Ủy ban Giao dịch Hàng Hoá Tương lai Mỹ (CFTC) đã công bố một báo cáo về DeFi, trong đó kêu gọi các nhà chức trách nghiên cứu kỹ lưỡng về cách quản lý ngành DeFi.
CFTC: Vấn đề cốt lõi của DeFi là thiếu trách nhiệm giải trình
Trong bài báo cáo về DeFi dài 79 trang của CFTC, ủy ban đã trình bày chi tiết về các vấn đề mà DeFi đang đối mặt cũng như đưa ra đề xuất giải pháp cho các nhà hoạch định có thể bắt đầu nghiên cứu.
Ủy viên CFTC Christy Goldsmith Romero cho biết báo cáo này nhằm giúp cung cấp thông tin cho các cuộc tranh luận chính sách đang diễn ra tại Quốc hội Mỹ, cơ quan lập pháp tiểu bang và cơ quan quản lý bao gồm CFTC. Nó được đánh giá là “báo cáo toàn diện về DeFi đầu tiên” từ một cơ quan có thẩm định.
Trong báo cáo, một trong những vấn đề cốt lõi của DeFi được nêu ra là ranh giới trách nhiệm và nghĩa vụ giải trình từ những nhà cung cấp dịch vụ.
Dưới đây là cụ thể một số đề xuất giải pháp của CFTC:
Với những rủi ro tiềm ẩn trong việc thiếu quy định rõ ràng, báo cáo góp phần đốc thúc chính phủ và ngành nên hợp tác cùng nhau để hành động kịp thời, thông qua các sáng kiến chiến lược và khung quy định, để hiểu rõ hơn về DeFi.
CFTC: Vấn đề cốt lõi của DeFi là thiếu trách nhiệm giải trình
Trong bài báo cáo về DeFi dài 79 trang của CFTC, ủy ban đã trình bày chi tiết về các vấn đề mà DeFi đang đối mặt cũng như đưa ra đề xuất giải pháp cho các nhà hoạch định có thể bắt đầu nghiên cứu.
Ủy viên CFTC Christy Goldsmith Romero cho biết báo cáo này nhằm giúp cung cấp thông tin cho các cuộc tranh luận chính sách đang diễn ra tại Quốc hội Mỹ, cơ quan lập pháp tiểu bang và cơ quan quản lý bao gồm CFTC. Nó được đánh giá là “báo cáo toàn diện về DeFi đầu tiên” từ một cơ quan có thẩm định.
Trong báo cáo, một trong những vấn đề cốt lõi của DeFi được nêu ra là ranh giới trách nhiệm và nghĩa vụ giải trình từ những nhà cung cấp dịch vụ.
Dưới đây là cụ thể một số đề xuất giải pháp của CFTC:
- Đánh giá tài nguyên, thu thập và lập bản đồ dữ liệu: nâng cao năng lực kỹ thuật và hiểu biết về DeFi; lập bản đồ DeFi hiện có để đo lường và làm nổi bật các mối liên kết và các mối đe dọa (việc sử dụng đòn bẩy, sự tập trung và các lỗ hổng an ninh mạng tiềm ẩn); phát triển việc thu thập, giám sát, chia sẻ thông tin và quan hệ đối tác pháp lý liên tục.
- Khảo sát phạm vi quy định hiện có: sử dụng bản đồ để xác định xem các sản phẩm và dịch vụ DeFi có nằm trong phạm vi quy định tài chính của Hoa Kỳ hay không; đánh giá mức độ tuân thủ; xác định các lỗ hổng pháp lý và liệu có nên mở rộng khuôn khổ để giải quyết rủi ro hay không; hợp tác với các tổ chức tự quản lý; đánh giá quy định của các khu vực pháp lý ngang hàng quốc tế.
- Xác định, đánh giá và ưu tiên rủi ro: bao gồm các rủi ro do thông tin bất cân xứng và xung đột lợi ích, lỗ hổng vận hành, kỹ thuật và bảo mật, thanh khoản và thời hạn không khớp, đòn bẩy quá mức, phân biệt các thuật toán, giao dịch rửa tiền, front-run và các loại thao túng thị trường khác, exploit oracle, các lỗ hổng trong giao thức đồng thuận, lỗi thuật toán được cài đặt sẵn, sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ và các hình thức rủi ro tập trung khác; độ phức tạp về tài chính và công nghệ của các thành phần DeFi; tính thuận chu kỳ cố định; và tài chính bất hợp pháp.
- Xác định và đánh giá phạm vi phản ứng chính sách tiềm năng để giải quyết rủi ro: bao gồm công bố thông tin, báo cáo theo quy định, kiểm toán bên thứ ba, hạn chế gia nhập, giám sát theo quy định, quy định quản trị, quy định về ứng xử, quy định về sản phẩm, quy định về bảng cân đối kế toán, hạn chế hoạt động, quy định về cơ cấu và giải pháp lập kế hoạch.
- Thúc đẩy sự tham gia và cộng tác nhiều hơn với những người thiết lập tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, các nỗ lực quản lý và các nhà xây dựng DeFi.
Với những rủi ro tiềm ẩn trong việc thiếu quy định rõ ràng, báo cáo góp phần đốc thúc chính phủ và ngành nên hợp tác cùng nhau để hành động kịp thời, thông qua các sáng kiến chiến lược và khung quy định, để hiểu rõ hơn về DeFi.