai báo trên “Yêu cầu vay”, (2) Trung tâm thông tin tín dụng CIC, (3) Lịch sử giao dịch trên nền tảng P2P (nếu khách hàng đã tham gia vay nhiều lần trên hệ thống).

Sau khi thu thập và tính toán, thuật toán sẽ cho ra các kết quả đầu ra: (1) Điểm tín dụng của khách hàng, (2) Hạn mức cho vay tối đa, (3) Lãi suất khoản vay.
ffh.png


Dựa trên kết quả xét duyệt của nhân viên và thuật toán, hệ thống sẽ đưa ra kết quả cuối cùng về khoản vay của khách hàng sau đó public/niêm yết khoản vay lên toàn bộ hệ thống.

Bước 5. Thông tin khoản vay được niêm yết lên sàn giao dịch sơ cấp

Ngay khi được xét duyệt thành công, khoản vay sẽ được niêm yết lên sàn giao dịch sơ cấp. Các thông tin cơ bản về khoản vay bao gồm điểm tín dụng, kỳ hạn, số tiền vay, mục đích, phần trăm đã gọi, thời gian còn lại và số tiền còn lại sẽ được hiển thị để các nhà đầu tư cân nhắc lựa chọn đầu tư.

%C4%91f.jpg


Bước 6. Nhu cầu của người đi vay và người cho vay được đưa vào thuật toán Matching

Thuật toán Matching có chức năng tập hợp nhu cầu của người đi vay và người cho vay, sau đó dựa vào các thuật toán đã thiết kế trước đó, sẽ cho kết quả matching người đi vay và người cho vay với nhau.
256.jpg

Bước 7. Hai bên xác lập giao dịch trên Smart Contract

Smart Contract đóng vai trò là mắt xích trung tâm của nền tảng cho vay P2P, Smart Contract sẽ thực hiện ba chức năng chính sau:

1. Xác lập hợp đồng vay giữa người đi vay và người cho vay
2. Tích hợp với cổng thanh toán điện tử, có chức năng: (i) nhận dòng tiền giải ngân từ người cho vay, (ii) nhận dòng tiền thanh toán định kỳ từ người đi vay
3. Liên kết trực tiếp đến tài khoản rút tiền của người đi vay và người cho vay

ffgs.jpg

Bước 8. Người cho vay giải ngân

Để tránh trường hợp sau khi kí hợp đồng người cho vay thay đổi ý định không giải ngân, hệ thống sẽ yêu cầu người cho vay phải chuyển đủ số tiền cam kết cho vay vào Smart Contract trước khi hợp đồng được kí kết, ngay sau khi hợp đồng kí kết thành công, người đi vay có thể rút số tiền này ra bất cứ lúc nào.

Bước 9. Người đi vay thanh toán theo kỳ hạn

Định kỳ, người đi vay sẽ thanh toán khoản vay cho các nhà đầu tư thông qua Smart Contract.

HVA sẽ tích hợp cổng thanh toán điện tử cho Smart Contract, tài khoản này sẽ nhận các dòng tiền thanh toán định kỳ từ người đi vay và phân phối đến các nhà đầu tư. Để làm được việc này, HVA sẽ hợp tác với 1 bên trung gian thanh toán (cổng thanh toán điện tử, ngân hàng) để thiết kế hệ thống thanh toán thông minh tối ưu.
Bước 10. Khoản vay sau đó có thể được giao dịch trên sàn giao dịch thứ cấp

Song song với sàn giao dịch sơ cấp, HVA sẽ cho ra mắt sàn giao dịch thứ cấp nhằm cung cấp thanh khoản cho các nhà đầu tư. Sau khi khoản vay được giải ngân thành công, nhà đầu tư có thể mua đi bán lại các khoản vay này trên sàn giao dịch thứ cấp tương tự như giao dịch hàng hóa, trái phiếu, cổ phiếu.

ffg.jpg


ROADMAP

Dưới đây là lộ trình thực hiện dự án P2P lending:
gfshg.jpg


PHÁT HÀNH TOKEN

Tổng số vốn ước tính để thực hiện dự án là 1,000,000,000,000 VNĐ. Trong đó, HVA sẽ huy động qua ba giai đoạn: (i) Pre-sale 1 (mục tiêu 10,000,000,000 VNĐ), (ii) Pre-sale 2 (mục tiêu 50,000,000,000 VNĐ), (iii) ICO (mục tiêu 940,000,000,000 VNĐ).

dsa.jpg


Mệnh giá ước tính của 1 token là 10,000 VNĐ. Tuy nhiên trong giai đoạn pre-sale 1 và 2, nhà đầu tư sẽ nhận được token với mức giá discount lần lượt là 50% và 20% theo bảng dưới đây:

faaa.jpg


Tổng số tiền huy động được sẽ được dùng để nghiên cứu phát triển hệ thống, trang bị cơ sở hạ tầng hệ thống, trang trải chi phí thuê tư vấn nghiệp vụ, pháp lý, chi phí marketing và dành một phần để trực tiếp tham gia thị trường với vai trò người cho vay. Mức dự kiến phân bổ chi phí cho toàn bộ dự án đến năm 2024 như sau:

%E1%BB%B5h.jpg


Giai đoạn pre-sale 1 và 2

HVA đặt mục tiêu huy động 10,000,000,000 VNĐ trong giai đoạn pre-sale 1 và 50,000,000,000 VNĐ trong giai đoạn pre-sale 2. Số vốn huy động được từ pre-sale 1 sẽ được sử dụng để xây dựng hệ thống ban đầu (trong vòng 6 tháng từ 01/02/2018 đến 31/07/2018), số vốn huy động được từ pre-sale 2 sẽ được sử dụng để tiếp tục phát triển hệ thống, chuẩn bị cho đợt ICO chính thức (trong vòng 4 tháng tiếp theo từ 01/09/2018 – 31/12/2018).

Về hình thức gọi vốn cho 2 đợt pre-sale 1 và 2, HVA sẽ tiến hành trên nền tảng crowdfunding do chính HVA xây dựng. Thời gian gọi vốn dự tính như sau:

1. Pre-sale 1: 01/01/2018 – 31/01/2018 (1 tháng)
2. Pre-sale 2: 01/08/2018 – 31/08/2018 (1 tháng)

Khi tham gia góp vốn trong giai đoạn pre-sale, nhà đầu tư sẽ được cấp “Chứng nhận sở hữu token” với điều khoản quy đổi ra token với mức discount 50% cho đợt pre-sale 1 và 20% cho đợt pre-sale 2 khi HVA chính thức phát hành token ICO vào năm 2019.

Trước thời điểm ICO chính thức, nhà đầu tư có thể tự do giao dịch mua bán, chuyển nhượng “Chứng nhận sở hữu token” với điều kiện phải thông báo với HVA. Trước thời điểm ICO chính thức 03 ngày làm việc, HVA sẽ chốt danh sách góp vốn để tiến hành thủ tục phát hành token. Theo đó, HVA sẽ hỗ trợ khách hàng tạo tài khoản ví điện tử của HVA để nhận và lưu trữ lượng token được phát hành trong quá trình ICO theo thỏa thuận trong chứng nhận góp vốn.

Ngoài ưu đãi mua token với giá discount nêu trên, khi tham gia đầu tư vào giai đoạn pre-sale, nhà đầu tư sẽ nhận được các lợi ích khác như:

1. Được hưởng mức discount về phí dịch vụ khi tham gia đi vay, cho vay trên nền tảng cho vay ngang hàng của HVA.
2. Được gắn biểu tượng “Nhà đầu tư/ Co-founder” của dự án trên tài khoản khi tham gia nền tảng cho vay ngang hàng của HVA.

Giai đoạn ICO

Sau khi dự án vận hành thành công giai đoạn đầu, HVA sẽ tiến hành ICO trên thị trường quốc tế. Tổng số lượng token tối đa dự kiến cung cấp ra công chúng tính đến năm 2024 là 179,169,238 token, trong đó HVA sẽ chính thức phát hành 111,250,000 token (loại ERC-20) đợt đầu tiên trên nền tảng Ethereum vào năm 2019. Số lượng token còn lại sẽ được phát hành trong quá trình hoạt động dưới dạng token thưởng để khuyến khích sự tham gia của các thành viên trên hệ thống.

Để nhận được token, đầu tiên nhà đầu tư cần tạo tài khoản ví điện tử trên hệ thống. Đồng tiền sử dụng là Việt Nam đồng hoặc tiền điện tử. Tùy theo giá tiền điện tử tại thời điểm ICO, mỗi HVA token sẽ được quy đổi theo một tỉ lệ tiền điện tử nhất định (Ví dụ: 1 ETH = 2,000 HVA token). Quy trình phát hành token sẽ được thực hiện như sau:

Bước 1. HVA tạo HVA token loại ERC-20 trên nền tảng Ethereum và địa chỉ ví Ethereum của dự án.

Bước 2. HVA thiết lập Smart Contract trên nền tảng Ethereum. Smart Contract sẽ được lập trình để ngay khi nhà đầu tư nạp tiền vào địa chỉ ví Ethereum của dự án, Smart Contract sẽ tự động chuyển số lượng token tương ứng vào ví điện tử của nhà đầu tư.

Bước 3. Nhà đầu tư nạp tiền vào địa chỉ ví Ethereum của dự án.

Bước 4. Nhà đầu tư nhận được HVA token tương ứng với số tiền đã nạp.

Bước 5. Sau khi đợt ICO kết thúc, HVA token sẽ được niêm yết trên sàn giao dịch token uy tín trên thế giới như Coinmarketcap.com, Remitano, Binance.com… Các nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội mua token trong đợt ICO có thể mua bán token trên các sàn sau khi HVA token được niêm yết.

Dưới đây là đồ thị minh họa lượng cung token dự kiến đến năm 2024.

ytrhh.jpg


Sau khi phát hành thông qua ICO, hàng năm, HVA sẽ tiếp tục phát hành token thông qua quá trình vận hành của hệ thống để thưởng và khuyến khích các thành viên tham gia. 10% cung token gia tăng mỗi năm sẽ được nghiên cứu để phân chia cho các thành viên một cách tối ưu nhất trong quá trình vận hành với cơ chế thưởng như sau:

1. Khi các thành viên xác lập giao dịch khoản vay thành công
2. Khi người đi vay thanh toán thành công 1 phần khoản vay
3. Khi người cho vay giao dịch khoản vay trên thị trường thứ cấp.

HVA sẽ tiếp tục nghiên cứu các cơ chế phát hành token tối ưu để hạn chế việc các thành viên tham gia thao túng thị trường.

Cũng tương tự như khi mua token qua ICO, để nhận được token thưởng, thành viên tham gia cũng cần phải có địa chỉ ví điện tử. Số lượng token được sinh ra trong quá trình vận hành nền tảng P2P Lending sẽ tự động chuyển vào tài khoản ví điện tử tương ứng của thành viên, số token này sẽ được giao dịch mua bán như token thông thường trên các sàn giao dịch mà HVA token được niêm yết.

Với số vốn gọi được trong giai đoạn ICO, HVA sẽ tiếp tục mở rộng, phát triển hệ thống để hướng tới đối tượng khách hàng ở giai đoạn 2 (khách hàng vay tổ chức và các nhà đầu tư quốc tế).

Phân bổ số lượng token

Tổng số 179,169,238 token tối đa phát hành ra thị trường sẽ được phân bổ theo tỉ lệ dự kiến: 1% cho đợt pre-sale 1, 3% cho đợt pre-sale 2, 52% cho đợt ICO, 5% cho đội ngũ phát triển hệ thống và 38% sẽ được phát hành trong quá trình vận hành hệ thống. Chi tiết kế hoạch phân bổ token như sau:

%C3%A2gg.jpg


LỢI NHUẬN CỦA DỰ ÁN

Lợi nhuận của dự án dự kiến sẽ đến từ hai nguồn chính sau:

1. Từ hoạt động trực tiếp cho vay: Với số vốn gọi được từ pre-sale và ICO, HVA sẽ sử dụng 20% để trực tiếp tham gia với tư cách thành viên cho vay trên hệ thống.

2. Từ phí dịch vụ sử dụng nền tảng: Với mỗi giao dịch đi vay và cho vay, HVA sẽ thu phí người dùng trên cơ sở phần trăm khoản vay. HVA sẽ tính toán để đảm bảo sau khi cộng thêm phí dịch vụ, mức lãi suất thường niên của khoản vay (APR – annual percentage rate) vẫn cạnh tranh hơn rất nhiều so với khi đi vay và gửi tiết kiệm thông qua ngân hàng.

Dưới đây là thông tin doanh thu, chi phí, lợi nhuận dự kiến trong giai đoạn từ 2019 – 2024:

Đơn vị tính: tỉ đồng

Tổng vốn huy động từ ICO 1,000
Số tiền trực tiếp tham gia cho vay 200
sss.jpg


Sau khi trừ đi chi phí hoạt động, HVA sẽ có kế hoạch sử dụng lợi nhuận của dự án để mua lại token. Căn cứ vào lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh, HVA sẽ mua lại token với mức giá cao hơn mức giá ICO và tối thiểu bằng với mức giá token giao dịch trên thị trường để phân phối lợi nhuận đến các nhà đầu tư.

Thông tin chi tiết về việc góp vốn : http://fundgo.vn/vi/du-an/10/du-an-cho-vay-ngang-hang-tren-nen-tang-blockchain-

Thanks
 
HVA tổ chức thành công Hội nghị Giới thiệu dự án “Cho vay ngang hàng trên nền tảng blockchain” tại TP. Hồ Chí Minh

Ngày 25/01/2018, Công ty Cổ phần Đầu tư HVA đã tiến hành tổ chức hội nghị “Giới thiệu cổng thông tin khởi nghiệp và Gọi vốn cộng đồng dự án Cho vay ngang hàng trên nền tảng blockchain” tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tham dự hội nghị có gần 30 khách mời, gồm các cổ đông, nhà đầu tư và một số đối tác của HVA.

Mở đầu hội nghị, bà Dương Thùy Dương – trợ lý nghiên cứu dự án đã giới thiệu tới các khách mời một số giải pháp công nghệ thông tin sẽ được ứng dụng vào dự án, gồm có: công nghệ blockchain, big data, trí tuệ nhân tạo và thuật toán matching.

Tiếp theo, ông Trần Xuân Thủy – chủ nhiệm dự án giới thiệu chi tiết về iziLending – nền tảng cho vay ngang hàng ứng dụng công nghệ blockchain của HVA. Trong bài giới thiệu, ông Thủy đã trình bày về lý do iziLending ra đời, lợi ích nền tảng này đem lại cho cộng đồng, đối tượng khách hàng mục tiêu, mô tả quy trình vận hành của hệ thống, thị trường giao dịch sơ cấp, thị trường giao dịch thứ cấp, giải pháp quản trị rủi ro và khung thời gian của dự án.

Tiếp theo chương trình, ông Trần Xuân Thủy và ông Nguyễn Khánh Toàn đã đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư HVA giải đáp các thắc mắc của nhà đầu tư. Tại buổi hội nghị, rất nhiều vấn đề về sản phẩm dịch vụ, vốn, pháp lý và giải pháp nhân sự đã được đưa ra và thảo luận tích cực. Tất cả câu hỏi sẽ được chúng tôi tổng hợp lại và công bố trên website: http://hvaib.com.

Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi hội nghị:

27459952_374511756355384_6816163334131141977_n.jpg


27459107_374511759688717_494505046864464127_n.jpg


27459360_374511769688716_7077266928175999233_n.jpg


27541110_374511793022047_1590527990810629127_n.jpg



Nguồn: http://hvaib.com/
 

Announcements

Forum statistics

Threads
419,888
Messages
7,091,678
Members
171,932
Latest member
82lottery

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom