Từ kẻ lừa đảo trong game Minecraft thành hacker Twitter

Khi mới 10 tuổi, Graham Ivan Clark, một thiếu niên ở Florida, đã nghịch ngợm trên mạng và là "thánh lừa đảo" trong game Minecraft.

hack3-1596508733-7222-1596508776[1].jpg

Đến năm 15 tuổi, cậu tham gia một diễn đàn dành cho hacker. 16 tuổi, Clark bắt đầu có hứng thú với thế giới tiền ảo bằng phi vụ trộm lượng tiền ảo trị giá 856.000 USD đầu tiên. May mắn, cậu không bị xử lý hình sự do vẫn chưa thành niên. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, trang Instagram của Clark xuất hiện cả đống giày hàng hiệu và một chiếc đồng hồ Rolex nạm kim cương.

Hành vi phạm pháp trên mạng của thanh niên này chấm dứt vào tháng 6 vừa qua khi Clark bị bắt giữ tại căn hộ ở Tampa, Florida. Các công tố viên ở Florida cho biết Clark, hiện 17 tuổi, là chủ mưu trong vụ hack Twitter tháng trước. Clark bị cáo buộc đột nhập vào hệ thống của mạng xã hội này, chiếm quyền kiểm soát tài khoản của những người nổi tiếng, như Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, rapper Kanye West và CEO của Amazon, Jeff Bezos.

hack-8250-1596503705[1].jpg

Graham Ivan Clark.​

Làm thế nào một thanh niên có thể phá vỡ hàng rào bảo mật và xâm nhập vào hệ thống của một trong những công ty công nghệ lớn nhất thung lũng Silicon?

Theo các công tố viên, Clark, với vai trò chỉ đạo, đã hợp tác cùng ít nhất hai người nữa để tấn công Twitter. Cậu sẽ đối mặt với 30 tội danh khác nhau, như một người trưởng thành.

Có hàng triệu người chơi Minecraft và cùng tương tác trên diễn đàn online giống như Clark, tuy nhiên, những gì hiện ra sau các bài phỏng vấn và tài liệu thu thập được của cảnh sát là hình ảnh một thanh niên có mối quan hệ căng thẳng với gia đình, dành hầu hết thời gian trên mạng và khéo léo trong việc thuyết phục người khác đưa tiền cho mình.

"Clark đã lấy tiền của tôi từ khi tôi còn bé tí" Colby Meeds, một người chơi Minecraft 19 tuổi, nói. Người này từng bị Clark lừa 50 USD năm 2016, khi cậu muốn mua vật phẩm áo choàng cho nhân vật của mình trong game.

hack-1-3329-1596503705[1].jpg

Hacker lừa đảo người dùng gửi Bitcoin thông qua hàng chục tài khoản Twitter của người nổi tiếng.​

Xuất hiện trong cuộc gọi video ngắn ngủi ngày 2/8 từ nhà tù Hillsborough, Tampa, Clark mặc một chiếc áo thun không tay màu đen, đầu tóc bù xù. "Các anh muốn hỏi gì?", thanh niên 17 tuổi hỏi. Phiên tòa trực tuyến vụ về án dự kiến diễn ra vào ngày 4/8.

Con đường trở thành tội phạm

Clark và chị gái lớn lên ở thành phố Tampa, Florida, cùng mẹ, bà Emiliya Clark, một người Nga nhập cư. Mẹ cậu đang làm tại spa chuyên chăm sóc da mặt và bà còn là môi giới bất động sản. Theo thông tin trên giấy tờ, bố của Clark sống tại Ấn Độ. Cả hai đều từ chối bình luận về hành động của Clark. Họ đã ly hôn từ khi cậu mới 7 tuổi.

Theo James Xio, một người quen của Clark trên mạng, cậu vô cùng yêu mến chú chó của mình, ghét trường học và sợ kết thân với nhiều bạn bè. Thanh niên này thay đổi cảm xúc nhanh chóng mặt, thường xuyên mất kiểm soát chỉ vì những sự cố nhỏ.

"Cậu ta hay phát điên đến mức mất trí", Xio, 18 tuổi, nhận xét. "Mức độ nhẫn nại của Clark chắc chỉ mỏng bằng tờ giấy".

Tuy nhiên, Abishek Patel, 19 tuổi, người hay chơi Minecraft với Clark lại bênh vực bạn. "Cậu ấy có một trái tim nhân hậu và luôn quan tâm những người thân của mình", Patel nói.

Theo trang phân tích mạng xã hội SocialBlade, năm 2016, Clark lập một kênh YouTube với tên "Open" và "OpenHCF". Kênh này thu hút hàng nghìn fan theo dõi bằng các video xoay quanh một phiên bản bạo lực của game Minecraft, tên Hardcore Factions. Nhân vật trong video thường phát ngôn nhiều từ phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính và đặc biệt rất hay khoe kiếm được 5.000 USD một tháng nhờ vào Minecraft.

Clark còn khét tiếng mưu mẹo khi nhiều lần lừa đảo trót lọt những người chơi Minecraft khác. Nhiều người sẵn sàng trả tiền cho cậu vì các nâng cấp trong game, như phụ kiện dành cho nhân vật. Thủ đoạn của Clark là chào bán username Minecraft đẹp nhưng cuối cùng lại ôm tiền mà không hề cung cấp gì cho người mua.

Ngoài ra, Clark còn bán vật phẩm áo choàng cho các nhân vật trong game, nhưng thường xuyên "mất hút" sau khi người mua gửi tiền. Theo Nick Jerome, 21 tuổi, sinh viên Đại học Christopher Newport, Virginia, hồi Jerome 17 tuổi, anh và Clark từng nhắn tin qua Skype về "thương vụ" mua lại username của Clark với giá 100 USD, sau đó anh mới nhận ra mình bị lừa sau khi không thể liên lạc được với Clark. "Nhìn lại, tôi thấy bản thân mình thật ngu ngốc. Đáng nhẽ tôi không nên làm điều đó. Tại sao tôi lại tin tưởng người này chứ?" Jerome chia sẻ.

Vào khoảng cuối năm 2016 đầu 2017, một số người chơi Minecraft đăng video tố cáo Clark lên YouTube khi họ bị lừa hoặc bị tấn công mạng sau khi chạm trán với "Open" - tên người dùng của Clark.

Danh tính thật của Clark rất hiếm khi xuất hiện trên mạng, tuy nhiên, trong một lần streaming, cậu để lộ khuôn mặt cũng như phòng chơi game. Sau đó, nhiều người chơi gọi cậu với tên Graham.

Đam mê của Clark mở rộng sang cả game Fortnite và thị trường giàu tiềm năng của tiền ảo. Tham gia vào một diễn đàn dành cho tin tặc có tên OGUsers, Clark lấy biệt danh là Graham$. Theo điều tra của The Times, tài khoản diễn đàn OGUsers của Clark được đăng kí từ cùng một địa chỉ IP với tài khoản Minecraft của cậu tại Tampa, Florida.

Trên OGUsers, Clark giới thiệu bản thân là một "doanh nhân tiền ảo bỏ học" với mục tiêu là "làm giàu cho tất cả mọi người." Trong công bố của công ty điều tra số Echosec, chỉ sau vài tháng làm thành viên, Clark đã bị cấm trên diễn đàn sau khi bị các điều hành viên (MOD) báo cáo không gửi Bitcoin cho người mua dù đã nhận được tiền giao dịch.

Cho dù như vậy, Clark đã kịp tận dụng OGUsers để gia nhập vào một cộng đồng tin tặc khác chuyên đánh cắp số điện thoại của nạn nhân để truy cập vào các tài khoản online gắn với số điện thoại, hay còn gọi là Lừa đảo hoán đổi sim. Mục tiêu chính là ăn cắp tài khoản tiền ảo của người dùng.

Năm 2019, tin tặc đã chiếm quyền kiểm soát từ xa điện thoại của Gregg Bennett, một nhà đầu tư công nghệ ở Seattle. Chỉ trong vòng vài phút, chúng đã có được các tài khoản của Bennett, bao gồm tài khoản Amazon và email, cũng như 164 Bitcoin trị giá 856.000 USD lúc bấy giờ, tương đương 1,8 triệu đô hiện nay.

Theo The Time, Bennett sau đó nhận được thư tống tiền có chữ kí Scrim, một biệt danh khác của Clark. Trong thư viết: "Tất cả những gì chúng tôi muốn là số Bitcoin còn lại ở sàn Bittrex. Chúng tôi luôn đi trước ông một bước và đây là lựa chọn đơn giản nhất của ông".

Tháng 4 năm nay, theo lệnh tịch thu của FBI, Clark bị thu hồi 100 Bitcoin để trao trả lại Bennett. Hiện không rõ còn ai liên quan tới vụ tống tiền này và chuyện gì đã xảy ra với 64 Bitcoin còn lại. Trong một cuộc phỏng vấn, ông Bennett nói, ông được FBI thông báo rằng tên trộm Bitcoin không bị bắt vì vẫn chưa thành niên.

Theo một số người bạn và các bài viết trên mạng xã hội, lúc đó Clark đang sống trong một căn hộ ở Tampa, sở hữu dàn máy tính chơi game đắt tiền và một ban công nhìn ra công viên. Hai người hàng xóm đều nói Clark rất kín tiếng, thường xuyên ra ngoài lúc nửa đêm, giờ giấc bất thường và đi một chiếc BMW 3 Series màu trắng.

hack-2-6122-1596508776[1].jpg

Căn hộ của Clark tại Tampa, Florida. Ảnh: NYTimes.

Xio, bạn thân của Clark cho biết: "Sự việc với FBI đã làm cậu ấy sợ hãi. Clark biết mình được cho cơ hội thứ hai và muốn làm lại bằng một công việc hợp pháp".

Tuy nhiên, đúng hai tuần sau, thanh niên này lại lên kế hoạch đột nhập vào hệ thống của Twitter. Theo lời khai, Clark đã thuyết phục một "nhân viên của Twitter tin rằng anh là một đồng nghiệp của phòng IT và yêu cầu nhân viên này cung cấp mật khẩu ủy quyền để truy cập cổng dịch vụ khách hàng".

Để có người phụ giúp, Clark tìm được vài đồng đội trên diễn đàn OGUsers. Những người này làm nhiệm vụ môi giới tài khoản Twitter có tên đẹp như @w, trong khi Clark xâm nhập vào hệ thống Twitter và thay đổi quyền sở hữu của các tài khoản.

Một ngày sau khi vụ tấn công bị lật tẩy, một đồng phạm tên "lol" đã chia sẻ trên The Times rằng người mà họ tin là kẻ cầm đầu đã lừa đảo các khách hàng muốn mua tài khoản Twitter. Tên này nhận tiền và gửi tài khoản cho người mua nhưng ngay sau đó lấy lại tài khoản bằng cách truy cập hệ thống của Twitter để xóa thông tin người dùng. Thủ đoạn quen thuộc Clark thường thực hiện trong Minecraft trước kia.

Khi nghe tin Clark bị bắt vì tội tấn công mạng, nhiều người quen của cậu tỏ ra không có gì ngạc nhiên. Connor Belcher, một gamer với biệt danh @iMakeMcVidz, nhận xét: "Anh ta dường như không quan tâm tới bất kỳ ai ngoại trừ bản thân mình".

Nguồn : vnexpress
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
424,962
Messages
7,153,198
Members
177,512
Latest member
hungreo107

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom