Theo South China Morning Post, cơ quan giám sát internet Trung Quốc hôm 9.8 đã ra lệnh cho các nền tảng truyền thông xã hội xóa 12.000 tài khoản liên quan đến tiền điện tử khi chính quyền Bắc Kinh tiếp tục tăng cường giám sát ngành công nghiệp này.
“Có hàng ngàn tài khoản bị đóng đã hướng dẫn người dùng internet đầu tư vào tiền điện tử nhân danh sự đổi mới về tài chính và blockchain”, CAC cho biết.
Theo CAC, các tài khoản mạng xã hội bị khóa trải dài trên nhiều nền tảng, bao gồm Weibo, Baidu và WeChat. Cơ quan này cũng đã đóng cửa 105 trang web “thổi phồng” tiền điện tử, hướng dẫn về mua, bán và khai thác tài sản kỹ thuật số.
Động thái trên là phần mới nhất của chiến dịch mới được CAC phát động gần đây nhắm vào “sự hỗn loạn” của hoạt động đầu cơ tiền điện tử, khi cư dân mạng “rối rắm” bởi những lời hứa sai lầm về lợi nhuận cao và đã bị thiệt hại nặng nề từ hoạt động giao dịch tiền điện tử. CAC cũng lưu ý các nền tảng internet nên duy trì biện pháp mạnh mẽ trong việc hạn chế đầu cơ tiền điện tử, đồng thời tăng cường nỗ lực làm sạch nội dung và tài khoản người dùng liên quan đến vấn đề này.
Hiện không gian cho bất kỳ hoạt động nào liên quan đến tiền điện tử vẫn không ngừng bị thu hẹp ở Trung Quốc, nơi hoạt động giao dịch và khai thác các mã thông báo dựa trên blockchain bị cấm, vì giới chức trách liên tục đưa ra cảnh báo mới sau những sự cố trên thị trường tiền điện tử toàn cầu trong những tháng qua.
Tháng 6.2022, Economic Daily (Nhật báo Kinh tế), tờ báo do nhà nước Trung Quốc quản lý, đã kêu gọi nhà đầu tư cảnh giác với nguy cơ giá Bitcoin “đang về 0”, sau khi nhấn mạnh sự sụp đổ của stablecoin TerraUSD và Luna “chứng tỏ hành động kịp thời và hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước”.
Không chỉ ở Trung Quốc, nhiều cơ quan quản lý trên thế giới cũng ngày càng cảnh giác về tác động của tiền điện tử, đặc biệt là vai trò của chúng trong tài trợ cho hoạt động bất hợp pháp. Bộ Tài chính Mỹ hôm 8.8 đã cấm các công ty và cá nhân Mỹ sử dụng Tornado Cash, dịch vụ cho phép người dùng che giấu nguồn tài sản tiền điện tử, với lý do lo ngại về rửa tiền.
“Có hàng ngàn tài khoản bị đóng đã hướng dẫn người dùng internet đầu tư vào tiền điện tử nhân danh sự đổi mới về tài chính và blockchain”, CAC cho biết.
Theo CAC, các tài khoản mạng xã hội bị khóa trải dài trên nhiều nền tảng, bao gồm Weibo, Baidu và WeChat. Cơ quan này cũng đã đóng cửa 105 trang web “thổi phồng” tiền điện tử, hướng dẫn về mua, bán và khai thác tài sản kỹ thuật số.
Động thái trên là phần mới nhất của chiến dịch mới được CAC phát động gần đây nhắm vào “sự hỗn loạn” của hoạt động đầu cơ tiền điện tử, khi cư dân mạng “rối rắm” bởi những lời hứa sai lầm về lợi nhuận cao và đã bị thiệt hại nặng nề từ hoạt động giao dịch tiền điện tử. CAC cũng lưu ý các nền tảng internet nên duy trì biện pháp mạnh mẽ trong việc hạn chế đầu cơ tiền điện tử, đồng thời tăng cường nỗ lực làm sạch nội dung và tài khoản người dùng liên quan đến vấn đề này.
Hiện không gian cho bất kỳ hoạt động nào liên quan đến tiền điện tử vẫn không ngừng bị thu hẹp ở Trung Quốc, nơi hoạt động giao dịch và khai thác các mã thông báo dựa trên blockchain bị cấm, vì giới chức trách liên tục đưa ra cảnh báo mới sau những sự cố trên thị trường tiền điện tử toàn cầu trong những tháng qua.
Tháng 6.2022, Economic Daily (Nhật báo Kinh tế), tờ báo do nhà nước Trung Quốc quản lý, đã kêu gọi nhà đầu tư cảnh giác với nguy cơ giá Bitcoin “đang về 0”, sau khi nhấn mạnh sự sụp đổ của stablecoin TerraUSD và Luna “chứng tỏ hành động kịp thời và hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước”.
Không chỉ ở Trung Quốc, nhiều cơ quan quản lý trên thế giới cũng ngày càng cảnh giác về tác động của tiền điện tử, đặc biệt là vai trò của chúng trong tài trợ cho hoạt động bất hợp pháp. Bộ Tài chính Mỹ hôm 8.8 đã cấm các công ty và cá nhân Mỹ sử dụng Tornado Cash, dịch vụ cho phép người dùng che giấu nguồn tài sản tiền điện tử, với lý do lo ngại về rửa tiền.