'Trâu cày' bị bán ồ ạt khi Bitcoin lao dốc

Trên các hội nhóm về tiền số ở Việt Nam, nhiều người rao bán hệ thống máy đào khi Bitcoin và các tiền điện tử khác liên tục rớt giá.

"Sàn coin đỏ lửa, không gồng thêm được nữa nên bán rẻ dàn MSI GTX 1660 Ti Ventus, bảo hành đến tháng 5/2022, giá 9x triệu đồng", Hoàng Can, một thợ đào tiền điện tử rao bán thiết bị trên một cộng đồng chuyên về khai thác tiền điện tử lớn bậc nhất Việt Nam.

Can cho biết giá đưa ra thấp hơn khoảng 20% so với tháng trước nhưng không nhiều người mặn mà hỏi mua do giá Bitcoin và một loạt đồng tiền số khác đang đi xuống. "Nhiều thợ đào lo ngại đây là dấu hiệu đầu tiên của 'mùa đông crypto' - thuật ngữ chỉ thời kỳ ảm đạm của thị trường tiền điện tử. Nếu không thanh lý sớm, các dàn máy sẽ phải đắp chiếu, phủ bụi như cuối năm 2018", Can nói.

coin-sap-1642921226-1642921251-3659-1642922289[1].jpg

Một thợ đào tiền số rao bán card đồ hoạ hôm 22/1.​

Nhiều người quyết định bán tháo thiết bị khi Tết Âm lịch đến gần. "Nếu cứ tiếp tục duy trì, nhà em sẽ mất Tết. Quyết định bán rẻ 6 dàn 1660s, giá 90 triệu đồng để thu hồi vốn", Huy Hoàng rao bán trong một hội đào tiền số.

Theo ông Ngọc Văn, quản trị viên một nhóm chuyên trao đổi "trâu cày" với hơn 60 nghìn thành viên, trong ba ngày qua, số người rao bán card đồ hoạ, máy đào luôn cao gấp 3-4 lần số người tìm mua. "Số lượng người bán tăng đột biến cũng tạo tâm lý hoang mang, khiến nhiều người muốn bán hơn dù hiện tại, nếu trừ đi các chi phí, thợ đào vẫn chưa phải gánh lỗ", ông Văn nói.

Theo ông, hầu hết các xưởng đào tiền số ở Việt Nam khai thác Ethereum. Đồng tiền mã hóa này không giảm mạnh như Bitcoin nhưng việc "thủng đáy" liên tục, mất ngưỡng an toàn khiến tâm lý các thợ đào nhỏ bị tác động mạnh.

"Đa số người rao bán máy là thợ lẻ, còn các chủ trại với quy mô lớn vẫn đang âm thầm gom hàng. Nhu cầu thị trường thực ra vẫn lớn nhưng người bán không thanh lý được do vẫn còn muốn bán card đồ hoạ cũ giá cao, còn thương lái vẫn muốn ép giá thêm", Bình Minh, chủ một trại đào tiền số lâu năm tại Đồng Nai nói.

Giá "trâu cày" cũng đang hỗn loạn. Cùng card đồ hoạ Asus TUF-GTX1660-6G, một số người bán giá 9,5 triệu đồng sáng nay. Vài tiếng sau, một thợ đào khác rao ở mức 8 triệu đồng và sẵn sàng giảm thêm. Trong khi đó, nếu mua mới tại các cửa hàng, VGA này có giá khoảng 11,5 triệu đồng.

Theo một thợ đào tiền điện tử lâu năm tại Hà Nội, giá card đồ hoạ có sự chênh lệch vì đa số đã qua sử dụng. Người bán dựa vào tốc độ đào, thời gian bảo hành và ngoại hình để định giá. "Tuy nhiên, card đồ hoạ không còn khan hàng như vài tháng trước. Thợ đào nhỏ, chưa có kinh nghiệm thường chọn mua đồ mới. Trong khi thợ đào lâu năm ít có nhu cầu mở rộng 'trang trại' khi thị trường đang đi xuống", người này nói.

Một nguyên nhân khác khiến card đồ hoạ, máy đào bị bán tháo là do nhiều người lo rằng khi thị trường biến động, các thợ đào từ Trung Quốc sẽ "xả hàng". Khi đó, giá card cũ trong nước không thể cạnh tranh.

"Kịch bản tệ nhất là 'mùa đông crypto' ập đến, hàng giá rẻ từ Trung Quốc ồ ạt được nhập về. Dù các xưởng đào lớn ở đây đã rời đi, nguồn card trôi nổi trên thị trường vẫn rất lớn. Đa số các dàn máy đào ở Việt Nam có nguồn gốc từ đây. Nếu thị trường tiếp tục lao dốc, chỉ vài tuần nữa, card đồ hoạ sẽ rớt giá mạnh", ông Văn dự đoán.

Dữ liệu từ CoinMarketCap cho thấy, thị trường tiền mã hóa đã liên tục sụt giảm trong ba ngày qua. Chiều 22/1, Bitcoin chạm mốc 34.000 USD, mất hơn 50% so với đỉnh 69.000 USD vào tháng 11/2021. Ethereum, loại tiền mã hóa đang được nhiều thợ đào Việt Nam khai thác, cũng bị mất giá mạnh, giảm 23% so với hai tháng trước.

Theo vnexpress​
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
417,415
Messages
7,058,597
Members
169,763
Latest member
lenhhosung37

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom