Cần 1 số bạn giỏi văn và giỏi toán làm được sẽ hậu tạ !

H văn bạn ko nghe giảng à =)) Mấy cái bài kiểu này gần như chỉ dựa vào lời cô giảng rồi cứ thế mà triển khai ý thôi, có khó gì đâu ta @@ Chứ bài văn ko biết có ai ngồi làm ko nữa, ngồi gõ không cũng phải tầm tiếng rưỡi mới ra bài văn hay => thôi đi gõ captcha cho lành xừ luôn =))
:))
hồi thời cấp 3 , tới tiết văn là tớ toàn lấy bài toán, lý , hóa ra làm
chả nghe giảng gì trớt
có gì về nhà mượn vở tụi bạn về chép lại
 
Update câu hỏi mới:

Sáng tạo của Tú Xương trong việc vận dụng ngôn ngữ văn học dân gian qua 2 câu thơ:
Lặn lội thân cò nơi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Câu hỏi này có trị giá 0.5$ nha. Nhớ làm viết làm đoạn văn thui nha.
Mong nhận được sự giúp đỡ :)

---------- Post added at 08:25 PM ---------- Previous post was at 08:24 PM ----------

H văn bạn ko nghe giảng à =)) Mấy cái bài kiểu này gần như chỉ dựa vào lời cô giảng rồi cứ thế mà triển khai ý thôi, có khó gì đâu ta @@ Chứ bài văn ko biết có ai ngồi làm ko nữa, ngồi gõ không cũng phải tầm tiếng rưỡi mới ra bài văn hay => thôi đi gõ captcha cho lành xừ luôn =))
Nghe mạnh chứ sao không nghe, chỉ có điều bây giờ đang bận đi kéo torrent nên không có time :D
 
"Lặn lội thân cò nơi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông"

cách văn học dân gian:
+ đảo vị trí chủ - vị: đang ra phải viết "thân cò lặn lội"...
+ dùng từ dân dã, đễ hiểu
+ sử dụng từ đối lập "quãng vắng + đò đông"

=>> mục đích nhấn mạnh cái chăm chỉ, chịu khó => kêu nghèo kể khổ => bạn chém ra (nhà tú xương, vợ nuôi, cơm ăn 3 bữa quần áo mặc cả ngày, hiệu là tú "xương" nhưng béo quay béo tròn, đãy đà :binhsua72:
 
"Lặn lội thân cò nơi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông"

cách văn học dân gian:
+ đảo vị trí chủ - vị: đang ra phải viết "thân cò lặn lội"...
+ dùng từ dân dã, đễ hiểu
+ sử dụng từ đối lập "quãng vắng + đò đông"

=>> mục đích nhấn mạnh cái chăm chỉ, chịu khó => kêu nghèo kể khổ => bạn chém ra (nhà tú xương, vợ nuôi, cơm ăn 3 bữa quần áo mặc cả ngày, hiệu là tú "xương" nhưng béo quay béo tròn, đãy đà :binhsua72:
Ok thank bạn nhưng vẫn chưa đủ để giành giải ;;)
 
bài văn thì chịu.up cho chủ topic nhanh tìm được
 
Last edited by a moderator:
Thấm thía nỗi vất vả ,gian lao của vợ,Tú Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú: "Con cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non" .Có điều hình ảnh con cò trong ca dao dầy tội nghiệp mà hình ảnh con cò trong thơ Tú Xương còn tội nghiệp hơn.Con cò trong thơ Tú Xương không chỉ xuất hiện trong cái choáng ngợp của không gian ( như con cò trong ca dao ) mà còn cả thời gian. Chỉ bằng ba từ "khi quãng vắng" tác giả đã nói lên được cả thời gian, không gian heo hút ,rợn ngợp ,chứa đầy lo âu bao phủ của thời gian , đã làm hao hụt cả ý thơ .So với câu ca dao :Con cò lặn lội bờ sông ,câu thơ của Tú Xương:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Là cả một sự sáng tạo .Cách đảo ngữ - đưa ra từ lặn lội lên đàu câu , cách thay từ - thay từ con cò bằng thân cò ,càng làm tăng nỗi vất vả gian truân của bà Tú.Từ thân cò gợi cả nỗi đau thân phận ,so với từ con của Tú Xương cũng sâu sắc ,thấm thía hơn.

Nếu câu thơ thứ ba gợi nỗi vất vả đơn chiếc thì câu thứ tư lại làm rõ sự vật lộn với cuộc sống của bà Tú:
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Câu thơ gợi cảnh chen chúc ,bươn bả trên sông nước của những người buôn bán nhỏ.Sự cạnh tranh chưa đến mức sát phạt nhau nhưng cũng không thiếu lời qua tiếng lại .Buổi đò đông đâu phải là ít lo âu ,nguy hiểm hơn khi quãng vắng.Trong ca dao ,người mẹ từng dặn con : Con oi nhơ lấy câu này / Sông sâu chớ lội , đò đầy chớ qua. “Buổi đò đông” không chỉ có những lời phàn nàn ,mè nheo , cau gắt , những sự chen lán xô đẩy mà còn chứa đầy bất trắc hiểm nguy .Hai câu thực đối nhau về ngữ ( khi quãng vắng đối với buổi đò đông ) nhưng lại thừa tiếp nhau về ý để làm nổi bật sự vất vả gian truân của bà Tú: đã vất vả , đơn chiếc ,lại thêm sự bươn bả trong hoàn cảnh chen chúc làm ăn .Hai câu thực nói thực cảnh bà Tú đồng thời cho ta thấy thực tình của Tú Xương :tấm lòng xót thương da diết.
Bạn vận dụng thêm 1 chút nữa mình hi vọng là ổn!
 
Last edited by a moderator:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nứoc buổi đò đông
Thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ gợi nỗi đau thân phận mà thân cò phải chịu theo thời gian cũng giống như bà tú đang nếm trải vị đắng của nỗi khó nhọc, chôn danh phận nơi “quãng vắng” có lúc nỗi cô đơn hẩm hiu bủa vây đến tủi lòng. “lặn lội” từ láy sử dụng gói gọn trong đấy là những gì gian truân nhất, khó nhọc nhất khiến bà tú phải gồng mình bươn chải qua ngày tháng. “quãng vắng” đối lập “đò đông” gợi tả không gian xung quanh bà tú theo dòng thời gian nhanh thoan thoắt, lúc như hành hạ trong nỗi cô đơn tủi hờn, có lúc tất bật bởi bao lời ăn tiếng nói bán buôn khi đò đông lên thì phải lẹ làng mặc cả buôn bán kiếm cái ăn đâu chỉ cho riêng mình cũng giống như
“con cò lặn lội bờ ao
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”
Còn bà tú dẫu mệt mỏi bởi việc kiếm nuôi gđ nhưng có bao giờ buông lời than thở trách cứ, ko một lời than phiền giống tiếng khóc nỉ non của cò đâu, dừờng như nỗi u buồn nén chặt bởi sự hi sinh đức độ là trái tim đầy yêu thương , điều đó càng làm cho sự cảm thông và ái ngại dâng đầy trong suy nghĩ nhà thơ.Số phận bà tú bây giờ xoáy theo vòng đời xuôi ngựơc bon chen tìm nh gì có thể nuôi sống gđ trong đó có ng chồng bất tài.Câu thơ này nhà thơ khéo léo mựon hình ảnh dân gian cùng biện pháp đảo ngữ tạo giọng thơ man mác buồn hay ray rứt mãi. .Những hình ảnh đó của bà tú làm dấy lên trong lòng nỗi niềm xót thương vô hạn, bên cạnh đó là lòng biết ơn tri ân đến bà tú.
nguồn : Internet
Phân tích kỹ 4 cụm từ : thân cò, quãng vắng, eo sèo, buổi đò đông là 2 câu thơ này ăn chắc 7 điểm :D Trước viết bài này phân tích 2 câu đấy không khoảng 2 mặt giấy A4...Giờ toàn gõ phím nên cũng quên ít rồi...
 
Thu Điếu
=====================

Thu Điếu nằm trong chùm thơ của Nguyễn Khuyến. Đây là một trong những bài thơ hay nhất trong
hệ thống thơ ca tả về mùa thu và cũng là một trong ba bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Khuyến tả về
làng cảnh Việt Nam.

Cũng như Thu Vịnh và Thu Ẩm, bài Thu Điếu, đem đến cho người đọc sự cảm nhận vẻ đẹp của cảnh
thu và tâm trạng của nhà thơ.
Nếu như ở Thu Vịnh, cảnh thu đựơc đón nhận từ cao, xa đến gần, rồi gần đến cao, xa thì ở Thu Điếu
cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao – xa rồi từ cao xa trở lại gần. Điểm nhìn cảnh thu được nhìn
từ chiếc thuyền câu đến mặt ao rồi nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi nhìn ra mặt ao. Từ khung
ao hẹp tác giả miêu tả mùa thu đựơc cả không gian và thời gian cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều
hướng thật sinh động.

Bài thơ kể việc câu cá mùa thu nhưng thực ra đó lại là nói chuyện mùa thu, miêu tả cảnh mùa thu
của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ, quê hương của tác giả Nguyễn Khuyến. Trong bài thơ có ao thu,
thuyền câu, có lá vàng, có tầng mây, có sóng, có cá và người câu cá. Không gian mùa thu, vắng lặng
và chính sự vắng lặng này mới tả được khoảnh khắc lặng lẽ của mùa thu và tả được tâm trạng, tĩnh
lặng của tác giả.
Ở hai câu đầu tác giả viết:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Hai câu thơ này không chỉ miêu tả được cả không gian mùa thu (ao thu) mà còn miêu tả được cả
thời gian của mùa thu. Mùa thu được biểu hiện ở làn nước trong veo, đã trong lại còn trong veo và
thêm lạnh lẽo. Ao thu lạnh lẽo càng làm tăng thêm độ buồn của mùa thu. Đó là mùa thu của lòng của
lòng người buồn, của thi nhân buồn mà thôi. Mùa thu thường là mùa của tâm trạng buồn, qua hai
câu thơ này càng thấy Nguyễn Khuyến đã rất tài tình khi miêu tả khung cảnh mùa thu. Chiếc thuyền
câu vốn đã bé lại càng bé tẻo teo. Hai vầng eo càng làm cho không gian càng thêm thu nhỏ lại.
Không nói ao rộng nhưng qua việc miêu tả ao mùa thu lại còn lạnh lẽo làm cho không gian ở đây có
phần mông lung và như tan ra cùng sự lạnh lẽo của ao mùa thu. Mùa thu nước ao mới trong xanh
như vậy làm cho không gian thêm nhỏ, chiếc thuyền đã bé lại bé thêm, như thu mình thêm nhỏ lại.
Cảnh ao càng thêm vắng lặng:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Cảnh trên bờ ao lúc này chỉ có gió mà lại rất khẽ, làm cho sóng chỉ hơi gợi tí ta cũng thấy được gió ở
đây rất nhẹ chỉ tạo đủ độ để sóng gợn mà thôi. Khung cảnh mùa thu đượm buồn như im lìm, lặng lẽ,
chỉ có chiếc lá khẽ đưa mà thôi, không tạo ra âm thanh từ khẽ miêu tả được cả âm thanh, đó là âm
thanh, đó là âm thanh, tĩnh chứ không động, tả được cái trạng thái tĩnh lặng của mùa thu. Ngày cả từ
vèo cũng vậy đó không chỉ là bay qua của chiếc lá khi có làn gió mà từ vèo đó còn là thể hiện tâm trạng,
thời thế của nhà thơ, một tâm sự đầy đau buồn trước tình hình của đất nước đầy đau thương.

Đến câu thơ thứ năm và thứ sáu, từ việc miêu tả cảnh ao thu, tác giả miêu tả rộng ra đó là cảnh trời
mùa thu. Cảnh sắc trời tác giả miêu tả rộng ra đó là cảnh mặt trời mùa thu. Cảnh sắc trời mùa thu
được nhìn rộng ra từ mặt ao, từ khung cảnh rộng đó tác giả nhìn xa:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Từ không gian của cảnh ao thu đó không chỉ là Ao thu lạnh lẽo, Chiếc thuyền câu bé tẻo teo tác giả
miêu tả cảnh thu rộng và xa hơn đó là trời thu. Khung cảnh trời thu với tầng mây lơ lửng nhuộm một
màu xanh ngắt, đám mây lơ lửng như không buồn trôi. Ở đây từ lơ lửng đó còn là tâm trạng suy nghĩ
của tác giả về một vấn đề già đó chưa quyết định rõ ràng. Từ trời thu tác giả nhìn xuống, nhìn xa ngõ
trúc. Không gian lại trở nên vắng lặng buồn thảm bên cạnh đó việc khách vắng teo lại càng làm tăng
thêm không khí của mùa thu.

Cái vắng lăngj, không khí buồn của mùa thu không dừng lại ở không gian của cái ao mà nó còn lan
tỏa khắp trời đất, mây thì lơ lửng không buồn trôi. Ngõ xóm trước kia đông đúc người qua lại là vậy
mà giờ đây cũng vắng teo. Con đường cũng trở nên quanh co. Tất cả mọi vật đều vắng lặng trong
khung cảnh mùa thu.

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo

Miêu tả mọi sự vật hiện tượng của mùa thu từ đầu đến giờ, ta mới thấy xuất hiện bóng dáng của
người câu cá. Thông qua vài nét miêu tả việc tựa gối câu cá, thì hình ảnh ông già ngồi câu cá mới
hiện lên rõ nét. Tư thế xuất hiện của ông già câu cá cũng như cảnh vật trở nên buồn, ông không ngồi
trong thế của người câu cá mà gò bó tựa gối. Ta thường biết khi câu cá con người ta cảm thấy thoải
mái nhất thì ở đây ông già ngôi câu cá không được sự thoải mái, thanh thản cúi người và tựa mặt lên
đầu gối như đang suy nghĩ một điều gì. Đó phải chăng cũng là tác giả đang trăn trở buồn rầu về thế
sự.

Sự chờ đợi của ông già câu cá đó cũng là một sự mòn, về sự vắng lặng, trống không, lâu mà chẳng
được gì. Một tiếng động quậy nhẹ của con cá dưới chân bèo. Nhưng tiếng động đó cũng nhẹ, một
tiếng động lẻ loi, lại càng làm tăng thêm sự vắng vẻ lặng lẽ của không gian mùa thu
Ở câu cuối sử dụng ba âm đ ( đâu, đớp, động) ta cảm giác như động mà lại không động, chỉ đủ miêu
tả đủ sự quẫy đuôi nhẹ của con cá.
Cảnh trong Thu Điếu là một khung cảnh đẹp nhưng mà tĩnh lặng và đượm buồn. Một sự chuyển
động đều nhẹ nhàng, rất khẽ sự im lặng này lại tạo thêm sự tĩnh lặng của cảnh. Cái tĩnh bao trùm
được gợi lên từ cái động rất nhẹ. Thủ pháp lấy động tả tĩnh là thủ pháp quen thuộc của thơ cổ
phương Đông.
Tất cả những vầng eo trong bài đều tạo nên sự vắng lặng im lìm trong khung cảnh mùa thu gợi lên
cái gì thu hẹp lại, nhỏ lại, lắng vào hư không nó cũng góp phần làm cho không khí vắng lặng được
tăng thêm.

Qua bài Thu Điếu ta như cảm nhận được ở tác giả một tâm hồn gắn bó thiết tha với thiên nhiên, một
tấm lòng yêu nước thầm kín. Bên cạnh đó còn vẽ ra một khung cảnh mùa thu giản dị, thanh đạm,
đơn sơ của làng cảnh Việt Nam, một tâm trạng buồn khép kín phù hợp với tâm trạng của tác giả.
 
Thấm thía nỗi vất vả ,gian lao của vợ,Tú Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú: "Con cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non" .Có điều hình ảnh con cò trong ca dao dầy tội nghiệp mà hình ảnh con cò trong thơ Tú Xương còn tội nghiệp hơn.Con cò trong thơ Tú Xương không chỉ xuất hiện trong cái choáng ngợp của không gian ( như con cò trong ca dao ) mà còn cả thời gian. Chỉ bằng ba từ "khi quãng vắng" tác giả đã nói lên được cả thời gian, không gian heo hút ,rợn ngợp ,chứa đầy lo âu bao phủ của thời gian , đã làm hao hụt cả ý thơ .So với câu ca dao :Con cò lặn lội bờ sông ,câu thơ của Tú Xương:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Là cả một sự sáng tạo .Cách đảo ngữ - đưa ra từ lặn lội lên đàu câu , cách thay từ - thay từ con cò bằng thân cò ,càng làm tăng nỗi vất vả gian truân của bà Tú.Từ thân cò gợi cả nỗi đau thân phận ,so với từ con của Tú Xương cũng sâu sắc ,thấm thía hơn.

Nếu câu thơ thứ ba gợi nỗi vất vả đơn chiếc thì câu thứ tư lại làm rõ sự vật lộn với cuộc sống của bà Tú:
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Câu thơ gợi cảnh chen chúc ,bươn bả trên sông nước của những người buôn bán nhỏ.Sự cạnh tranh chưa đến mức sát phạt nhau nhưng cũng không thiếu lời qua tiếng lại .Buổi đò đông đâu phải là ít lo âu ,nguy hiểm hơn khi quãng vắng.Trong ca dao ,người mẹ từng dặn con : Con oi nhơ lấy câu này / Sông sâu chớ lội , đò đầy chớ qua. “Buổi đò đông” không chỉ có những lời phàn nàn ,mè nheo , cau gắt , những sự chen lán xô đẩy mà còn chứa đầy bất trắc hiểm nguy .Hai câu thực đối nhau về ngữ ( khi quãng vắng đối với buổi đò đông ) nhưng lại thừa tiếp nhau về ý để làm nổi bật sự vất vả gian truân của bà Tú: đã vất vả , đơn chiếc ,lại thêm sự bươn bả trong hoàn cảnh chen chúc làm ăn .Hai câu thực nói thực cảnh bà Tú đồng thời cho ta thấy thực tình của Tú Xương :tấm lòng xót thương da diết.
Bạn vận dụng thêm 1 chút nữa mình hi vọng là ổn!
OK bài này của bác rất hay, cho em LR hoặc PP đi :D
 
Hihi, giúp được cậu thì tốt quá rồi, LR của tớ: U3556262
 
CHIPLOVE chắc pro văn trong trường rồi hehe môn văn em học không thấm vô đựoc mặc dù mới lớp 9
 
Chia sẻ một bài văn lâu lắm rồi mà mình còn lưu giữ trên blog. Lưu ý bài này ko phải của mình. Bạn tham khảo nhé.


740922_1198220881.jpg






Tôi đã từng thích mùa thu, thích trời thu, thích gió thu và cả nắng thu. Cái suy nghĩ ấy vẫn đúng cho đến khi tôi tìm được "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến. Được học qua nó, cái cảm giác thấy thích thú mùa thu trong tôi không còn nữa. Tôi không còn thích mùa thu nữa, mà là yêu nó. Yêu nắng thu, yêu trời thu, yêu gió thu, tất cả những gì của mùa thu. Nguyễn Khuyến có rất nhiều bài thơ nói về mùa thu,"Câu cá mùa thu" là bài thơ nằm trong chùm :Thu điếu, thu vịnh, thu ẩm. Mùa thu, cảnh vật mới yên ả làm sao. Nó không mang theo cái nắng gắt của hạ, cái se lạnh của đông và cái "xôn xao" của nắng xuân. Như trong hai câu đầu của "Câu cá mùa thu"

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo





Không gian yên tĩnh đến rộng lớn. Tác giả thả hồn mình trên chiếc thuyền câu. Chiếc thuyền lại chỉ bé "tẻo teo" so với không gian bao la rộng lớn của trời thu.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí





Nguyễn Khuyến là một con người tinh tế và tỉ mĩ lắm mới thấy được "nhịp thở" của mùa thu. Cái nhịp thở chỉ nhẹ nhàng, chỉ thoảng qua nhưng cũng đủ để Nguyễn Khuyến "chộp" lấy để một lần nữa khẳng định vẻ đẹp của mùa thu rằng : Thu không yên tĩnh đến lạnh lùng. Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo Nguyễn Khuyến đã dùng sự đối lập "khẽ và vèo" để nói lên nỗi lòng của thu, nhẹ nhàng mà đầy tình cảm, nhẹ nhàng mà chứa chan, nhẹ nhàng mà sâu lắng. Thu vẫn lưu luyến chiếc lá vàng dù nó đã rơi khỏi cành cây.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo





Trong bài câu cá mùa thu, Nguyễn Khuyến nói về quan cảnh ở Bắc Bộ lúc trời vào thu. "Tầng may lơ lửng" cho ta một cảm giác gì đó nao nao mà tha thiết. Trời xanh biếc cũng là một trong những cách để nói lên vẻ đẹp của thiên nhiên, cảm thấy xuyến xao trước cảnh vật mùa thu thật hữu tình. "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo" cảnh đẹp nhưng không có người thưởng thức, làng mạc đìu hiu, vắng teo. Tựa gối buông cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo. Đóng giả một lão ngư, thả mình trên ao thu , tác giả bắt đầu "buông cần" nhưng kết quả không được gì "lâu chẳng được". Điều đó cho thấy sự thất vọng của nhà thơ về những vẻ đẹp bị lãng quên, bị đánh mất, hoặc sâu hơn nữa là sự thất vọng cho quang cảnh của quê hương đất nước ngày càng điêu tàn Qua bài câu cá mùa thu cho thấy Nguyễn Khuyến là một con người có tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước sâu sắc. Nói lên được vẻ đẹp trong tâm hồn tác giả cũng như vẻ đẹp của mùa thu. Và tôi yêu mùa thu.




P/s

Theo như mình đc học, để phân tích 1 bài thơ
Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu bài thơ,hoàn cảnh xuất xứ ra đời bài thơ( là một trong chùm ba bài thơ Nôm nổi tiếng về mùa thu của Nguyễn Khuyến:TĐ,TẨm,TVịnh), tác giả, nói chung về hồn thơ của tác giả,nói chung về cái hay của bài thơ (1 nét thu đẹp tĩnh lặng nơi làng quê.v.v.)

Thân bài: Phân tích Đề Thực Luận Kết, phân tích từng hình ảnh, kết hợp song song vào là phân tích nghệ thuật đặc sắc của mỗi dòng thơ, có những nghệ thuật gì, cái hay gì ở đấy.v.v.

Kết bài: Kết luận lại, nói sao sao đó và fai có, ồ bài thơ này là 1 bài thơ hay =)) , cách gieo vần "teo" thật là đặc sắc , giọng thơ nhẹ nhàng trong sáng, 1 bút pháp nghệ thuật điêu luyện, Kết lại Thu điếu(câu cá mùa thu) là một bài thơ tả cảnh thu tả cảnh ngụ tình tuyệt đẹp










 
Last edited by a moderator:
Chia sẻ một bài văn lâu lắm rồi mà mình còn lưu giữ trên blog. Đọc hay quá nên mình lưu giữ lại. Lưu ý bài này ko phải của mình. Bạn tham khảo nhé. Ko cần LR j j đâu

740922_1198220881.jpg



Tôi đã từng thích mùa thu, thích trời thu, thích gió thu và cả nắng thu. Cái suy nghĩ ấy vẫn đúng cho đến khi tôi tìm được "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến. Được học qua nó, cái cảm giác thấy thích thú mùa thu trong tôi không còn nữa. Tôi không còn thích mùa thu nữa, mà là yêu nó. Yêu nắng thu, yêu trời thu, yêu gió thu, tất cả những gì của mùa thu. Nguyễn Khuyến có rất nhiều bài thơ nói về mùa thu,"Câu cá mùa thu" là bài thơ nằm trong chùm :Thu điếu, thu vịnh, thu ẩm. Mùa thu, cảnh vật mới yên ả làm sao. Nó không mang theo cái nắng gắt của hạ, cái se lạnh của đông và cái "xôn xao" của nắng xuân. Như trong hai câu đầu của "Câu cá mùa thu"

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo


Không gian yên tĩnh đến rộng lớn. Tác giả thả hồn mình trên chiếc thuyền câu. Chiếc thuyền lại chỉ bé "tẻo teo" so với không gian bao la rộng lớn của trời thu.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí


Nguyễn Khuyến là một con người tinh tế và tỉ mĩ lắm mới thấy được "nhịp thở" của mùa thu. Cái nhịp thở chỉ nhẹ nhàng, chỉ thoảng qua nhưng cũng đủ để Nguyễn Khuyến "chộp" lấy để một lần nữa khẳng định vẻ đẹp của mùa thu rằng : Thu không yên tĩnh đến lạnh lùng. Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo Nguyễn Khuyến đã dùng sự đối lập "khẽ và vèo" để nói lên nỗi lòng của thu, nhẹ nhàng mà đầy tình cảm, nhẹ nhàng mà chứa chan, nhẹ nhàng mà sâu lắng. Thu vẫn lưu luyến chiếc lá vàng dù nó đã rơi khỏi cành cây.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo


Trong bài câu cá mùa thu, Nguyễn Khuyến nói về quan cảnh ở Bắc Bộ lúc trời vào thu. "Tầng may lơ lửng" cho ta một cảm giác gì đó nao nao mà tha thiết. Trời xanh biếc cũng là một trong những cách để nói lên vẻ đẹp của thiên nhiên, cảm thấy xuyến xao trước cảnh vật mùa thu thật hữu tình. "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo" cảnh đẹp nhưng không có người thưởng thức, làng mạc đìu hiu, vắng teo. Tựa gối buông cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo. Đóng giả một lão ngư, thả mình trên ao thu , tác giả bắt đầu "buông cần" nhưng kết quả không được gì "lâu chẳng được". Điều đó cho thấy sự thất vọng của nhà thơ về những vẻ đẹp bị lãng quên, bị đánh mất, hoặc sâu hơn nữa là sự thất vọng cho quang cảnh của quê hương đất nước ngày càng điêu tàn Qua bài câu cá mùa thu cho thấy Nguyễn Khuyến là một con người có tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước sâu sắc. Nói lên được vẻ đẹp trong tâm hồn tác giả cũng như vẻ đẹp của mùa thu. Và tôi yêu mùa thu.









văn thì cư mang văn mẫu ra mà học thuọoc thôi.đơn giản vl:))
 
Vậy thì nói làm gì =)) giờ nghĩ lại, văn mẫu chép hết chẳng có gì thú vị =)) tập theo lối hành văn hay của ngta, sau này rất có lợi
 
Tưởng toán lớp 1 hay 2 vào ham hố
ai dè lớp 11 :(
học tới lớp 5 bỏ học vì cô giáo đi lấy chồng thì làm sao mà làm :(
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
418,662
Messages
7,074,441
Members
170,759
Latest member
vutran105
Back
Top Bottom