tháng 7 mùa vu lan báo hiếu, nhiều hoạt động bày tỏ sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ đã diễn ra ở khắp nơi như :cài bông hồng trên áo ,đi chùa cầu phúc và sức khỏe cho cha mẹ ,phóng sinh cầu an lạc mạnh khỏe cho cha mẹ ,đi kèm đó là nhiều hành động yêu thương dành cho cha mẹ như :tặng quà cho cha mẹ ,dẫn cha mẹ đi chơi ,đi du lịch ,mua những món đồ cha mẹ thích để tặng cha mẹ ,nấu những món đồ ngon cho cha mẹ ăn ,
bên cạnh những người cha ,người mẹ có phước có phần,được những người con hiếu thảo chăm sóc ,lo lắng ,quan tâm thì còn đó rất nhiều người cha ,người mẹ bị con cái hất hủi bỏ rơi hoặc không có con cái ,phải sống trong viện dưỡng lão ,sống bằng tình thương của những người không có quan hệ máu mủ ,đối với họ ,hạnh phúc chỉ là có 1 nơi nương tựa qua ngày ,được ăn,được uống được chia sẻ tâm sự ,
nghĩ đến sự bất hạnh và đối lập giữa những cụ ông cụ bà phải sống trong viện dưỡng lão bằng tình thương của mọi người và những người cha mẹ được con phụng dưỡng, nên nhóm mm04me charity quyết định vào ngày 24-8 tức là chủ nhật này ,nhóm mmo4me charity sẽ đến thăm và tặng quà cho 136 cụ bà và 4 trẻ mồ côi đang được chùa lâm quang nuôi dưỡng
,nhóm mmo4me charity hy vọng các nhà hảo tâm sẽ ủng hộ nhiệt tình để nhóm có thể thực hiện tốt chương trình này trong mùa vu lan báo hiếu, nhằm đem lại 1 chút niềm vui nho nhỏ cho các cụ ông cụ bà đang sống ở chùa lâm quang
mọi sự ủng hộ các bạn có thể gởi vào 1 trong các banks sau nhé: note ghi là ủng hộ quỹ từ thiện tháng 8 nhé
Chuyển khoản với cấu trúc nội dung sau:
Username - Ủng hộ quỹ từ thiện
Username: là tên tài khoản của bạn tại Forum
VD:
chemgio - Ủng hộ quỹ từ thiện
Sau đó các bạn gửi tiền vào một trong các tài khoản sau:
VCB: 0531000270456 - Trần Văn Giáp
EAB: 0107650182 - Trần Văn Giáp
VTB: 711A24337485 - Trần Văn Giáp
PM: U1477349
CHÚ THÍCH : VCB : VIET COM BANK
EAB : DONG A BANK
VTB : VIET IN BANK
PM : Perfect Money
đây là vài bài báo và hình ảnh ,video nói về chùa mà mình sưu tầm trên mạng nên những thông số về số người đang nuôi không chính xác ,còn số cụ thể mình đưa lên 136 cụ và 4 trẻ mồ côi là do nhóm bạn từ thiện mới đi thăm các cụ trong tuần trước đã đưa thông số lên face nên mình lấy thông số đó để cho chính xác
video
Thứ 2, 14:49, 08/10/2012
(VOV) -Gần 20 năm qua, ngôi chùa Lâm Quang đã trở thành ngôi nhà chung của những cụ già neo đơn không nơi nương tựa.
Nằm trong một con hẻm nhỏ ở số 301 Bến Bình Đông, phường 14, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, nhà dưỡng lão chùa Lâm Quang vẫn luôn mở rộng tấm lòng để thường xuyên đón nhận chở che những người già neo đơn, cô độc, những số phận cần sự sẻ chia.
Năm 1995, khi sư cô Thích Nữ Huệ Tuyến, hiện đang là Trụ trì chùa Lâm Quang, nhận tiếp quản ngôi chùa này đã thấy có 4 cụ bà hành khất ban ngày đi kiếm sống, ban đêm về đây xin tá túc. Xúc động trước những cảnh đời bất hạnh, sư cô đã đem các cụ vào chùa chăm sóc. Từ ngày đó càng có thêm nhiều cụ xin đến với cửa chùa. Sư cô Huệ Tuyến bày tỏ: Âu đó cũng là cái duyên, nên những số phận mới tìm đến nhau nên nhà chùa đã thu nhận tất cả những cụ bà có cảnh đời không còn người thân phụng dưỡng.
Những cụ già được chăm sóc ở chùa Lâm Quang (Ảnh: VNE)
Đó cũng chính là thiện nguyện của Ni sư Thích Nữ Huệ Tuyến: “Đây là tâm nguyện của tôi từ nhỏ, bởi tôi có cơ duyên ở chùa từ 5 tuổi. Sư phụ của tôi cũng nuôi các sư tu sĩ. Sau khi được chăm sóc nâng đỡ của sư phụ, tôi cảm nhận được rằng con người khi già cả, khi không có chốn an dưỡng sẽ rất khó khăn và tôi đã đưa các cụ về phụng dưỡng như những người thân bằng quyến thuộc của mình”.
Suốt 17 năm qua, chùa Lâm Quang đã nhận chăm sóc gần 200 cụ bà. Mỗi năm cũng có nhiều cụ mất đi, nhưng số lượng các cụ xin vào luôn tăng lên. Hiện có 132 cụ, chủ yếu là các cụ bà từ 65 đến 90 tuổi đang được chăm sóc tại nhà dưỡng lão của chùa. Để có kinh phí để chăm sóc tốt cho các cụ già, những ngày đầu các ni sư của chùa phải làm thêm nhiều việc từ làm nhang, bán xôi, hủ tiếu chay đến nhận nấu thức ăn chay cho các gia đình phật tử khi có ma chay, đám giỗ… Tại đây, hàng ngày đều có gần 20 sư cô chăm sóc cho các cụ bà với những công việc như: cho ăn uống, thuốc thang, tắm giặt…
Cụ Nguyễn Thị Chính, 80 tuổi, sống một mình không có người thân, chia sẻ: "Tôi ở đây cũng được 7 năm rồi, vui lắm, có bạn già để nói chuyện. Cũng biết già rồi, nhiều lúc tính tình cũng khó chịu như trẻ con, nhưng luôn được nhà chùa, phật tử, các nhà từ thiện thường xuyên quan tâm, động viên, thật sự rất là cảm động. Tôi không nghĩ cuối đời mình lại được sống trong sự yêu thương che chở như thế này”.
Cụ Lý Kim Hoa, 90 tuổi với hơn 10 năm sống tại chùa Lâm Quang nói: “Tôi không có con nên xin chùa vô đây ở. Ở đây các sư lo đầy đủ và thương mấy bà già lắm. Các cháu sinh viên đến cũng thương tụi tôi và đến lau nhà quét nhà dọn dẹp, tới nói chuyện…”.
Chuẩn bị bữa ăn cho các cụ (Ảnh: VNE)
Từ hiệu quả của việc làm nhân ái này của nhà chùa, mà rất nhiều nhà hảo tâm và người dân đã tự nguyện đến phụ giúp nhà chùa. Người góp chút dầu, chút gạo muối, người không có tiền thì góp công, góp sức để giúp nhà chùa chăm sóc cho các cụ. Để lo cho các cụ có cuộc sống ổn định, nhà chùa đã tiết kiệm mọi chi phí, và công việc từ thiện của nhà chùa cũng được bà con Phật tử nhiệt tình hưởng ứng. Từ đó, nhà chùa đã mạnh dạn mở rộng 2 khu nhà dưỡng lão: Khu dành cho những cụ lớn tuổi bệnh nặng và khu dành cho những cụ còn khỏe, với diện tích gần 300m2.
Lương y Đặng Văn Sửu, người tình nguyện thường xuyên đến đây chăm sóc chữa bệnh cho các cụ già cho biết: “Trong nghề y, thì thầy cũng dạy bảo phải giúp người. Từ khi vô phụ giúp cho nhà chùa chăm sóc cho các cụ già, tôi thấy rất thanh thản. Mỗi ngày tôi đều vào giúp các cụ một buổi. Sáng vào thấy các cụ khoẻ mạnh, trong lòng tôi rất vui và hiện tôi đang kêu gọi thêm nhiều lương y đến đây để cùng giúp đỡ các cụ”.
Nhà dưỡng lão của chùa Lâm Quang bây giờ luôn được mọi người nhắc đến như một ngôi nhà chung chở che cho nhiều mảnh đời bất hạnh. Những nghĩa cử cao đẹp của nhà chùa và các nhà hảo tâm trong công tác này suốt 17 năm qua thật đáng trân trọng./.
Vinh Quang/VOV-TP HCM
Chùa Lâm Quang quận 8
- 23/02/2012
- 5 phản hồi
Ngụ tại 301/117H 70 bến Bình Đông, phường 14 (TPHCM), 17 năm nay, chùa Lâm Quang là nơi nhận tất cả các cụ già không người thân, đặc biệt là những cụ bị bệnh tật.
"Nếu không có nhà chùa, chúng tôi có lẽ đã chết bờ chết bụi từ lâu rồi", một cụ bà thều thào nói.
Mỗi ngày, các cụ được đánh thức từ 6h30. Đến cứ 7h30, những bệnh nhân được người của chùa và những người làm công quả pha nước, tắm rửa, thay quần áo.
Việc vệ sinh thân thể được làm 2 lần trong ngày. Những cụ bị sốt hoặc sức khỏe không tốt thì nằm luôn trên giường để được chăm sóc.
Người của chùa luôn có mặt để lắng nghe và giúp đỡ mỗi khi có ai đó kêu lạnh, than khó thở hoặc bệnh trở nặng. Bệnh nhân ở đây là người mắc chứng tim mạch, huyết áp, tiểu đường, liệt người. Hầu hết đều không tự chăm sóc được cho bản thân.
Trụ trì chùa Lâm Quang, ni sư Thích Nữ Huệ Tuyến cho biết, chùa chỉ chăm sóc chứ không có lương y. "Mỗi khi có người trở bệnh, chúng tôi sẽ đưa đến bệnh viện và thanh toán viện phí", bà nói.
Theo sư cô Diệu Sơn, người gắn bó với các cụ, chăm người già đã vất vả, chăm hàng mấy chục cụ già mắc bệnh càng vất vả hơn. "Điều quan trọng nhất là động viên chăm sóc sao cho các cụ vui".
"Không có con cái, ngày trước tôi phải đi xin để kiếm ăn, may mà nhà chùa có lòng từ bi đưa về nuôi nấng", một cụ bà sống 5 năm tại chùa cho biết.
Theo các sư cô, sạch sẽ, ngăn nắp là điều mà nhà chùa luôn quan tâm, bởi không khéo, các cụ có thể nhiễm bệnh và lây cho nhau. Quần áo luôn được giặt sạch, đồ của ai dùng riêng cho người ấy.
Thức ăn dành cho người lớn tuổi cũng phải chọn lọc và chế biến kỹ. Món măng luộc dù mềm vẫn cũng phải được đập dập trước khi chế biến. "Cứng tí là các cụ không nuốt trôi", một sư cô nói.
Không chỉ chăm sóc, khi ai đó qua đời, việc hậu sự cũng được nhà chùa lo tươm tất. Chiều 16/2, một người trong số họ ra đi sau gần 10 năm được chăm sóc. "Ai già mà không ra đi, hơn nữa chúng tôi lại có bệnh. Nếu không có các sư cô, nhiều người trong chúng tôi có lẽ đã chết từ lâu rồi", một bệnh nhân nói.
Ngoài những nữ bệnh nhân cao tuổi, chùa còn nhận chăm sóc cho những người cao tuổi không có gia đình. Hiện có 115 người đang được cưu mang. Những người muốn vào ở với chùa phải được chính quyền địa phương xác nhận "không có người thân".
Độc giả quan tâm xin liên hệ: Trụ trì Ni sư Thích Nữ Huệ Tuyến, điện thoại 08 8549467.
sưu tầm
Last edited: