Solved Tự lập trình C# thành thạo cho người mới bắt đầu

harryhunt005

Newbie
Joined
Mar 22, 2018
Messages
24
Reactions
0
MR
0.000
Tự lập trình C# thành thạo cho người mới bắt đầu
Nếu như nói đến lập trình thì chúng ta không thể nào không nhắc đến lập trình C#. Có thể nói đây là ngôn ngữ vô cùng mạnh mẽ và thông dụng nhất hiện nay.



Trong phát triển phần mềm, người phát triển phải tuân thủ theo quy trình phát triển phần mềm một cách nghiêm ngặt và quy trình này đã được chuẩn hóa.

Khi tạo một chương trình trong lập trình C# hay bất cứ ngôn ngữ nào, chúng ta cũng nên theo tuần tự các bước sau:

  • Xác định mục tiêu của chương trình.
  • Xác định những phương pháp giải quyết vấn đề.
  • Tạo một chương trình để giải quyết vấn đề.
  • Thực thi chương trình để xem kết quả.
Ví dụ để viết chương trình xử lý văn bản đơn giản, mục tiêu chính là xây dựng chương trình cho phép soạn thảo và lưu trữ những chuỗi ký tự hay văn bản. Nếu không có mục tiêu thì không thể viết được chương trình hiệu quả.

Bước thứ hai là quyết định đến phương pháp để viết chương trình. Bước này xác định những thông tin nào cần thiết được sử dụng trong chương trình, các hình thức nào được sử dụng.

Bước thứ ba là bước cài đặt, ở bước này có thể dùng các ngôn ngữ khác nhau để cài đặt, tuy nhiên, ngôn ngữ phù hợp để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất sẽ được chọn.

Và bước cuối cùng là phần thực thi chương trình để xem kết quả.

lap-trinh-c-shap-4.jpg


Chương trình lập trình C# đơn giản

Ví dụ: Chương trình C# đầu tiên.

class ChaoMung

{

static void Main( )

{

// Xuat ra man hinh

System.Console.WriteLine(“Chao Mung”);

}

}

Kết quả:

Chao Mung

Sau khi viết xong chúng ta lưu dưới dạng tập tin có phần mở rộng *.cs (C sharp). Sau đó biên dịch và chạy chương trình. Kết quả là một chuỗi “Chao Mung” sẽ xuất hiện trong màn hình console.

Lớp, đối tượng và kiểu dữ liệu (type)

Cũng như nhiều ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng khác, kiểu trong C# được định nghĩa là một lớp (class) và các thể hiện riêng của từng lớp được gọi là đối tượng (object).

Phương thức

Phương thức chính là các hàm được định nghĩa trong lớp. Do đó, ta còn có thể gọi các phương thức thành viên là các hàm thành viên trong một lớp. Các phương thức này chỉ ra rằng các hành động mà lớp có thể làm được cùng với cách thức làm hành động đó. Thông thường, tên của phương thức thường được đặt theo tên hành động, ví dụ như DrawLine() hay GetString().

Để khai báo một phương thức, phải xác định kiểu giá trị trả về, tên của phương thức, và cuối cùng là các tham số cần thiết cho phương thức thực hiện.

lap-trinh-c-shap-1.jpg


Chú thích

Một chương trình được viết tốt thì cần phải có chú thích các đoạn mã được viết. Các đoạn chú thích này sẽ không được biên dịch và cũng không tham gia vào chương trình. Mục đích chính là làm cho đoạn mã nguồn rõ ràng và dễ hiểu.

Một chuỗi chú thích trên một dòng thì bắt đầu bằng ký tự “//”. Khi trình biên dịch gặp hai ký tự này thì sẽ bỏ qua dòng đó.

Ngoài ra C# còn cho phép kiểu chú thích cho một hay nhiều dòng, và ta phải khai báo “/*” ở phần đầu chú thích và kết thúc chú thích là ký tự “*/”.

Sử dụng Visual Studio .NET để tạo chương trình

Để tạo chương trình chào mừng trong IDE, lựa chọn mục Visual Studio .NET trong menu Start hoặc icon của nó trên desktop, sau khi khởi động xong chương trình, chọn tiếp chức năng File New Project trongmenu. Nếu như chương trình Visual Studio.NET được chạy lần đầu tiên, khi đó cửa sổ New Project sẽ xuất hiện tự động mà không cần phải kích hoạt.

Để tạo ứng dụng, ta lựa chọn mục Visual C# Projects trong cửa sổ Project Type bên trái. Lúc này chúng ta có thể nhập tên cho ứng dụng và lựa chọn thư mục nơi lưu trữ các tập tin này. Cuối cùng, kích vào OK khi mọi chuyện khởi tạo đã chấm dứt và một cửa sổ mới sẽ xuất hiện, chúng ta có thể nhập mã nguồn vào đây.

Visual Studio .NET tạo một lớp tên là Class1, lớp này chúng ta có thể tùy ý đổi tên của chúng. Khi đổi tên của lớp, tốt nhất là đổi tên luôn tập tin chứa lớp đó (Class1.cs).

Cuối cùng, Visual Studio .NET tạo một khung sườn chương trình và kết thúc với chú thích TODO là vị trí bắt đầu của chúng ta. Để tạo chương trình chào mừng trong minh họa trên, ta bỏ tham số string[] args của hàm Main() và xóa tất cả các chú thích bên trong của hàm. Sau đó nhập vào dòng lệnh sau bên trong thân của hàm Main()

// Xuat ra man hinh

System.Console.WriteLine(“Chao Mung”);

Sau tất cả công việc đó, tiếp theo là phần biên dịch chương trình từ Visual Studio .NET. Thông thường để thực hiện một công việc nào đó ta có thể chọn kích hoạt chức năng trong menu, hay các button trên thanh toolbar, và cách nhanh nhất là sử dụng các phím nóng hay các phím kết hợp để gọi nhanh một chức năng.

Những chia sẻ trên hi vọng bạn đã hiểu rõ về các bước để viết một chương trình lập trình C#.

Bên cạnh đó, Stanford sẽ cung cấp loạt video hướng dẫn lập trình C# cơ bản miễn phí với các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. Link video: https://goo.gl/Zvq3wn

-----

STANFORD – ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

Hotline: 0936 172 315 - 024. 6275 2212
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
418,362
Messages
7,070,577
Members
170,486
Latest member
Crypto8x

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom